Các loại bút tiêm insulin thường dùng, hướng dẫn lựa chọn và cách dùng

Rate this post

Người bệnh tiểu đường nếu được bác sĩ chỉ định điều trị bằng insulin có thể tự tiêm insulin tại nhà một cách đơn giản với liều chính xác nhờ vào bút tiêm insulin. Hãy cùng tìm hiểu về các loại bút tiêm insulin phổ biến nhất trên thị trường hiện nay qua bài viết sau đây nhé!

Bạn đang đọc: Các loại bút tiêm insulin thường dùng, hướng dẫn lựa chọn và cách dùng

Bút tiêm insulin là gì?

Người mắc bệnh tiểu đường nếu có chỉ định của bác sĩ trong một số trường hợp có thể phải cần nạp thêm insulin từ ngoài vào để điều chỉnh mức đường trong máu của mình.

Bút tiêm insulin là một dụng cụ y tế có chứa sẵn insulin, được sử dụng để tiêm insulin vào cơ thể. Bút tiêm insulin cho phép người dùng tự điều chỉnh liều lượng insulin cần tiêm, có các vạch chỉ thị để người dùng có thể đo và xác định liều lượng chính xác.

Nhờ đó, người bệnh tiểu đường có thể tự tiêm insulin tại nhà một cách đơn giản và chính xác. [1]

Các loại bút tiêm insulin thường dùng, hướng dẫn lựa chọn và cách dùng

Bút tiêm insulin là một dụng cụ y tế được sử dụng để tiêm insulin vào cơ thể

Chỉ định sử dụng bút tiêm insulin

Bút tiêm insulin được chỉ định sử dụng cho những đối tượng sau:

  • Người bị đái tháo đường thai kỳ hoặc bệnh nhân đái tháo đường đang trong thời kỳ mang thai.
  • Người điều trị hạ đường huyết bằng thuốc viên không hiệu quả.
  • Người bị dị ứng với thuốc viên hạ đường huyết.

Các loại bút tiêm insulin thường dùng, hướng dẫn lựa chọn và cách dùng

Bút tiêm được chỉ định cho người tiểu đường không đáp ứng với thuốc hạ đường huyết

Các loại bút tiêm insulin

Bút tiêm tiểu đường chỉ dùng một lần

Bút tiêm insulin dùng một lần thường có một ống insulin 3ml, ống thuốc này không thể tháo rời khỏi thân bút tiêm.

Sau khi sử dụng hết dịch thuốc trong ống, người bệnh có thể bỏ đi và mua bút tiêm mới trong lần tiêm tiếp theo. [2]

Các loại bút tiêm insulin thường dùng, hướng dẫn lựa chọn và cách dùng

Bút tiêm dùng một lần thường chỉ chứa 3ml dịch thuốc insulin

Bút tiêm insulin tái sử dụng

Phần ống chứa dịch thuốc insulin của bút tiêm tái sử dụng có thể tháo rời và thay thế bằng ống chứa thuốc mới sau khi dùng hết lượng thuốc trong ống cũ. Lưu ý rằng, trong mỗi lần tiêm bạn cần phải thay mới kim tiêm để đảm bảo vô khuẩn và tránh nhiễm trùng.

Bút tiêm insulin tái sử dụng được nhiều người lựa chọn vì có thể giảm thiểu được lượng rác thải ra môi trường và cũng tiết kiệm được nhiều chi phí.

Các loại bút tiêm insulin thường dùng, hướng dẫn lựa chọn và cách dùng

Khi lượng thuốc trong bút tiêm tái sử dụng hết có thể thay thế bằng lượng thuốc mới

Cấu tạo bút tiêm insulin

Bút tiêm insulin có cấu tạo đơn giản, nhỏ gọn, tiện lợi và khá dễ sử dụng. Mỗi nhà sản xuất sẽ thiết kế chi tiết các phần của bút tiêm theo các kiểu dáng khác nhau nhưng nhìn chung bút tiêm insulin sẽ có cấu tạo như sau:

  • Nắp bút có tác dụng bảo vệ đầu kim tiêm.
  • Thân bút hình trụ dài, có gắn ống nhỏ chứa dịch thuốc insulin.
  • Bộ chỉnh liều nằm ở đuôi bút gồm vòng xoay chỉnh liều và cửa sổ hiển thị thể tích liều.
  • Núm bút nằm ở phần đuôi cuối cùng, khi tiêm bạn cần ấn từ từ vào núm.
  • Kim tiêm được bán rời với bút gồm miếng dán bảo vệ, nắp kim ngoài, nắp kim trong và kim tiêm (kim tiêm sẽ được gắn vào đầu bút, kim tiêm cần được thay trong mỗi lần tiêm để đảm bảo vô khuẩn).

Các loại bút tiêm insulin thường dùng, hướng dẫn lựa chọn và cách dùng

Phần kim tiêm được bán rời với bút tiêm và cần thay thế trong mỗi lần tiêm

Ưu, nhược điểm khi sử dụng bút tiêm tiểu đường

Ưu điểm

Bút tiêm insulin là một dụng cụ y tế rất có ích cho người tiểu đường điều trị tại nhà vì những lý do sau:

  • Tiện lợi và chính xác: Bút tiêm tiểu đường có chứa sẵn ống tiêm, đơn vị chỉnh liều, chọn liều phù hợp theo yêu cầu của bác sĩ.
  • Di động: Bút tiêm insulin nhỏ gọn và dễ mang theo, là một giải pháp lý tưởng cho những người luôn di chuyển.
  • Tự tiêm tại nhà: Bút tiêm insulin dễ sử dụng và an toàn, đặc biệt là đối với người già.
  • Dễ nhận biết loại insulin: Mỗi loại insulin sẽ được đựng trong loại bút tiêm có thiết kế hoặc màu sắc riêng biệt để giúp bạn tránh nhầm lẫn giữa các loại insulin. [3]

Các loại bút tiêm insulin thường dùng, hướng dẫn lựa chọn và cách dùng

Bút tiêm insulin có tính tiện lợi và chính xác cao

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm đã kể ở trên, bút tiêm insulin vẫn có một số nhược điểm như sau:

  • Giá cả: Bút tiêm insulin sẽ có giá cao hơn bơm kim tiêm truyền thống.
  • Sự lãng phí insulin: Một lượng nhỏ insulin có thể bị hao hụt vì đọng lại trong ống tiêm. [4]

Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Ferrer International của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật

Các loại bút tiêm insulin thường dùng, hướng dẫn lựa chọn và cách dùng

Bút tiêm insulin sẽ có giá thành cao hơn bơm kim tiêm thông thường

Cách lựa chọn bút tiêm insulin phù hợp

Để có thể lựa chọn bút tiêm insulin phù hợp nhất với nhu cầu cá nhân, bạn có thể ghi nhớ một vài lưu ý sau:

  • Tham khảo lời khuyên từ bác sĩ: Bạn cần xem xét về chất lượng bút tiêm, chi phí, sự tiện lợi và nhu cầu về liều lượng insulin của mình.
  • Loại bút tiêm: Mặc dù bút tiêm tái sử dụng có chi phí ban đầu cao hơn bút tiêm dùng một lần, nhưng về lâu dài việc thay thế ống tiêm sẽ rẻ hơn so với bút tiêm dùng một lần.
  • Liều lượng insulin: Nếu bạn cần liều insulin chính xác, bạn nên chọn bút tiêm có khả năng chia nhỏ liều. Bạn cũng nên xem xét nhu cầu insulin hàng ngày của mình để chọn bút tiêm có khả năng cung cấp đủ liều.
  • Độ dày kim: Mặc dù kim dày có thể gây đau hơn khi tiêm, nhưng chúng sẽ cung cấp insulin nhanh hơn so với kim mỏng.
  • Chiều dài kim: Độ dài thường là 4 – 6mm, kim ngắn có thể sẽ giúp giảm đau hơn.

Các loại bút tiêm insulin thường dùng, hướng dẫn lựa chọn và cách dùng

Chiều dài kim 4 – 6 mm sẽ giúp giảm đau hơn

Cách sử dụng bút tiêm insulin

Người bị tiểu đường có thể tự sử dụng bút tiêm insulin tại nhà với 7 bước vô cùng đơn giản như sau:

Bước 1: Chuẩn bị

  • Kiểm tra ngày hết hạn và loại insulin.
  • Rửa sạch tay với xà bông và nước.
  • Xác định vị trí tiêm insulin.
  • Sát trùng da tại vị trí tiêm bằng một miếng gạc tẩm cồn và chờ khô trước khi tiêm.

Bước 2: Làm ấm và đồng nhất thuốc

  • Tháo nắp bút tiêm.
  • Lăn trong lòng bàn tay 10 lần để làm ấm thuốc.
  • Lắc lên xuống bút tiêm 10 lần để trộn đều hỗn hợp insulin.

Bước 3: Gắn kim tiêm insulin

  • Gỡ bỏ miếng giấy bảo vệ và gắn kim vào thân bút tiêm.
  • Gỡ bỏ nắp bảo vệ bên ngoài và bên trong của đầu kim.

Bước 4: Kiểm tra thông kim và loại bỏ khí

  • Sử dụng nút chỉnh liều để xoay lên 2 đơn vị.
  • Nếu thấy bọt khí, gõ nhẹ lên thành ống.
  • Ấn vào nút tiêm ở đuôi bút đến khi thanh chỉ liều xoay về vạch 0.
  • Nếu có giọt insulin chảy ra ở đầu kim có nghĩa là đã có sự thông kim.

Bước 5: Định liều theo đơn thuốc

  • Xoay núm chỉnh liều đến vạch số chỉ lượng thuốc cần dùng theo đơn của bác sĩ.

Bước 6: Tiêm thuốc

  • Một tay kéo da để cố định vị trí tiêm.
  • Tay còn lại sử dụng 4 ngón ôm lấy thân bút tiêm thẳng góc 90 độ. Ngón cái bấm nút tiêm cho đến khi thanh chỉ liều xoay về vạch 0. Giữ nguyên 10 giây, sau đó rút kim ra.

Bước 7: Tháo kim và bỏ kim vào thùng rác y tế

Lưu ý:

  • Quá trình tiêm luôn cần đảm bảo thực hiện trong môi trường vô khuẩn để tránh nhiễm trùng.
  • Người tiểu đường nên có máy đo tiểu đường tại nhà để dễ dàng kiểm tra mức đường huyết.

Các loại bút tiêm insulin thường dùng, hướng dẫn lựa chọn và cách dùng

Cách sử dụng bút tiêm insulin khá đơn giản

Có thể mua bút tiêm insulin ở đâu? Giá bao nhiêu?

Mua bút tiêm insulin ở đâu

Bạn có thể mua bút tiêm insulin ở nhiều nơi khác nhau, nhưng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của sản phẩm, bạn nên xem xét các điểm sau:

  • Nhà thuốc uy tín: Bạn nên mua bút tiêm ở các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sản phẩm chính hãng, có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng cao.
  • Đảm bảo điều kiện nhiệt độ: Bút tiêm insulin cần được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp (2 – 8 độ C) để đảm bảo tính ổn định của insulin. Vì vậy, bạn nên tìm mua bút tiêm insulin từ các nhà thuốc lớn có đủ điều kiện để bảo quản thuốc.

Bạn có thể tìm mua bút tiêm insulin tại Kenshin, một trong những chuỗi nhà thuốc lớn và uy tín, đảm bảo cung cấp tới khách hàng những sản phẩm chính hãng chất lượng cao và với giá thành hợp lý.

Giá

Giá của bút tiêm insulin có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại bút tiêm, chất lượng bút, thương hiệu sản xuất và nơi mua hàng.

  • Bút tiêm insulin một lần: Một hộp chứa 5 cây bút tiêm insulin một lần với dung tích 3ml có giá giao động từ 550.000 – 650.000 đồng.
  • Bút tiêm insulin tái sử dụng: Một cây bút tiêm tái sử dụng có giá giao động từ 180.000 – 250.000 đồng.

Các loại bút tiêm insulin thường dùng, hướng dẫn lựa chọn và cách dùng

Bút tiêm insulin có nhiều mức giá khác nhau tùy thuộc vào loại bút và nhà sản xuất

Lưu ý khi chọn mua bút tiêm insulin

Trước khi mua bút tiêm insulin bạn cần lưu ý đến một số thông tin như sau:

  • Xác định loại insulin: Xem xét loại insulin mà bút tiêm hỗ trợ, bao gồm insulin tác dụng nhanh, insulin tác dụng chậm hoặc kết hợp cả hai loại. Tư vấn với bác sĩ để chọn loại insulin phù hợp với tình trạng bệnh của bạn.
  • Đơn vị định lượng và liều tối đa: Kiểm tra bút tiêm sử dụng đơn vị định lượng nào có phù hợp theo đơn thuốc không và xem liệu liều insulin tối đa có phù hợp với lượng insulin được chỉ định không.
  • Loại bút tiêm: Xem xét khả năng tài chính và nhu cầu sử dụng insulin của bạn để quyết định giữa bút tiêm tái sử dụng và bút tiêm dùng một lần.
  • Thiết kế và tính năng: Đánh giá thiết kế, cấu trúc và các tính năng đặc biệt của bút tiêm bao gồm nhãn màu để phân định liều lượng, có lò xo để tạo lực khi tiêm, có bộ nhớ lưu trữ (hiển thị số lượng và thời gian tiêm liều trước đó hay không).
  • Cân nhắc yếu tố cá nhân: Xác định yếu tố quan trọng và cần thiết nhất với bạn khi sử dụng bút tiêm insulin để có thể lựa chọn được bút tiêm phù hợp nhất.

Các loại bút tiêm insulin thường dùng, hướng dẫn lựa chọn và cách dùng

Bạn nên chọn bút tiêm insulin có vạch phân liều phù hợp với lượng thuốc kê đơn

Cách bảo quản bút tiêm insulin

Trước khi sử dụng lần đầu tiên, bút tiêm cần được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.

Sau khi sử dụng, có thể bảo quản bút tiêm trong ngăn mát tủ lạnh (2 – 8 độ C) hoặc ở nhiệt độ phòng nhưng cần tránh ánh nắng mặt trời.

Thời gian bảo quản của bút tiêm insulin thường từ 7 – 28 ngày sau khi sử dụng lần đầu, tùy thuộc vào loại insulin và loại bút tiêm.

Khi bút tiêm insulin hết hạn sử dụng, bạn cần thay thế bằng bút tiêm mới để hạn chế nguy cơ bút tiêm bị nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

Các loại bút tiêm insulin thường dùng, hướng dẫn lựa chọn và cách dùng

>>>>>Xem thêm: 9 cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ và cách phòng ngừa hiệu quả

Bút tiêm nên được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ 2 – 8 độ C

Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn có thể phân biệt được các loại bút tiêm insulin và biết được cách sử dụng chúng hiệu quả. Nếu bạn thấy những thông tin trên hữu ích thì hãy chia sẻ để mọi người cùng biết thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *