Viêm loét đại tràng là một bệnh lý tiêu hóa thường gặp, bệnh không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt bình thường của người bệnh. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu về cách phòng ngừa và điều trị viêm loét đại tràng nhé!
Bạn đang đọc: Các cách điều trị và phòng ngừa viêm loét đại tràng
Contents
Các cách điều trị viêm loét đại tràng
Tùy theo mức độ và thể trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Sau đây là hai phương pháp điều trị cơ bản, có thể áp dụng một trong hai hoặc cả hai.
Dùng thuốc điều trị viêm loét đại tràng
Khi có triệu chứng của viêm loét đại tràng nên gặp bác sĩ để được tư vấn, không nên tự ý dùng thuốc vì có thể gặp phải tác dụng bất lợi. Dưới đây là một số thuốc thường được kê toa trong điều trị bệnh viêm loét đại tràng:
- Thuốc kháng viêm: có hai nhóm được sử dụng để điều trị là NSAID và corticoid. Nhóm NSAID có tác dụng giảm viêm, thường chỉ định cho người mới mắc bệnh và Corticoid tác động lên hệ thống miễn dịch làm giảm sung huyết, được chỉ định khi người bệnh không đáp ứng với NSAID.
- Thuốc ức chế miễn dịch: có tác dụng sau 3 tháng kể từ ngày dùng thuốc. Các hoạt chất ức chế miễn dịch được dùng như Azathioprin (Azasan, Imuran), Mercaptopurin (Purinethol, Purixan).
- Thuốc sinh học tác động lên hệ miễn dịch làm giảm tình trạng viêm của đại tràng. Thuốc này cần được cân nhắc khi sử dụng do làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao, nhiễm nấm, ung thư da, vẩy nến.
- Một số loại thuốc khác được sử dụng để hỗ trợ điều trị như: thuốc giảm đau paracetamol, kháng sinh, kháng nấm,…
Có nhiều nhóm thuốc được sử dụng để điều trị viêm loét đại tràng.
Phẫu thuật
Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật khi có những dấu hiệu như: thủng đại tràng, phình giãn đại tràng nhiễm độc, chảy máu ồ ạt không đáp ứng với điều trị nội khoa, ung thư đại tràng hoặc dị sản mức độ nặng.
Một số phẫu thuật được áp dụng:
- Phẫu thuật cắt bỏ đại tràng: cắt bỏ một phần hay toàn bộ đại tràng.
- Phẫu thuật mở thông hồi tràng: bác sĩ sẽ tạo lỗ thông ở thành bụng, cắt bỏ phần đại tràng bị viêm. Sau đó nối đoạn cuối của ruột non với túi bên ngoài (được gọi là túi Kock).
- Phẫu thuật túi J: một túi ở ruột non được tạo ra và được nối thông với các cơ xung quanh hậu môn, thường có hình chữ J nên được gọi là túi J. Phương pháp này sẽ tạo thẩm mỹ cho người bệnh hơn do túi đựng chất thải nằm bên trong cơ thể.[1]
Túi J nằm bên trong cơ thể đảm bảo tính thẩm mỹ cho người bệnh.
Thay đổi lối sống
- Theo một số nghiên cứu việc sử dụng sản phẩm từ thực vật như gel lô hội, nước ép cỏ lúa mì, trà xanh, nho, dầu ô liu,… giúp giảm triệu chứng viêm loét đại tràng. [2]
- Khi chế biến thức ăn bên nên bổ sung thêm tỏi, gừng, nghệ tây, nghệ để cải thiện triệu chứng của bệnh.
- Tập thể dục nhẹ nhàng, thư giãn giúp tinh thần bạn thoải mái hơn. Điều này rất có lợi cho người bị viêm loét đại tràng.
Bổ sung tỏi, gừng vào bữa ăn hằng ngày giúp hỗ trợ điều trị viêm loét đại tràng.
Chế độ ăn cho bệnh nhân viêm loét đại tràng
- Hạn chế dầu mỡ: người bị viêm loét đại tràng thường khó hấp thu chất béo, nếu ăn quá nhiều chất béo sẽ gây chướng bụng.
- Hạn chế các sản phẩm từ sữa: hầu hết người bị viêm loét đại tràng không dung nạp với Lactose có trong sữa. Dùng sữa có thể làm người bệnh tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.
- Hạn chế cồn và chất kích thích vì dễ làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy của người viêm loét đại tràng.
- Nên bổ sung vào bữa ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin giúp người bệnh không bị mệt mỏi khi điều trị bệnh.
- Nên chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực lên hệ tiêu hóa đồng thời giúp tăng hấp thu dinh dưỡng.
Tìm hiểu thêm: 5 bài thuốc chữa cảm thương hàn bằng phương pháp y học cổ truyền
Một chế độ ăn phù hợp giúp người đang điều trị viêm loét đại tràng phục hồi nhanh hơn.
Các biện pháp tự nhiên chữa viêm loét đại tràng
Bạn nên kết hợp các biện pháp tự nhiên để tăng hiệu quả điều trị viêm loét đại tràng:
- Nhũ hương Ấn Độ (Boswellia), Dứa là những loại thực vật có tính kháng viêm giúp giảm tình trạng viêm đại tràng.
- Men vi sinh: bổ sung men vi sinh hằng ngày giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Với một hệ vi sinh khỏe mạnh, hệ tiêu hóa của bạn sẽ hoạt động tốt hơn, giảm các triệu chứng của viêm loét đại tràng.
- Chất xơ giữ nhu động ruột ở mức ổn định, ngăn ngừa táo bón, loại bỏ chất thải dễ dàng hơn. Tuy nhiên, bạn cần tư vấn y tế khi bổ sung chất xơ vào chế độ ăn. Vì trong những đợt cấp của viêm loét đại tràng, ăn chất xơ làm người bệnh đau quặn bụng, chướng bụng.
Nhũ hương Ấn Độ (Boswellia) có chứa chất kháng viêm, hỗ trợ tốt trong điều trị viêm loét đại tràng.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cho thấy cần gặp bác sĩ
Bạn cần gặp bác sĩ ngay, khi có một trong các dấu hiệu sau:
- Đau quặn bụng.
- Xuất hiện máu trong phân.
- Tiêu chảy liên tục mặc dù đã dùng thuốc không kê đơn.
- Sốt không rõ nguyên nhân kéo dài một hoặc hai ngày.
>>>>>Xem thêm: Giấm táo là gì, tác dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng giấm táo
Khi bị đau quặn bụng và đi ngoài ra máu bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ.
Một số bệnh viện khám chữa viêm loét đại tràng
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Quân đội 198,…
Hy vọng qua bài viết trên có thể giúp bạn biết được hai phương pháp chính để điều trị viêm loét đại tràng là dùng thuốc và phẫu thuật. Ngoài ra, áp dụng chế độ ăn phù hợp, lối sống lành mạnh, bổ sung các sản phẩm tự nhiên sẽ giúp việc điều trị hiệu quả hơn. Nếu thấy bài viết bổ ích hãy chia sẻ với bạn bè và người thân nhé!
Nguồn: Medical news today, Mayo Clinic, Cleveland Clinic.