Tiểu đường hiện nay đang là căn bệnh có tỷ lệ mắc bệnh cao trên toàn thế giới. Nếu không được phát hiện và điều trị, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Thông qua xét nghiệm mẫu máu bạn có thể biết được liệu bạn có mắc tiểu đường hay không. Vậy có những xét nghiệm để chẩn đoán tiểu đường, hãy tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Các xét nghiệm để chẩn đoán tiểu đường
Tiểu đường là một bệnh mãn tính, là hậu quả của việc cơ thể không sản xuất đủ hoặc đề kháng với insulin. Cơ thể cần insulin để vận chuyển glucose tạo ra năng lượng. Có nhiều hình thức của bệnh tiểu đường: tiểu đường loại 1, loại 2 và bệnh tiểu đường thai kỳ. Bệnh này để lại nhiều biến chứng khá là nghiêm trọng đối với cơ thể, vì thế cần phát hiện bệnh sớm để kịp thời điều trị. Cách phát hiện chính xác bệnh tiểu đường thường thông qua các xét nghiệm như HbA1C, kiểm tra lượng đường huyết bất kỳ, kiểm tra đường huyết lúc đói, thử nghiệm dung nạp glucose qua đường uống.
Contents
Các xét nghiệm cho bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 và tiền tiểu đường
Xét nghiệm HbA1C
Đây là loại xét nghiệm không cần phải nhịn ăn hoặc nhịn uống, có thể xét nghiệm bất cứ lúc nào. Xét nghiệm HbA1C cho biết lượng đường trong máu trung bình trong 2-3 tháng qua bằng cách đo phần trăm lượng glucose gắn với hemoglobin. Glucose trong máu tỉ lệ thuận với lượng glucose gắn với hemoglobin.
Chỉ số xét nghiệm HbA1C được đánh giá theo tiêu chuẩn sau:
– Bình thường:
– Tiền tiểu đường: 5.7% – 6.4%
– Tiểu đường: ≥ 6.5%
Xét nghiệm đường huyết bất kỳ
Đây là xét nghiệm lấy mẫu máu vào bất kỳ lúc nào. Tiểu đường được chẩn đoán khi kết quả xét nghiệm ≥ 200 mg/dL (11.1 mmol/L) và kết hợp với 4 triệu chứng điển hình của tiểu đường là: ăn nhiều, uống nhiều, gầy nhiều, tiểu nhiều
Xét nghiệm đường huyết lúc đói
Xét nghiệm được tiến hành sau khi nhịn đói ít nhất là 8 tiếng đồng hồ. Xét nghiệm này thường được thực hiện vào lúc trước khi ăn sáng. Chỉ số xét nghiệm đường huyết lúc đói được đánh giá theo tiêu chuẩn sau:
– Bình thường:
– Tiền tiểu đường: 100 – 125 mg/dL (5.6 – 6.9 mmol/L)
– Tiểu đường: ≥ 126 mg/dL (7 mmol/L)
Xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống
Xét nghiệm này giúp đánh giá khả năng dung nạp glucose của cơ thể. Để làm xét nghiệm này bạn phải nhịn ăn qua đêm và lượng đường trong máu lúc đói sẽ được đo. Sau đó, bạn uống 75g glucose và lượng đường trong máu được đo lại sau hai giờ. Chỉ số xét nghiệm dung nạp glucose qua đường uống được đánh giá theo tiêu chuẩn sau:
– Bình thường:
– Tiền tiểu đường: 140 – 199 mg/dL (7.8 – 11 mmol/L)
– Tiểu đường: ≥ 200 mg/dL (11.1 mmol/L)
Các xét nghiệm bệnh tiểu đường thai kỳ
Tìm hiểu thêm: Sau sinh bao lâu thì có thể quan hệ lại
>>>>>Xem thêm: 13 cách cai nghiện điện thoại đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà
Trong giai đoạn mang thai, thai phụ rất dễ gặp phải tiểu đường thai kỳ. Tình trạng này thường khó phát hiện và biến mất sau khi sinh 6 tuần. Tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong cho cả mẹ và bé nếu không được phát hiện kịp thời. Những phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc tiểu đường cao nên thực hiện xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường tại lần khám thai đầu tiên và những thai phụ không được chẩn đoán tiểu đường thường được xét nghiệm ở tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ. Xét nghiệm bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ thực hiện 1 trong 2 phương pháp sau
Phương pháp 1 bước (one-step strategy)
Là thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 75g glucose. Nghiệm pháp này phải được thực hiện vào buổi sáng, sau khi nhịn đói qua đêm ít nhất 8 giờ. Và đo nồng độ glucose huyết tương lúc đói và tại thời điểm 1 giờ và 2 giờ sau khi uống dung dịch glucose. Chẩn đoán là tiểu đường thai kỳ nếu kết quả thỏa mãn tiêu chuẩn sau:
– Lúc đói: ≥ 92 mg/dL (5,1 mmol/L)
– Ở thời điểm 1 giờ: ≥ 180 mg/dL (10,0 mmol/L)
– Ở thời điểm 2 giờ: ≥ 153 mg/dL (8,5 mmol/L)
Phương pháp 2 bước (two-step strategy)
Bước 1: Thực hiện nghiệm pháp uống glucose 50g (thực hiện khi không cần nhịn đói)
Uống 50 gam glucose (trước đó không nhịn đói), sau đó đo glucose huyết tương tại thời điểm 1 giờ sau khi uống. Nếu mức glucose huyết tương được đo tại thời điểm 1 giờ sau uống là 130 – 140 mg/dL (7,2 -7,8 mmol/L) thì tiếp tục với nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 100g.
Bước 2: Thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống 100g (thực hiện khi nhịn đói)
Bệnh nhân nhịn đói, đo glucose huyết lúc đói. Sau đó cho uống 100 gam glucose pha trong 250-300ml nước và tiếp tục đo đường huyết tại các thời điểm 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ sau khi uống glucose. Chẩn đoán tiểu đường thai kỳ khi có ít nhất có 2 trong 4 giá trị mức glucose huyết tương bằng hoặc vượt quá các ngưỡng sau đây:
– Lúc đói: ≥ 95 mg/dL (5.3 mmol/L)
– Ở thời điểm 1 giờ: ≥ 180 mg/dL (10.0 mmol/L)
– Ở thời điểm 2 giờ: ≥ 155 mg/dL (8.6 mmol/L)
– Ở thời điểm 3 giờ: ≥ 140 mg/dL (7.8 mmol/L)
Trên đây là các xét nghiệm để chẩn đoán tiểu đường. Tiểu đường là căn bệnh dễ mắc cũng như dễ gặp các biến chứng nguy hiểm. Vì thế hãy xét nghiệm đường huyết định kỳ để phát hiện bệnh kịp thời và được điều trị sớm nhất.
Nguồn: Mayoclinic, ADA
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Đái tháo đường là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
>>>>> Các phương pháp điều trị tiểu đường phổ biến
140>