Các giai đoạn sốt xuất huyết và cách xử lý an toàn, hiệu quả

Rate this post

Mùa mưa đang đến gần, muỗi vằn có điều kiện sinh sôi cũng là lúc tỷ lệ mắc sốt xuất huyết tăng mạnh. Nếu không nắm rõ các triệu chứng, bạn sẽ khó nhận biết được đâu là giai đoạn nguy hiểm để có biện pháp xử lý an toàn và hiệu quả. Hãy cùng Kenshin tìm hiểu các giai đoạn của sốt xuất huyết nhé!

Bạn đang đọc: Các giai đoạn sốt xuất huyết và cách xử lý an toàn, hiệu quả

Giai đoạn sốt

Triệu chứng

Đây là giai đoạn đầu tiên với các triệu chứng điển hình và không gây biến chứng nguy hiểm. Người bệnh có thể sốt cao (39 – 40 độ) kéo dài từ 2-7 ngày kèm theo ít nhất 2 trong số những biểu hiện sau:

  • Đau đầu dữ dội.
  • Đau sau hốc mắt.
  • Đau cơ và khớp.
  • Buồn nôn.
  • Phát ban trên da.
  • Bầm máu.
  • Chảy máu cam hoặc nướu răng
  • Tiểu ra máu. [1]

Các giai đoạn sốt xuất huyết và cách xử lý an toàn, hiệu quả

Cần làm gì trong giai đoạn này?

Nếu đã được chẩn đoán bị sốt xuất huyết, điều bạn cần làm là:

  • Nghỉ ngơi tại giường.
  • Bổ sung nước và điện giải, tránh để cơ thể mất nước.
  • Hạ sốt bằng Acetaminophen hoặc Paracetamol (Tylenol) mỗi 6h (Tối đa 4 lần/ngày).
  • Tránh sử dụng Ibuprofen, Aspirin hoặc các thuốc có chứa Aspirin vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. [2]

Giai đoạn nguy hiểm

Triệu chứng

Bệnh nhân thường bước vào giai đoạn nguy hiểm từ khoảng 3-7 ngày sau khi phát bệnh. Giai đoạn này thường kéo dài 24 – 48 giờ.

Trong giai đoạn này, hầu hết bệnh nhân sẽ có cải thiện về mặt lâm sàng, thường là hạ sốt. Tuy nhiên đây cũng là lúc các biểu hiện xuất huyết nghiêm trọng dần dần xuất hiện, gây ra nhiều biến chứng.

  • Tình trạng rò rỉ huyết tương nghiêm trọng do tăng tính thấm thành mạch có thể gây tràn dịch màng phổi, cổ trướng, giảm protein huyết, hạ huyết áp hoặc sốc dẫn đến tử vong.
  • Bệnh nhân cũng có thể xuất hiện các biểu hiện xuất huyết nghiêm trọng, bao gồm nôn trớ, phân có máu hoặc rong kinh, đặc biệt khi bị sốc kéo dài.
  • Một vài biểu hiện ít gặp hơn nhưng cũng vô cùng nguy hiểm là viêm gan, viêm cơ tim, viêm tụy và viêm não.[1]

Các giai đoạn sốt xuất huyết và cách xử lý an toàn, hiệu quả

Cần làm gì trong giai đoạn này?

Ở giai đoạn này, cần phải chú ý theo dõi sát sao các dấu hiệu của cơ thể. Đến phòng khám hoặc cấp cứu ngay lập tức nếu:

  • Đau bụng dữ dội hoặc nôn mửa liên tục.
  • Bầm máu trên da.
  • Chảy máu mũi hoặc nướu.
  • Nôn ra máu hoặc có máu trong phân.
  • Khó thở.
  • Da nhợt nhạt, lạnh hoặc sần sùi.

Giai đoạn phục hồi

Sau khi vượt qua được giai đoạn nguy hiểm, bệnh nhân sẽ chuyển sang giai đoạn phục hồi. Ở giai đoạn này, tình trạng bệnh nhân đã được cải thiện, huyết áp cùng các chỉ số máu ổn định và quá trình bài niệu sau đó diễn ra bình thường. Các nốt ban trong giai đoạn phục hồi có thể bong vảy và ngứa.

Cần làm gì trong giai đoạn này?

Mặc dù đã bước vào giai đoạn phục hồi, nhưng cơ thể của bạn chưa thực sự hoàn toàn khỏe mạnh. Hãy chăm sóc bản thân bằng các biện pháp sau đây:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh.
  • Uống nhiều nước
  • Đi bộ hoặc tập các bài tập thể dục nhẹ.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất.
  • Nghỉ ngơi. [3]

Tìm hiểu thêm: 6 triệu chứng u mềm lây cần lưu ý để phát hiện bệnh sớm

Các giai đoạn sốt xuất huyết và cách xử lý an toàn, hiệu quả

Khi nào cần gặp bác sĩ

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Sốt xuất huyết nặng có thể đe dọa đến tính mạng. Hãy tìm kiếm đến sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu:

Bị sốt và có bất kỳ một trong các dấu hiệu sau:

  • Đau bụng dữ dội.
  • Nôn mửa.
  • Khó thở.
  • Chảy máu cam, chảy máu nướu, dịch nôn hoặc phân.[4]

Chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết

Khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết, người bệnh cần phải thực hiện các xét nghiệm máu để tìm ra virus Dengue gây bệnh. Tùy theo thời điểm xuất hiện triệu chứng mà bác sĩ sẽ lựa chọn các loại xét nghiệm khác nhau.

Những xét nghiệm cần thiết được sử dụng để chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết bao gồm: Xét nghiệm NS1, xét nghiệm IgM và xét nghiệm IgG.

Các giai đoạn sốt xuất huyết và cách xử lý an toàn, hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Cách hạn chế khô da tay khi rửa tay thường xuyên

  • Xét nghiệm kháng nguyên NS1: Xét nghiệm này thường được thực hiện cho bệnh nhân nghi mắc bệnh từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 3. Phương pháp có thể được thực hiện nhanh chóng, không cần nhiều thiết bị kỹ thuật phức tạp nhưng vẫn mang lại độ chính xác cao.
  • Xét nghiệm tìm kháng thể IgM: Phương pháp này được sử dụng cho bệnh nhân sau khoảng 1 tuần kể từ khi có biểu hiện sốt. Bản chất của phương pháp này là xác định xem có sự có mặt của kháng thể chống lại virus gây bệnh sốt xuất huyết hay không.
  • Xét nghiệm tìm kháng thể IgG: Nếu sự hiện diện của IgM là dấu hiệu của việc vừa nhiễm bệnh, thì kháng thể IgG là dấu hiệu của bệnh nhiễm trong quá khứ.Ở bệnh nhân bị sốt xuất huyết lần đầu: Kháng thể IgG sẽ xuất hiện trong máu của bệnh nhân trong giai đoạn từ 10 – 14 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng và tồn tại bên trong cơ thể nhiều năm hoặc đến suốt đời. Nếu bệnh nhân đã từng bị sốt xuất huyết trước đó: Kháng thể IgG đã có sẵn trong máu và sẽ tăng lên sau 1-2 ngày.

Ngoài những phương pháp xét nghiệm cần thiết đã được nêu ở trên thì tùy theo kết quả, tình hình của người bệnh mà các bác sĩ sẽ tiếp tục cho làm những xét nghiệm bổ sung khác nhau như: Tổng phân tích tế bào máu, xét nghiệm chức năng thận, xét nghiệm men gan,…

Các bệnh viện điều trị sốt xuất huyết uy tín

  • Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh Viện Bệnh Nhiệt đới, Bệnh Viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh,…
  • Tại Hà Nội: Bệnh Viện Bệnh Nhiệt Đới Trung Ương, Bệnh viện Đa Khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa Khoa Hà Đông,…

Nếu không thể kịp thời có biện pháp xử lý phù hợp, sốt xuất huyết có thể dễ dàng trở nặng và để lại nhiều biến chứng. Nhận biết được đâu là giai đoạn nguy hiểm có thể giúp ích được cho bạn rất nhiều. Hãy chia sẻ bài viết này cho mọi người xung quanh cùng biết nhé!

Nguồn: who.int, cdc, mayoclinic

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *