Lao phổi là một trong ba căn bệnh truyền nhiễm dễ gây tử vong trên khắp thế giới. Bệnh lao phổi lây nhiễm rất nhanh trong không khí, vì vậy cần có những biện pháp để phòng ngừa chứng bệnh nguy hiểm này. Hãy cùng tìm hiểu cách phòng chống bệnh lao phổi qua bài viết sau đây nhé!
Bạn đang đọc: Các biện pháp phòng chống bệnh lao phổi và những điều cần lưu ý
Bệnh lao phổi là một bệnh truyền nhiễm do do vi khuẩn lao gây ra
Contents
- 1 Lao phổi lây truyền qua con đường nào
- 2 Đối tượng dễ mắc lao phổi
- 3 Cách phòng ngừa bệnh lao phổi
- 3.1 Tránh tiếp xúc gần với người bệnh
- 3.2 Che miệng khi ho, ngáp, hắt hơi
- 3.3 Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng
- 3.4 Cung cấp chất chống oxy hóa và vitamin cho cơ thể
- 3.5 Tập thể dục thường xuyên
- 3.6 Ngồi thiền
- 3.7 Duy trì tâm lý thoải mái
- 3.8 Ngủ đủ giấc
- 3.9 Tránh hút thuốc lá, thuốc lào
- 3.10 Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống
- 3.11 Tiêm vắc-xin
- 3.12 Điều trị dự phòng lao bằng isoniazid
- 4 Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân lao phổi
- 5 Khi nào cần gặp bác sĩ
Lao phổi lây truyền qua con đường nào
Lao phổi là một bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Vi khuẩn lao có thể tồn tại trong các hạt nước bọt nhỏ li ti hoặc trong các hạt bụi có đường kính từ 1 – 5mm.
Theo đường thông khí, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào phế nang và nhân lên, gây bệnh tại phổi. Từ phổi, vi khuẩn có thể lây lan vào máu và bạch huyết để tiếp cận các cơ quan khác trong cơ thể như hạch bạch huyết, xương, gan, thận,… và gây bệnh tại những vị trí này.
Thời kỳ lây truyền mạnh nhất của bệnh lao là thời kỳ toàn phát, trong đó người bệnh có triệu chứng như sốt về chiều, ho nhiều và khạc đờm. Thời kỳ này kéo dài cho đến khi người bệnh được điều trị bằng thuốc lao trong khoảng từ 2 tuần đến 1 tháng.
Trường hợp không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ tiếp tục phát tán vi khuẩn lao và lây truyền bệnh sang những người xung quanh.
Lao phổi là một bệnh lây truyền qua đường hô hấp
Đối tượng dễ mắc lao phổi
Bệnh lao phổi có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời. Tuy nhiên, bệnh thường gặp phổ biến ở lứa tuổi trẻ, phụ nữ mang thai và cho con bú.
Đặc biệt, người đang mắc các bệnh mãn tính khác như đái tháo đường, nhiễm HIV hoặc đang điều trị các thuốc ức chế miễn dịch,… có khả năng mắc lao phổi cao hơn.
Tỷ lệ mắc bệnh lao phổi tại khu vực thành thị đông đúc cũng cao hơn so với khu vực nông thôn, miền núi.
Người bị HIV thuộc nhóm đối tượng nguy cơ cao dễ mắc lao phổi
Cách phòng ngừa bệnh lao phổi
Tránh tiếp xúc gần với người bệnh
Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh, tốt nhất bạn không nên tiếp xúc gần với bệnh nhân lao phổi. Nếu không thể tránh tiếp xúc, hãy đảm bảo đeo khẩu trang và găng tay để giảm nguy cơ lây nhiễm.
Đối với những người làm việc trong môi trường y tế, đề nghị sử dụng khẩu trang chất lượng cao để đảm bảo hiệu quả trong việc ngăn chặn sự lây lan của lao. Luôn rửa tay thật kỹ với chất sát khuẩn sau khi tiếp xúc với bệnh nhân lao để loại bỏ vi khuẩn.
Để hạn chế khả năng tiếp xúc với vi khuẩn lao, bạn hãy tránh đến những nơi đông đúc, ngột ngạt và thiếu vệ sinh. [3]
Tránh tiếp xúc với người bệnh lao phổi để hạn chế việc lây truyền bệnh
Che miệng khi ho, ngáp, hắt hơi
Đeo khẩu trang hoặc che miệng và mũi bằng khăn giấy mỗi khi bạn ho, ngáp hoặc hắt hơi để giảm sự lan truyền của vi khuẩn. Bạn cũng không nên khạc nhổ bừa bãi ra đường hoặc nơi công cộng. Điều này giúp bảo vệ những người xung quanh bạn nếu lỡ như bạn đang mắc bệnh. [3]
Che miệng và mũi bằng khăn giấy mỗi khi bạn ho, ngáp, hắt hơi để giảm sự lây lan vi khuẩn
Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng
Để duy trì sức khỏe tốt, bạn cần kết hợp đầy đủ các thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày. Carbohydrat, protein, vitamin và khoáng chất đều có vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ miễn dịch và sự phát triển của cơ thể.
Hãy ăn ít nhất 4 – 5 khẩu phần rau xanh và hoa quả mỗi ngày để cung cấp cho cơ thể các loại vitamin, khoáng chất và chất xơ thiết yếu. Bạn nên ăn ít nhất 2 phần protein mỗi ngày để cung cấp acid amin cho việc xây dựng và tái tạo tế bào. [3]
Thiết lập một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng để xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh
Cung cấp chất chống oxy hóa và vitamin cho cơ thể
Uống nhiều nước, ăn rau quả tươi có chứa nhiều vitamin C và E để giúp tăng cường hệ miễn dịch. Các chất chống oxy hóa có khả năng ngăn chặn sự hình thành của các gốc tự do gây hại (gốc tự do tăng lên khi cơ thể căng thẳng hoặc nhiễm bệnh).
Ngoài ra, các chất chống oxy hóa cũng có khả năng tái tạo lại tế bào mới. [3]
Bổ sung nhiều chất chống oxy hóa giúp cơ thể chống lại các gốc tự do có hại
Tập thể dục thường xuyên
Vận động rèn luyện sẽ giúp tăng cường sức khỏe tổng quát và hỗ trợ cho hệ miễn dịch. Bạn có thể vận động nhẹ nhàng như làm việc nhà, leo cầu thang hoặc đi bộ, điều này cũng giúp cải thiện hệ thống tuần hoàn máu và bạch huyết. [3]
Thể dục thể thao thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe tổng quát
Ngồi thiền
Thực hiện các kỹ thuật thư giãn như thiền định, yoga hoặc các phương pháp giảm căng thẳng khác để duy trì tâm lý thoải mái. Tinh thần thư thái không căng thẳng sẽ giúp ăn ngon, ngủ sâu, nuôi dưỡng cơ thể khỏe mạnh từ sâu bên trong. [3]
Thiền là một cách nuôi dưỡng sức khỏe tinh thần và thể chất từ sâu bên trong
Duy trì tâm lý thoải mái
Căng thẳng và lo lắng quá mức có thể gây thêm bệnh suy nhược thần kinh. Từ đó, hệ miễn dịch cũng suy yếu dần, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus tấn công và gây bệnh.
Vì vậy, bạn hãy luôn giữ cho mình một trạng thái tinh thần vui vẻ hoặc cân bằng. [3]
Hãy luôn duy trì một trạng thái tinh thần vui vẻ để giảm bớt căng thẳng, lo lắng
Ngủ đủ giấc
Trong cuộc sống hiện đại, mất ngủ không phải là điều hiếm gặp. Tuy nhiên, việc có giấc ngủ đủ là rất quan trọng để tái tạo năng lượng, duy trì sức khỏe toàn diện và ngăn ngừa bệnh tật.
Để cải thiện giấc ngủ, hãy tránh xa những thực phẩm chứa nhiều cafein (như chè, cà phê,…) gây cản trở giấc ngủ. Bạn hãy tập trung vào ăn những thực phẩm giúp phục hồi chu kỳ giấc ngủ. [3]
Tìm hiểu thêm: 1 quả bưởi bao nhiêu calo? Ăn bưởi có giảm cân không và lưu ý khi ăn
Một giấc ngủ ngon sẽ giúp tái tạo lại năng lượng cuộc sống
Tránh hút thuốc lá, thuốc lào
Hút thuốc lá và thuốc lào không chỉ gây tổn hại cho phổi mà còn làm suy yếu hệ miễn dịch của bạn. Hệ miễn dịch yếu sẽ là cơ hội để vi khuẩn lao tấn công và xâm nhập. Phần phổi bị tổn thương sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn lao trú ngụ, sinh sôi và phát triển. [3]
Thuốc lá, thuốc lào có thể gây ra những tổn thương nghiệm trọng tại phổi
Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống
Giữ gìn vệ sinh chỗ ở, nơi làm việc khô ráo, sạch sẽ và thoáng mát. Tránh tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn lao hình thành và phát triển.
Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay kháng khuẩn. Dùng cồn sát khuẩn để khử trùng vật dụng, nhà cửa và không gian sống để loại bỏ vi khuẩn lao. Đặc biệt khi tiếp xúc với người bệnh, không nên bỏ qua điều này. [3]
Giữ vệ sinh môi trường sống để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển
Tiêm vắc-xin
Để đạt hiệu quả trong việc phòng chống bệnh lao, cần tiêm phòng vắc-xin BCG cho tất cả trẻ ngay trong tháng đầu sau khi sinh. Vắc-xin này giúp ngăn ngừa mắc bệnh lao. [3]
Tiêm vắc-xin BCG phòng lao cho trẻ ngay khi trẻ mới sinh
Điều trị dự phòng lao bằng isoniazid
Isoniazid là một loại thuốc được sử dụng để điều trị dự phòng lao. Đối với những người có nguy cơ mắc bệnh lao cao như người nhiễm HIV, khuyến nghị uống INH (Isoniazid) 300mg mỗi ngày trong vòng 6 tháng để phòng ngừa bệnh. [1]
Người ta thường sử dụng thuốc viên Isoniazid để điều trị dự phòng lao
Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân lao phổi
Sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc người bệnh
Lao phổi là một bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp. Do đó, việc sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh là cực kỳ quan trọng để giảm nguy cơ lây nhiễm cho bản thân và người khác.
Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh lao phổi là việc cực kỳ quan trọng
Cách ly người bị lao phổi
Để ngăn chặn sự lây lan của bệnh, bệnh nhân lao phổi cần được cách ly. Cách ly có thể thực hiện trong một căn phòng riêng biệt, hoặc trong một phòng có điều kiện cách ly đặc biệt, tuỳ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Người bị lao phổi cần được cách ly để tránh lây nhiễm
Chế độ dinh dưỡng
Bệnh nhân lao phổi cần được cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối để tăng cường hệ miễn dịch và phục hồi sức khỏe. Bữa ăn nên bao gồm các loại thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất như ngũ cốc, thịt, cá, rau xanh và trái cây tươi.
Bệnh nhân lao phổi cần được cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối
Nghỉ ngơi hợp lý
Bệnh nhân lao phổi cần có đủ thời gian nghỉ ngơi để giúp cơ thể hồi phục năng lượng và tăng cường sức khỏe. Việc duy trì giấc ngủ đủ và tránh căng thẳng cũng rất quan trọng trong quá trình chăm sóc bệnh nhân.
Bệnh nhân lao phổi cần có đủ thời gian nghỉ ngơi để giúp cơ thể hồi phục
Vệ sinh
Đảm bảo vệ sinh cá nhân cho bệnh nhân lao phổi là một yếu tố quan trọng để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn lao. Bệnh nhân cần được hướng dẫn về việc rửa tay đúng cách, sử dụng khẩu trang một lần và tiếp xúc với ánh sáng mặt trời để tiêu diệt vi khuẩn.
Đảm bảo vệ sinh cá nhân cho bệnh nhân lao phổi là một yếu tố quan trọng
Khi nào cần gặp bác sĩ
Dấu hiệu
Bạn cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và xác định chính xác liệu có mắc bệnh lao hay không khi có những dấu hiệu bất thường như sau:
- Ho kéo dài, không điều trị được bằng các biện pháp thông thường.
- Ho kèm theo nhiều đờm hoặc ho ra máu.
- Mệt mỏi, giảm cân đột ngột, suy nhược cơ thể.
- Sốt không rõ nguyên nhân.
- Đau ngực khi thở.
- Khó thở, ngạt thở. [2]
>>>>>Xem thêm: 6 triệu chứng viêm họng hạt giúp bạn nhận biết bệnh chính xác
Nếu có dấu hiệu ho kéo dài trên 2 tuần, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời
Các bệnh viện chuyên khoa uy tín
- TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Truyền nhiễm số 2,…
- Hà Nội: Bệnh viện Phổi Trung ương, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai,…
Hy vọng những biện pháp phòng tránh lao phổi mà bài viết vừa đề cập hữu ích cho bạn. Hãy chia sẻ bài viết để mọi người cùng có thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé.