Bệnh xương khớp là một nhóm bệnh lý hay gặp trong đời sống, có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Cùng tìm hiểu các bệnh xương khớp thường gặp và cách điều trị trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Các bệnh cơ xương khớp thường gặp nhất và cách điều trị
Contents
Bệnh xương khớp là gì?
Bệnh xương khớp là những bệnh gây ảnh hưởng đến xương khớp, làm giảm chức năng hệ thống xương, gân, dây chằng, thần kinh dẫn đến suy yếu khả năng di chuyển và thực hiện chức năng của hệ thống này.[2]
Bệnh xương khớp là bệnh giảm chức năng các cấu trúc cơ, xương, gân, dây chằng
Các bệnh xương khớp thường gặp
Bệnh xương khớp là tên gọi chung của một nhóm bệnh lý liên quan đến xương khớp do nhiều nguyên nhân gây nên, gây biến chứng khác nhau đối với cơ thể. Dưới đây là một số bệnh lý xương khớp thường gặp trong đời sống:
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn do các tế bào trong hệ miễn dịch tấn công cơ, xương, khớp gây phá hủy và biến dạng các cấu trúc này.
Hiện nay, vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Viêm khớp dạng thấp được đặc trưng do hệ miễn dịch nhận nhầm tế bào cơ, xương, khớp là tế bào lạ, sau đó tiết ra các chất gây phá hủy cấu trúc.
Viêm khớp dạng thấp đặc trưng bởi các dấu hiệu sưng, đau, cứng khớp trên 1 giờ, biến dạng khớp, có thể xuất hiện hạt thấp dưới da.
Phương pháp điều trị chủ yếu của bệnh là giảm nhẹ triệu chứng và ngăn chặn sự phát triển của bệnh bằng các thuốc chống viêm, thuốc chống yếu tố thấp (DMARD kinh điển, DMARD sinh học, DMARD tổng hợp).
Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn gây biến dạng khớp
Thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng các đĩa đệm ở vùng cổ C1 – C7 không xuất hiện ở vị trí bình thường dẫn đến hình thành gai xương và cong vẹo cột sống.
Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng thoái hóa các đốt sống cổ này là do quá trình lão hóa của cơ thể khiến cho các cấu trúc không còn nằm ở vị trí bình thường.
Bệnh thường diễn biến từ từ trong thời gian dài, có thể đặc trưng bởi các triệu chứng cứng cổ, đau cổ gáy, tiếng bất thường khi vận động. Ngoài ra, có thể xuất hiện tê tay, đau đầu.
Phương pháp điều trị chủ yếu tình trạng này là sử dụng thuốc giảm triệu chứng bao gồm thuốc chống viêm không steroid, Corticosteroid, thuốc giãn cơ và phối hợp với vật lý trị liệu.
Thoái hóa cột sống cổ gây nên tình trạng đau cổ gáy
Bệnh Gout
Bệnh Gout là bệnh gây sưng đau các hợp do rối loạn chuyển hóa nhân purin của cơ thể. Bệnh hay gặp ở nam giới hơn nữ giới.
Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do nồng độ axit uric cao trong máu dẫn tới lắng đọng và hình thành tinh thể urat. Ăn các thực phẩm giàu nhân purin hoặc suy giảm chức năng thận sẽ làm tăng cao nồng độ chất này trong máu.
Điểm đặc trưng nhận biết bệnh trong giai đoạn đầu là tình trạng sưng, đau dữ dội ngón chân cái và các ngón khác của chi thể. Nếu bệnh không điều trị sẽ xuất hiện hạt tophi gây biến dạng khớp, teo khớp, cứng khớp.
Phương pháp điều trị chủ yếu xoay quanh điều trị đợt cấp bằng các thuốc giảm viêm như colchicin, Corticosteroid, thuốc chống viêm không steroid và dự phòng cơn gout cấp bằng thuốc giảm axit uric trong máu.
Hạt tophi trong bệnh gout có thể gây biến dạng khớp
Gai cột sống
Gai cột sống là tình trạng mỏm xương nhô ra bất thường (có thể nhìn thấy) do cột sống bị thoái hóa gây nên những biến chứng cho hệ xương khớp và cơ thể.
Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do hệ thống xương và sụn bị thoái hóa. Ngoài ra, khi sụn, khớp, dây chằng hoạt động trong thời gian dài có thể gây nên xơ cứng khiến cho các đốt sống bị mòn.
Dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh này là hình ảnh mỏm xương trồi ra khỏi cột sống kèm đau lưng, tiếng bất thường khi di chuyển khớp.
Phương pháp điều trị chủ yếu là dùng thuốc giảm triệu chứng đau, phối hợp với vật lý trị liệu. Khi xuất hiện biến chứng, bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị ngoại khoa.
Gai cột sống là tình trạng mỏm xương nhô ra từ cột sống
Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là tình trạng các khớp xương bị thoái hóa trở nên mòn, hoạt động không linh hoạt gây ra suy giảm chức năng thường gặp ở tay, đầu gối và hông.
Bệnh do quá trình hủy và mòn sụn khớp chiếm ưu thế hơn so với quá trình sản sinh các cấu trúc này. Điều này làm cho khớp mất đi cấu trúc vững chắc.
Thoái hóa khớp thường diễn biến từ từ với những dấu hiệu không đặc trưng như đau, sưng khớp, cứng khớp, đi không vững, có tiếng lạo xạo. Một số bệnh thoái hoá khớp thường gặp là thoái hoá khớp gối, thoái hóa cột sống thắt lưng, thoái hoá khớp háng và thoái hoá đốt sống cổ.
Phương pháp điều trị thoái hóa khớp là dùng thuốc giảm đau, kết hợp vật lý trị liệu và sử dụng thiết bị hỗ trợ chức năng các khớp khi cần để nâng cao chất lượng cuộc sống.
Thoái hóa khớp gây đau lưng và hạn chế di chuyển cho hoặc lưng
Loãng xương
Loãng xương là tình trạng rối loạn chuyển hóa xương do mất cân bằng giữa tạo xương và hủy xương khiến xương yếu, dễ gãy.
Nguyên nhân gây ra tình trạng này là quá trình hủy xương tăng lên do suy giảm hormone hoặc quá trình sản sinh bị ảnh hưởng do thiếu canxi, dùng thuốc Corticosteroid liều cao trong thời gian dài khiến cho cấu trúc xương suy yếu.
Bệnh loãng xương thường không có triệu chứng rõ rệt trong giai đoạn đầu, chỉ được phát hiện khi xuất hiện các biến chứng như đau lưng mạn tính, thoát vị đĩa đệm, xương dễ gãy, biến dạng cột sống.
Để giảm loãng xương, người bệnh sẽ được cung cấp nguyên liệu tạo xương bao gồm canxi và các vi chất khác. Ngoài ra, bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây bệnh mà bổ sung các thuốc phù hợp.
Loãng xương gây suy yếu cấu trúc khiến xương dễ gãy
Đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa là tình trạng đau nhức cơ, xương, khớp dọc đường đi của dây thần kinh hông to khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, giảm chất lượng cuộc sống.
Nguyên nhân làm xuất hiện tình trạng này là do dây thần kinh hông to bị tổn thương do đĩa đệm chèn ép, hẹp ống sống, gai cột sống, chấn thương xương khớp.
Bệnh đặc trưng bởi tình trạng đau dọc dây kinh hông to từ cột sống thắt lưng, hông, mông, mặt sau đùi, cẳng chân, ngón chân.
Phương pháp điều trị chủ yếu sử dụng thuốc giảm đau kết hợp vật lý trị liệu, tiêm ngoài màng cứng để giảm đau hoặc phẫu thuật khi có biến chứng nguy hiểm.
Đau thần kinh tọa là cơn đau từ mông lan theo xuống mặt sau của chi
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân mềm của đĩa đệm ở vị trí bất thường, chèn ép vào các dây thần kinh gây đau.
Nguyên nhân khiến cho đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí thường do tổn thương hoặc giảm chức năng vòng xơ. Một số yếu tố là tăng nguy cơ mắc bệnh là lão hóa, chấn thương cột sống, làm việc sai tư thế.
Dấu hiệu thường gặp của thoát vị đĩa đệm là đau ở vùng thoát vị, đặc biệt tăng lên khi thay đổi tư thế. Ngoài ra, có thể gặp tình trạng tê tay chân do tổn thương thần kinh.
Phương pháp điều trị thường được sử dụng là dùng thuốc điều trị triệu chứng kết hợp vật lý trị liệu. Chỉ định ngoại khoa thường rất hạn chế.
Thoát vị đĩa đệm gây đau lưng do phần nhân mềm bị lệch khỏi vị trí
Cong vẹo cột sống
Cong vẹo cột sống là là tình trạng cột sống lệch so với trục sinh lý của cơ thể. Bệnh thường gặp ở thanh thiếu niên.
Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh là do ngồi sai tư thế khi còn nhỏ. Một số bệnh lý nền có thể tăng nguy cơ mắc bệnh này là loạn sản sụn, loãng xương, béo phì,…
Dấu hiệu nhìn thấy rõ nhất của tình trạng này là hình ảnh hai bên xương bả vai chênh lệch, xương sườn nhô ra, lưng nhô cao.
Phương pháp điều trị chủ yếu là đeo nẹp lưng để hạn chế cong vẹo quá mức phối hợp dùng thuốc giảm đau, vật lý trị liệu. Phẫu thuật chỉ được sử dụng khi có biến chứng.
Tìm hiểu thêm: Vitamin B12 có thể giúp bạn giảm cân không?
Cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống không ở trạng thái sinh lý bình thường
Bệnh cơ xương khớp khám ở đâu?
Khi gặp các vấn đề liên quan đến bệnh xương khớp, người bệnh nên đến các cơ sở y tế gần nhất, các phòng khám hay bệnh viên chuyên khoa Cơ xương khớp hoặc các bệnh viện đa khoa tại địa phương để được thăm khám kịp thời.
Ngoài ra, có thể tham khảo một số bệnh viện lớn, uy tín dưới đây để được chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra:
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Gia An 115, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM.
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Lão khoa Trung Ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Thanh Nhàn.
Cách giảm đau nhức xương khớp
Sử dụng thuốc giảm đau cơ xương khớp
Đây là liệu pháp thường xuyên được sử dụng để hỗ trợ giảm các triệu chứng cũng như giảm cảm giác đau của người bệnh. Một số thuốc thường gặp là:
- Paracetamol.
- Thuốc giảm đau không steroid.
- Thuốc chống viêm steroid.
- Thuốc giãn cơ.
Các thuốc này thường giúp giảm cảm giác đau nhanh chóng. Nếu dùng trong thời gian dài có thể khiến người bệnh phụ thuộc và lạm dụng thuốc. Chính thói quen này có thể ảnh hưởng lớn đến các cơ quan, gây ra các tác dụng phụ như:
- Hệ tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa, loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa.
- Hệ tim mạch: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, suy tim.
- Gan, thận: xuất hiện suy chức năng cấp và mạn tính.
- Nhờn thuốc: xuất hiện tình trạng người bệnh phải sử dụng nhiều thuốc hơn để giảm đau nhưng thời gian giảm đau ngắn hoặc rất ngắn.
Thuốc giảm đau là một thuốc điều trị hiệu quả. Tuy nhiên cần phải lưu ý những đặc điểm sau để tránh những biến chứng nguy hiểm:
- Không tự ý sử dụng thuốc giảm đau. Người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng cách.
- Tuân thủ đúng chỉ định, không tự ý tăng liều hoặc kết hợp thuốc khác.
- Khi có bệnh lý nền cần thông báo cho bác sĩ để điều chỉnh thuốc thích hợp.
- Không dùng thuốc kết hợp với các chất kích thích như cà phê, rượu.
- Theo dõi các tác dụng phụ và báo ngay với bác sĩ điều trị để được xử trí phù hợp.
Sử dụng thuốc uống để giảm cảm giác đau
Sử dụng thuốc tiêm khớp
Thuốc tiêm là thuốc giảm đau được tiêm trực tiếp vào khớp hoặc các vị trí cạnh khớp như gân, dây chằng. Các thuốc tiêm thường giảm đau nhanh hơn thuốc uống do tác dụng trực tiếp vào ổ khớp. Tuy nhiên, khi lạm dụng có thể mang đến những nguy hiểm như:
- Sưng, đau khớp, nhiễm khuẩn khớp.
- Loãng xương, teo cơ, suy gan, suy thận, giảm tiểu cầu, dễ bầm tím, dễ chảy máu.
Thuốc tiêm có tác dụng hiệu quả nhưng do các biến chứng nên cần lưu ý một số điểm sau:
- Bác sĩ tiêm phải có chứng chỉ tiêm kho theo quy định của Bộ Y Tế.
- Tránh nhiễm khuẩn vị trí tiêm, không tiếp xúc với nước trong 8 – 12 giờ.
- Theo dõi bất thường và báo cho bác sĩ kịp thời.
- Tuân thủ theo chỉ định, tránh lạm dụng.
Tiêm khớp giúp giảm đau nhanh nhưng phải cân nhắc do có nhiều tác dụng phụ
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp an toàn, mang lại hiệu quả cao, ít gây tác dụng phụ nhưng đáp ứng điều trị từ từ nên thường được phối hợp với các phương pháp khác.
Một số phương pháp điều trị vật lý trị liệu hay dùng là:
- Kéo dãn cơ để các cơ không căng cứng, giảm khoảng trống các đốt sống bị lệch.
- Vận động theo các bài tập để hồi phục chức năng cơ khớp.
- Trị liệu bằng nhiệt, nước hoặc ánh sáng nhằm tác động lên hệ xương khớp.
Vật lý trị liệu là một biện pháp điều trị an toàn nhưng có tác dụng từ từ
Chăm sóc tại nhà
Ngoài điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh nên thực hiện một số biện pháp để giúp các phương pháp có hiệu quả hơn:
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho hệ xương khớp.
- Vận động thường xuyên để nâng cao sự dẻo dai của cơ bắp.
- Duy trì cân nặng hợp lý với BMI dao động từ 18 – 22 kg/m2.
- Đảm bảo mang vác và làm việc đúng tư thế.
- Bỏ thuốc lá.
- Khám sức khỏe định kỳ.
Cần bê vật nặng đúng cách để hỗ trợ điều trị bệnh lý xương khớp
Các thực phẩm tốt cho bệnh cơ xương khớp
Chế độ ăn đóng một vai trò quan trọng trong điều trị cũng như xây dựng hệ xương khớp khỏe mạnh.
Thực phẩm giàu canxi
Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho sự hình thành hệ thống xương khớp. Nhu cầu canxi hàng ngày khoảng 700mg. Chính vì vậy, cần xây dựng chế độ ăn phù hợp với các thực phẩm giàu canxi như:
- Sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai.
- Rau họ cải, rau lá xanh.
- Đậu nành và các thực phẩm chế biến từ đậu nành.
- Cá nhỏ có thể ăn cả xương.[3]
Bổ sung các thực phẩm giàu canxi để có nguồn nguyên liệu xây dựng hệ xương khớp
Thực phẩm giàu vitamin D
Canxi từ các thực phẩm không thể hấp thu trực tiếp vào hệ xương khớp. Chính vitamin D là chất cần thiết để cơ thể hấp thu tốt lượng canxi này.
Nhu cầu vitamin D mỗi ngày ở một người lớn khoảng 400 IU tương đương với 10 microgam. Vitamin D chủ yếu được chuyển hóa nhờ ánh sáng mặt trời nên cần cân nhắc thời gian phơi nắng hiệu quả.
Một số thực phẩm có thể giúp cung cấp vitamin D cho cơ thể là:
- Cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá da trơn.
- Lòng đỏ trứng.
- Ngũ cốc.
- Một số thực phẩm chức năng chứa vitamin D.[4]
Bổ sung vitamin D để giúp canxi hấp thu tốt vào hệ xương khớp
Thực phẩm giàu axit béo
Ngoài ra, các thực phẩm giàu axit béo cũng có tác dụng tốt giúp hệ xương khớp khỏe mạnh. Ngoài ra, omega-3 còn giúp giảm tình trạng viêm hiệu quả.
Một số thực phẩm chứa nhiều axit béo tốt cho sức khỏe có thể kể đến là:
- Một số loại cá: cá mòi, cá cơm, cá hồi, cá thu, cá trích.
- Hàu.
- Một số loại thực vật: quả óc chó, hạt chia, hạt lanh, đậu nành,…[5]
Bổ sung các thực phẩm giàu omega-3 để hệ xương khớp khỏe mạnh
Các loại trái cây chứa vitamin C
Vitamin C là một trong những chất chống oxy hóa, giúp kích thích sản xuất tế bào bạch cầu nhằm tăng cường hệ miễn dịch, từ đó giảm quá trình viêm. Ngoài ra, vitamin C còn hỗ trợ giảm axit uric trong máu nhưng không có tác dụng trong đợt cấp của bệnh này.
Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin C có thể kể đến là:
- Trái cây như cam, chanh, quýt, cà chua, ổi, đu đủ, dâu tây, dứa,…
- Các loại củ như khoai tây, khoai lang,…
- Các loại rau như cải xanh, bắp cải, súp lơ,…
>>>>>Xem thêm: Ăn gì trước khi quan hệ? 9 món giúp bạn gái giữ vùng kín thơm và khoẻ
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C để giảm quá trình viêm hiệu quả
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức về các bệnh lý xương khớp thường gặp trong cuộc sống. Khi xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, tránh những biến chứng nguy hiểm. Đồng thời xây dựng thói quen để có hệ xương khớp khỏe mạnh.