Gout là bệnh viêm khớp do rối loạn chuyển hóa purin làm tăng axit uric máu. Khi axit uric trong máu đạt trạng thái bão hòa sẽ lắng đọng thành tinh thể ở khớp. Vậy triệu chứng phổ biến dễ nhận biết của gout là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Các dấu hiệu nhận biết sớm của bệnh gout để điều trị hiệu quả
Contents
Tổng quan về gout
Gout là một loại viêm khớp thường gặp do sự tích tụ của các tinh thể muối urat trong khớp và mô mềm xung quanh, gây ra các triệu chứng đau nhức đột ngột, sưng đỏ và nóng ở các khớp. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do thói quen ăn uống giàu purin hoặc do một số bệnh lý khác làm tăng nồng độ acid uric trong máu.
Khi không được điều trị kịp thời, gout có thể dẫn đến các biến chứng như xuất hiện hạt tophi ở mu bàn tay, khuỷu tay, gót chân sỏi thận, suy thận.[1]
Gout là một dạng viêm khớp do tăng acid uric máu làm lắng đọng các tinh thể muối urat ở khớp, phần mềm cạnh khớp
Các giai đoạn của bệnh gout
Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh gout sẽ tiến triển qua nhiều giai đoạn và gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Càng sớm phát hiện thì bệnh càng dễ dàng điều trị và ngăn ngừa các tổn thương khớp và biến chứng thận nghiêm trọng.
Giai đoạn 1
Trong giai đoạn này, người bệnh chỉ bị tăng nồng độ axit uric trong máu nhưng chưa hình thành tinh thể muối nên thường không có triệu chứng bất thường nào.
Phần lớn bệnh nhân ở giai đoạn này nếu được thăm khám sẽ không cần thiết phải điều trị, chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt sẽ ngăn chặn được bệnh tiến triển nặng hơn.
Giai đoạn 2
Đây là giai đoạn bệnh nhân bắt đầu có các dấu hiệu rõ ràng của gout do sự xuất hiện của các tinh thể muối urat trong các khớp. Các tinh thể này gây ra các cơn đau nhức ở ngón chân cái và các khớp khác, thường kéo dài vài ngày.
Các yếu tố như uống bia, rượu, ăn hải sản, thịt đỏ, căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ bùng phát các cơn đau gout.
Giai đoạn 3
Tại giai đoạn này, các triệu chứng sẽ tạm thời lắng xuống và người bệnh không còn cảm thấy đau nhức như trước. Trong lúc đó, axit uric vẫn tiếp tục tăng cao trong máu và tiếp tục tích tụ thành tinh thể ở các khớp.
Giai đoạn 4
Đây là giai đoạn nghiêm trọng nhất, khi có sự hình thành các hạt tophi cứng và lớn trong khớp, xương và sụn. Các hạt này gây đau, biến dạng và mất thẩm mỹ ở các khớp. Lúc này bệnh nhân có thể gặp các biến chứng khác trên thận như sỏi thận, suy thận. [2]
Bắt đầu có sự xuất hiện của các hạt tophi mãn tính, các khớp và thận có thể đã tổn thương
Triệu chứng của bệnh gout
Bệnh gout nếu được phát hiện sớm sẽ làm tăng hiệu quả điều trị và giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Người bệnh nên lưu ý về các triệu chứng gout để có kế hoạch thăm khám và điều trị hiệu quả.
Triệu chứng cơn gout cấp
- Sưng đau khớp đột ngột, dữ đội, sau đó giảm dần rồi biến mất, đặc biệt thường đau nhiều về đêm. Cơn đau có thể xuất hiện sau khi người bệnh ăn nhiều thịt, hải sản, uống rượu bia.
- Thường xuất hiện ở khớp ngón chân cái, đầu gối, cổ tay.
- Xuất hiện các triệu chứng sưng viêm, da đỏ sáng bóng, kèm nóng tại vị trí xung quanh khớp. Khi chạm vào, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức, tê ngứa hoặc cứng tại khớp đó.
- Thỉnh thoảng có cảm giác ớn lạnh, sốt nhẹ.
Triệu chứng gout mạn tính
- Các đợt viêm cấp lặp đi lặp lại và có dấu hiệu nặng hơn.
- Viêm ở nhiều khớp khác trên cơ thể như khớp bàn chân, ngón chân, khớp gối, khớp cổ tay, cổ chân, khuỷu tay kèm theo biến dạng khớp.
- Xuất hiện hạt tophi ở khuỷu tay, vành tai, cạnh khớp tổn thương, bàn tay, bàn chân, cổ tay. Hạt tophi cũng là nguyên nhân gây biến dạng khớp, hạn chế sự vận động của các khớp. Nếu hạt vỡ dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử.
- Tinh thể urat dễ kết tinh và lắng đọng tại thận dẫn đến sỏi thận.
Tìm hiểu thêm: Thực phẩm giàu omega 3 bạn nên bổ sung vào thực đơn hằng ngày
Xuất hiện hạt tophi ở khuỷu tay, vành tay, cạnh khớp tổn thương, bàn tay, bàn chân, cổ tay.
Các khớp dễ bị gout
Bệnh gout có thể ảnh hưởng đến hầu hết mọi khớp và có thể xảy ra ở nhiều khớp cùng một lúc. Các khớp đầu chi có xu hướng bị ảnh hưởng bao gồm:
- Ngón chân – đặc biệt là ngón chân cái.
- Giữa bàn chân.
- Mắt cá chân.
- Đầu gối.
- Ngón tay.
- Cổ tay.
- Khuỷu tay.
Nếu không được điều trị, bệnh gout sẽ ảnh hưởng đến nhiều khớp hơn theo thời gian. [3]
Khi nào thì cần liên hệ y tế
Dấu hiệu cho thấy cần liên hệ y tế
Hãy gặp bác sĩ ngay nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu:
- Đau dữ dội đột ngột ở một hoặc nhiều khớp, điển hình là ngón chân cái.
- Sưng khớp và các vị trí xung quanh khớp.
- Da đỏ sáng bóng tại khớp bị đau.
- Sốt trên 38ºC.
Địa chỉ khám chữa bệnh uy tín
Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu của bệnh gout, người bệnh nên đến phòng khám hoặc các cơ sở y tế gần nhất, các phòng khám hay bệnh viện chuyên khoa Cơ xương khớp. Hoặc bất kỳ bệnh viện đa khoa nào tại địa phương để được thăm khám kịp thời.
Ngoài ra, có thể tham khảo một số bệnh viện lớn, uy tín dưới đây để được chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra:
- Tại TP Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân Dân 115.
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108.
Chẩn đoán và điều trị gout
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh gout dựa trên thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng như xét nghiệm máu, kiểm tra dịch khớp, chụp X-quang, siêu âm.
Người bệnh thường được điều trị với thuốc và thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống như:
- Sử dụng một số thuốc có tác dụng giảm đau và chống viêm giúp ngăn ngừa các đợt bùng phát bệnh như colchicin, NSAIDs và sử dụng allopurinol giúp giảm acid uric trong máu…
- Bên cạnh đó, người bệnh phải tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh. Bỏ thuốc lá, kiêng rượu bia và các chất kích thích.[1]
Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh gout dựa trên thăm khám lâm sàng và các xét nghiệm cận lâm sàng giúp chẩn đoán chính xác hơn.
Bệnh gout kiêng ăn gì?
Bệnh nhân bị gout cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế các thức ăn giàu purin và phải kiêng các thực phẩm, đồ uống có thể gây tái phát cơn gout như:
- Thịt đỏ gồm thịt bò, thịt bê, thịt nai chứa hàm lượng dinh dưỡng cao dẫn đến tăng nồng độ axit uric trong máu, là nguyên nhân gây bệnh gout.
- Thịt ngỗng chứa purin nên người bệnh gout nên ăn ở mức vừa phải để hạn chế tăng axit uric trong máu.
- Hải sản như cá trích, cá ngừ, động vật có vỏ nghêu, sò, ốc chứa hàm lượng lớn chất dinh dưỡng bao gồm cả purin, nên hạn chế ăn.
- Nội tạng động vật như gan, lòng, não, thận người mắc bệnh gout không nên ăn vì chứa nhiều purin, chất chính gây tăng axit uric trong máu.
- Rượu, bia: làm giảm đào thải axit uric khỏi cơ thể, đặc biệt, bia chứa nhiều protein khiến cơ thể sản sinh thêm axit uric.
- Các loại rau chứa hàm lượng purin cao: các loại đậu (đậu phộng, đậu hà lan, đậu xanh…), rau củ (rau bina, cải bắp, cải xoăn, su hào…), mật ong, táo, lê, nho, các loại hoa quả lên men chua.[4]
>>>>>Xem thêm: Cỏ mần trầu: Công dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng
Bệnh nhân bị gout phải ăn uống lành mạnh hạn chế các thức ăn giàu purin
Trên đây là các dấu hiệu giúp nhận biết sớm bệnh gout, nếu có các triệu chứng nghi ngờ thì bạn cần gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để lại các ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Hãy chia sẻ thông tin hữu ích này đến mọi người xung quanh bạn nhé!