Lúc giao mùa, thời tiết thường đi kèm với sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ và độ ẩm. Vì vậy nên cơ thể cũng có thể dễ mắc phải các bệnh thường gặp như sốt xuất huyết, viêm đường hô hấp trên, đau mắt đỏ,… Hãy cùng tìm hiểu về các bệnh thường gặp khi giao mùa qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Các bệnh thường gặp khi giao mùa và cách phòng ngừa đơn giản, hiệu quả
Contents
Vì sao dễ mắc bệnh khi giao mùa?
Hầu hết khi thời tiết chuyển mùa, mọi người đều cảm thấy khó chịu, sức khỏe bị ảnh hưởng. Sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ cũng như độ ẩm sẽ tạo điều kiện thích hợp cho các nhóm virus khác nhau phát triển, lây lan gây ra các bệnh truyền nhiễm.
Ví dụ như virus Human Rhinovirus (HRV) được cho là nguyên nhân chính gây ra tới 40% các ca cảm cúm mỗi khi tới thời điểm giao mùa. Chúng phát triển mạnh khi thời tiết mát mẻ hơn, chẳng hạn như vào mùa xuân và mùa đông. [1]
Giao mùa là thời điểm dễ mắc bệnh cảm cúm
Đối tượng dễ mắc bệnh khi giao mùa
Đối tượng dễ mắc các bệnh khi giao mùa thường là nhóm người có sức đề kháng yếu hay bị suy giảm miễn dịch. Một số các nhóm đối tượng đó có thể bao gồm:
- Trẻ em: Trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm bệnh trong thời điểm giao mùa vì hệ thống miễn dịch của chúng vẫn còn đang trong giai đoạn hoàn thiện. Đặc biệt, trẻ khi mắc bệnh thường diễn biến nặng hơn so với người lớn.
- Người cao tuổi: Đây là nhóm đối tượng thường có sẵn bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, suy thận hay tim mạch. Chính vì vậy hệ miễn dịch của người già bị suy yếu và dễ bị các loại bệnh khi giao mùa tấn công hơn.
- Thai phụ: Khi bị bệnh, phụ nữ mang thai cũng lo ngại việc dùng thuốc vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi, điều này khiến cho bệnh có thể kéo dài và gây giảm khả năng miễn dịch và tạo điều kiện hơn cho các căn bệnh khác khi giao mùa. [2]
Đối tượng dễ mắc các bệnh khi giao mùa thường là nhóm người có sức đề kháng yếu
Một số bệnh thường gặp khi giao mùa
Cảm cúm
Cảm cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp xảy ra ở mũi, họng và phổi, do virus gây ra. Lúc đầu, bệnh cúm có thể giống như cảm lạnh kèm theo triệu chứng sổ mũi, hắt hơi và đau họng.
Tuy nhiên, cảm lạnh thường khởi bệnh chậm hơn trong khi đó bệnh cúm có xu hướng xuất hiện nhanh chóng. Các triệu chứng phổ biến khác của bệnh cúm bao gồm sốt cũng như đau cơ, ớn lạnh và đổ mồ hôi. [3]
Cảm cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp xảy ra ở mũi, họng và phổi
Viêm phổi
Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng làm viêm túi khí ở một hoặc cả hai phổi. Các túi khí có thể chứa đầy dịch hoặc mủ gây ra tình trạng ho có đờm, sốt, ớn lạnh và khó thở. Viêm phổi thường gây ra bởi các loài vi sinh vật như vi khuẩn, virus và nấm. [4]
Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng làm viêm túi khí ở một hoặc cả hai phổi
Đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc, là tình trạng lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu (lòng trắng) và kết mạc mí mắt đang bị viêm nhiễm. Đau mắt đỏ thường xảy ra khi thời tiết giao mùa và do virus, vi khuẩn hoặc tác nhân dị ứng gây ra.
Các triệu chứng đau mắt đỏ phổ biến nhất bao gồm:
- Đỏ ở một hoặc cả hai mắt.
- Ngứa ở một hoặc cả hai mắt.
- Cảm giác khó chịu ở một hoặc cả hai mắt.
- Chảy nhiều rỉ mắt.
- Nhạy cảm với ánh sáng. [5]
Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc
Dị ứng da
Dị ứng da hay còn được gọi là dị ứng thời tiết. Bệnh gây ra các triệu chứng như da bị ửng đỏ kèm theo ngứa da dai dẳng và nổi nhiều mề đay trên da.
Điều này là vì thời điểm giao mùa sẽ dẫn đến thay đổi nhiệt độ hoặc độ ẩm, tạo điều kiện cho các dị nguyên như bọ nhà, nấm mốc hay nồng độ phấn hoa trong không khí tăng lên, làm cho hệ miễn dịch của người nhạy cảm bị ảnh hưởng và gây ra phản ứng dị ứng. [6]
Dị ứng da hay còn được gọi là dị ứng thời tiết
Đau xương khớp
Đau xương khớp là tình trạng khớp giữa các xương hoạt động kém linh hoạt, cứng khớp, và gây ra cảm giác đau đớn. Đau xương khớp là tình trạng hay xảy ra mỗi khi thời tiết thay đổi.
Tình trạng này xảy ra thường do một số vấn đề bệnh lý như thoái hóa khớp, bong gân, chấn thương, bệnh gout, viêm gân và một số bệnh truyền nhiễm, bao gồm sốt thấp khớp và thủy đậu. Các triệu chứng của đau xương khớp có thể bao gồm:
- Đau lưng.
- Viêm mắt, phổi và van tim.
- Sưng và cứng khớp cột sống và khớp cùng chậu. [7]
Tìm hiểu thêm: 14 cách điều trị tâm lý bệnh trầm cảm hiệu bởi bác sĩ tư vấn
Đau xương khớp hay xảy ra mỗi khi thời tiết thay đổi
Suy tim
Suy tim là tình trạng cơ tim bị suy giảm khả năng co bóp và tim không thể bơm máu được tốt như bình thường. Vì không đủ sức để bơm máu đi nuôi cơ thể nên máu thường bị ứ lại trong buồng tim hoặc tích tụ nhiều trong phổi gây ra một số triệu chứng như:
- Khó thở khi hoạt động hoặc khi nằm.
- Mệt mỏi.
- Sưng ở chân, mắt cá chân và bàn chân.
- Nhịp tim nhanh hoặc không đều.
- Khò khè.
- Ho không dứt hoặc ho có đờm màu trắng hoặc hồng kèm theo đốm máu.
- Sưng vùng bụng.
- Buồn nôn và chán ăn.
- Đau ngực.
Một trong số các nguyên nhân chính của suy tim đó là cơ tim bị tổn thương do một số bệnh nhiễm trùng. Thời tiết giao mùa chính là thời điểm thích hợp để cho vi khuẩn sinh sôi làm tăng nguy cơ nhiễm trùng cho người bệnh. [8]
Suy tim là tình trạng cơ tim bị suy giảm khả năng co bóp
Viêm xoang
Viêm xoang là một tình trạng viêm, đau hoặc nhiễm trùng xảy ra ở các xoang cạnh mũi. Các bệnh viêm xoang thường gặp là viêm xoang hàm (ngay vùng dưới mắt) và viêm xoang sàng (ngay giữa hai mắt).
Các triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng xoang bao gồm:
- Chảy nước mũi sau, nước mũi chảy xuống cổ họng.
- Chảy nước mũi đặc màu vàng hoặc xanh.
- Nghẹt mũi.
- Cảm thấy nặng, áp lực các vùng mặt (đặc biệt là quanh mũi, mắt và trán). Điều này có thể trở nên tồi tệ hơn khi bạn di chuyển đầu hoặc cúi xuống. [9]
Viêm xoang là một tình trạng viêm, đau hay nhiễm trùng xảy ra ở các xoang cạnh mũi
Một số cách phòng tránh bệnh giao mùa
Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh
Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, ngủ và nghỉ ngơi đầy đủ, đồng thời kiểm soát căng thẳng có thể giúp bạn đối phó với các bệnh theo mùa tốt hơn. Bạn nên bổ sung nhiều loại trái cây, rau củ, thịt, cá, trứng, sữa… để tăng cường sức đề kháng cho bản thân.
Ngoại ra, uống đủ nước giúp bạn loại bỏ tất cả các độc tố và các chất nhầy ra khỏi cơ thể, đồng thời giữ ẩm cho đường mũi và cổ họng, tạo ít cơ hội cho vi khuẩn bám vào và gây bệnh.
Nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để tăng cường đề kháng
Chú ý chế độ sinh hoạt
Ngoài chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, bạn cũng như xây dựng một chế độ sinh hoạt hợp lý, tích cực để hạn chế mắc bệnh vào thời điểm giao mùa, như:
- Giữ gìn vệ sinh: Rửa tay thường xuyên, tránh chạm vào các bề mặt như tay nắm cửa hoặc công tắc, che mặt khi ho hoặc hắt hơi. Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường cũng giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng, hít phải khỏi bụi và phấn hoa do thay đổi thời tiết lúc giao mùa.
- Thường xuyên vận động thể lực: Tập thể dục giúp cải thiện lưu thông máu và giúp hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, từ đó giúp chống lại virus và giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh khi giao mùa, ốm đau hoặc sốt. [10]
- Ngủ đủ giấc: Tạo thói quen ngủ đủ giấc mỗi đêm có thể giúp tăng cường đáng kể hệ thống miễn dịch của bạn.
- Giảm căng thẳng: Cảm giác căng thẳng có thể làm giảm phản ứng của hệ miễn dịch đối với tình trạng nhiễm trùng. Vì vậy, bạn nên cố gắng giữ tâm trí luôn thoải mái để tránh ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. [11]
Thường xuyên vận động thể lực để tránh mắc bệnh khi giao mùa
Tiêm phòng cho trẻ
Bệnh cảm cúm có thể ngăn ngừa bằng việc tiêm ngừa định kỳ và hiệu quả của biện pháp tiêm ngừa đạt từ 96 đến 97%. Vì vậy, trẻ nếu được tiêm ngừa cảm cúm đầy đủ thì khi bị cúm có thể có triệu chứng nhẹ hơn và thời gian mắc bệnh ngắn hơn trẻ không được tiêm ngừa.[12]
>>>>>Xem thêm: Những thực phẩm giúp tăng cường sinh lý cho đàn ông
Bệnh cảm cúm có thể ngăn ngừa bằng việc tiêm ngừa định kỳ
Thời tiết thay đổi tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus và vi khuẩn gây bệnh sinh sôi, phát triển và hoạt động mạnh mẽ, tăng nguy cơ mắc các bệnh trong thời kỳ chuyển mùa. Hãy chú ý và áp dụng một số cách phòng ngừa đơn giản, hiệu quả được nhắc đến trong bài và chia sẻ nó tới bạn bè, người thân nếu thấy bài viết này bổ ích nhé!