Các vai trò của Vitamin D đối với sức khỏe con người

Rate this post

Vitamin D là một thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho sự điều hòa khoáng chất trong cơ thể, duy trì cơ thể khỏe mạnh. Hãy cùng tìm hiểu vitamin D có tác dụng gì qua bài viết này nhé.

Bạn đang đọc: Các vai trò của Vitamin D đối với sức khỏe con người

Giúp răng, xương chắc khỏe

Vitamin D thúc đẩy sự hấp thụ canxi trong ruột và duy trì nồng độ canxi và phốt pho trong huyết thanh đầy đủ. Từ đó, giúp quá trình khoáng hóa xương bình thường và ngăn ngừa chứng hạ canxi máu (co cơ không tự chủ, dẫn đến chuột rút và co thắt).[1]

Vitamin D cũng cần thiết cho sự phát triển và tái tạo xương. Thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến:

  • Ở trẻ em: Bệnh còi xương, dẫn đến chân vòng kiềng do xương bị mềm.
  • Ở người lớn: Biểu hiện dưới dạng nhuyễn xương dẫn đến mật độ xương kém, yếu cơ và cũng có thể gây ra bệnh loãng xương, xốp xương.

Các vai trò của Vitamin D đối với sức khỏe con người

Vitamin D cần thiết cho sự phát triển và tái tạo xương

Tăng cường hệ miễn dịch

Vitamin D có khả năng kích thích sản xuất tế bào T và giúp thúc đẩy phản ứng miễn dịch với các mầm bệnh như vi-rút, vi khuẩn và nấm.[2]

Một nghiên cứu năm 2018 đã cho rằng vitamin D có khả năng điều chỉnh chức năng miễn dịch. Tình trạng thiếu hụt vitamin D có mối liên hệ với sự phát triển của các tình trạng tự miễn như bệnh tiểu đường, hen suyễn và viêm khớp dạng thấp.[3]

Các vai trò của Vitamin D đối với sức khỏe con người

Vitamin D có khả năng điều chỉnh chức năng miễn dịch

Ngăn ngừa ung thư

Các nhà nghiên cứu nhận thấy ở những khu vực vĩ độ cao, tia UVB của mặt trời yếu khiến hàm lượng vitamin D trong cơ thể thấp có nhiều nguy cơ ung thư đại trực tràng.[4]

Các nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng vitamin D có thể ức chế và làm chậm sự phát triển của các khối u ở buồng trứng, vú, tuyến tiền liệt, đại trực tràng và não.[5]

Các vai trò của Vitamin D đối với sức khỏe con người

Vitamin D có thể ức chế và làm chậm sự phát triển của các khối u

Giúp bộ não khỏe mạnh

Vitamin D giữ vai trò quan trọng đối với quá trình tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh cũng như phát triển và tái tạo thần kinh.

Một nghiên cứu mới năm 2022 nhận định rằng thiếu vitamin D có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ và đột quỵ. Nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ cao hơn 54% ở những người tham gia có nồng độ vitamin D trong máu thấp hơn 25nmol/L.[6]

Các vai trò của Vitamin D đối với sức khỏe con người

Thiếu vitamin D có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ và đột quỵ

Điều chỉnh tâm trạng, giảm trầm cảm

Vitamin D được nghiên cứu cho thấy có thể đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tâm trạng, giảm cảm xúc tiêu cực và nguy cơ trầm cảm. Bổ sung Vitamin D hoặc tăng cường tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bạn có thể thấy tâm trạng của mình được cải thiện đáng kể.[7]

Các vai trò của Vitamin D đối với sức khỏe con người

Vitamin D giúp điều chỉnh tâm trạng, giảm cảm xúc tiêu cực và nguy cơ trầm cảm

Hỗ trợ giảm cân

Những người béo phì có nguy cơ bị thiếu vitamin D cao. Trong một nghiên cứu ở những người mắc bệnh béo phì, khi được bổ sung vitamin D kết hợp với việc tuân thủ kế hoạch ăn kiêng thấy rằng khối lượng mỡ và cân nặng giảm nhiều hơn so với những người không dùng vitamin D.[8]

Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Fito Pharma của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật

Các vai trò của Vitamin D đối với sức khỏe con người

Bổ sung vitamin D kèm với kế hoạch ăn kiêng có thể giảm cân và khối lượng mỡ tốt hơn

Giảm nguy cơ một số bệnh lý tự miễn và mạn tính như:

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn, xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động bất thường gây ra tình trạng cứng, đau khớp. Vitamin D mang lại lợi ích duy trì và đảm bảo hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường nên thiếu vitamin D có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh viêm khớp dạng thấp.

Các vai trò của Vitamin D đối với sức khỏe con người

Những người bị viêm khớp dạng thấp thường có lượng Vitamin D thấp

Tiểu đường

Vitamin D được cho là giúp cải thiện độ nhạy cảm của cơ thể với hormone insulin chịu trách nhiệm điều chỉnh lượng đường trong máu. Từ đó làm giảm nguy cơ kháng insulin gây ra bệnh tiểu đường.[9]

Thêm một nghiên cứu đã chứng minh rằng bổ sung vitamin D có tác dụng trong việc làm giảm huyết sắc tố glycated (HbA1c) và cải thiện quá trình điều hòa chuyển hóa nồng độ glucose ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1.[10]

Các vai trò của Vitamin D đối với sức khỏe con người

Vitamin D làm giảm HbA1c và cải thiện quá trình chuyển hóa glucose ở bệnh nhân tiểu đường

Tăng huyết áp

Một đánh giá năm 2017 đã so sánh và chứng minh rằng những người bổ sung lượng Vitamin D đầy đủnguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp thấp hơn.[11]

Một số nghiên cứu cũng đã tính nghiên cứu tác động của Vitamin D đối với huyết áp ở những người bị tăng huyết áp và đã phát hiện ra rằng việc bổ sung Vitamin D có khả năng điều chỉnh huyết áp tâm trương.[12]

Các vai trò của Vitamin D đối với sức khỏe con người

Bổ sung Vitamin D có khả năng điều chỉnh huyết áp tâm trương

Bệnh tim

Vitamin D có khả năng điều hòa các tế bào miễn dịch và viêm có vai trò trong các tình trạng bệnh tim mạch, giảm tỷ lệ mắc các biến cố tim mạch như nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch. Đồng thời, vitamin D cũng có tác dụng giữ cho động mạch linh hoạt và thư giãn, từ đó giúp kiểm soát huyết áp cao.[13]

Các vai trò của Vitamin D đối với sức khỏe con người

Vitamin D giúp giảm tỷ lệ mắc các biến cố tim mạch

Cách dùng, liều dùng Vitamin D

Bộ Thực phẩm và Dinh dưỡng (Food and Nutrition Board) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (National Academy of Sciences) đã khuyến cáo lượng vitamin D tính theo microgam (mcg) và đơn vị quốc tế (IU) cần thiết hàng ngày nhằm duy trì sức khỏe ở những người khỏe mạnh như sau:

  • 0 – 12 tháng tuổi: 400 IU tương đương 10 mcg.
  • 1 – 70 tuổi: 600 IU tương đương 15 mcg cho mọi giới tính và các trường hợp đặc biệt như thai kỳ hoặc cho con bú.
  • Trên 70 tuổi: 800 IU tương đương 20 mcg.

Vitamin D là một loại vitamin tan trong chất béo nên cơ thể bạn sẽ hấp thụ chúng tốt hơn khi sử dụng vitamin D trong bữa ăn sáng, trưa hoặc cả tối có chứa một ít chất béo.

Bất kỳ ai cũng có thể bổ sung vitamin D để tăng khả năng miễn dịch và các lợi ích sức khỏe khác. Tuy nhiên, một số đối tượng dễ thiếu hụt vitamin D hơn bao gồm:

  • Những người mắc các bệnh hoặc đã trải qua phẫu thuật ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất béo như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng.
  • Người lớn tuổi vì khi khả năng da sản xuất vitamin D một cách tự nhiên giảm theo tuổi tác.
  • Người ở vùng lạnh, ít tiếp xúc với ánh nắng hoặc có làn da sẫm màu.
  • Phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh cần bổ sung vitamin D để tăng hấp thu canxi.
  • Người bị béo phì.

Các vai trò của Vitamin D đối với sức khỏe con người

>>>>>Xem thêm: Sốt thương hàn có lây không và lây qua đường nào?

Vitamin D sẽ được hấp thụ tốt hơn khi sử dụng trong bữa ăn

Nguy cơ khi dùng Vitamin D quá nhiều và dấu hiệu cảnh báo

Ngộ độc vitamin D là một tình trạng hiếm gặp, các triệu chứng ngộ độc xuất hiện chậm (vài tháng đến vài năm), xảy ra khi bổ sung vitamin D liều cao và kéo dài. Hậu quả chính của ngộ độc vitamin D là sự tích tụ canxi trong máu thường không đe dọa đến tính mạng nhưng có thể đem đến những tác hại cho sức khỏe như:

  • Buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Mệt mỏi, suy nhược.
  • Gây tăng huyết áp.
  • Yếu cơ và đi lại khó khăn.
  • Đi tiểu nhiều kèm theo khát.
  • Chán ăn.
  • Táo bón.

Trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra các vấn đề như suy thận, rối loạn nhịp tim, dáng đi không vững và lú lẫn.What to Know About a Vitamin D Overdose

Vitamin D có thể đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe xương, răng, tim mạch, hệ miễn dịch. Tuy nhiên chỉ nên bổ sung vitamin D với lượng vừa đủ theo khuyến cáo, không nên sử dụng quá nhiều có thể dẫn đến ngộ độc và ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Hãy chia sẻ để lan tỏa thông tin này đến mọi người bạn nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *