Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm dễ gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và lây lan khá nhanh. Bệnh có thể lành tính, tuy nhiên nếu trẻ không được phát hiện sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng qua bài viết sau nhé!
Bạn đang đọc: Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà hiệu quả ba mẹ nên biết
Contents
Triệu chứng của bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ em, biểu hiện qua các giai đoạn sau:
- Giai đoạn ủ bệnh (3 – 6 ngày): Trẻ thường bắt đầu sốt và cảm giác mệt mỏi. Loét miệng, đau họng, chảy nước bọt và thậm chí tiêu chảy cũng có thể xuất hiện trong giai đoạn này.
- Giai đoạn khởi phát (1-2 ngày đầu): trẻ mệt mỏi, sốt nhẹ (37,5 – 38 độ C), đau họng, tổn thương và đau rát ở răng và miệng khiến trẻ biếng ăn.
- Giai đoạn toàn phát (3-10 ngày): Các vết hồng ban dạng bóng nước xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối và mông. Những vết này có thể xuất hiện không đồng đều hoặc ẩn dưới da, chúng không gây đau hoặc ngứa.
Nếu trẻ bị sốt cao (trên 39 độ C) kéo dài hơn 48 giờ và xuất hiện các triệu chứng như nôn mửa, run rẩy tay chân, giật mình, co giật, nhịp tim tăng, khó thở, da mẫn đỏ thì nên đưa trẻ đến bệnh viện khám ngay lập tức.[2]
Bệnh có thể gây vết lở và phồng nước trên tay của trẻ khi mắc chân tay miệng
Cách chăm sóc cho trẻ bị tay chân miệng
Đối với những trường hợp nhẹ của bệnh tay chân miệng, khi trẻ chỉ xuất hiện mụn nước và loét miệng, không sốt hoặc sốt nhẹ, không giật mình, chơi bình thường, cha mẹ có thể tự thực hiện việc chăm sóc và điều trị tại nhà.
Dưới đây là một số lưu ý phụ huynh nên biết khi chăm sóc cho trẻ bị tay chân miệng:
- Đảm bảo bé ăn thức ăn dễ tiêu hóa và uống đủ nước. Tránh cho bé ăn thức ăn cứng và thức uống có vị chua, cay. Nếu trẻ bỏ ăn do đau miệng, có thể chia nhỏ bữa ăn, ăn thức ăn mát, mềm.
- Thuốc giảm sốt và giảm đau như paracetamol, sử dụng thuốc đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
- Đối với các vết loét trên da, sử dụng dung dịch sát khuẩn để tránh nhiễm trùng.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với trẻ khác để ngăn ngừa lây nhiễm chéo. Đối với người lớn chăm sóc bé, hãy đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để đảm bảo vệ sinh.
- Đồ dùng cá nhân như quần áo, đồ chơi, đồ dùng hàng ngày cần được ngâm trong dung dịch sát khuẩn hoặc trần qua nước sôi để tránh lây lan bệnh.
- Nên tắm rửa và vệ sinh cho bé hàng ngày bằng nước sạch, xà phòng để diệt vi khuẩn gây bệnh.
- Theo dõi tình trạng sức khoẻ của bé thường xuyên, kịp thời phát hiện các biến chứng nguy hiểm.[3]
Nên tắm rửa cho bé hàng ngày để tránh nhiễm bệnh chân tay miệng
Một số sai lầm khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà
Bệnh tay chân miệng thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, việc chăm sóc và điều trị đúng cách sẽ giúp bé hồi phục nhanh chóng. Tuy nhiên, việc thực hiện các biện pháp chăm sóc không đúng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số sai lầm khi chăm sóc cho trẻ mà ba mẹ thường hay gặp phải:
- Tự ý dùng thuốc kháng sinh cho trẻ: Sử dụng kháng sinh không chữa được do vi-rút gây bệnh, tự ý dùng kháng sinh gây nguy hiểm và làm tăng nguy cơ kháng thuốc. Chỉ nên dùng kháng sinh khi có chỉ định từ bác sĩ.
- Vệ sinh tổn thương ở miệng sai cách: Không nên sử dụng tăm bông hay miếng gạc thấm nước muối để vệ sinh vùng tổn thương trong miệng, gây nhiễm trùng.
- Kiêng gió: Mặc quần áo quá dày, nhiều lớp, ở trong phòng kín gió có thể khiến bé khó chịu, bí bách, ngứa ngáy tạo điều kiện cho vi-rút phát triển.
- Kiêng tắm khi trẻ mắc tay chân miệng: Tốt nhất nên tắm hằng ngày bằng nước ấm, xà phòng sát khuẩn để giữ vệ sinh và không làm lây lan bệnh.
- Bôi thuốc lên mụn nước: Việc bôi thuốc không giúp bé khỏi bệnh nhanh hơn và có thể che giấu các dấu hiệu của tổn thương, khó theo dõi bệnh.
- Chọc vỡ mụn nước: Các mụn nước này thường nông ngoài da, khi lành thường không để lại sẹo, do đó chỉ cần giữ vệ sinh, chăm sóc nhẹ nhàng, tránh nhiễm khuẩn thêm. Không nên chọc vỡ mụn nước, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng trên da.
- Không theo dõi tiến triển của bệnh: Giật mình, quấy khóc có thể là dấu hiệu của biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm màng não. Cha mẹ cần theo dõi và cho trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám kịp thời.[4]
Tìm hiểu thêm: Thiếu Vitamin A, trẻ nhỏ sẽ dễ mắc nhiều bệnh hơn
Mặc quần áo quá kín, nhiều lớp có thể tạo điều kiện cho vi-rút phát triển
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Trẻ nhỏ thường có nguy cơ mắc phải các biến chứng nghiêm trọng hơn người trưởng thành. Vì vậy, phụ huynh cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị khi có các triệu chứng sau:
- Sốt (38℃ trở lên) không hạ và kéo dài.
- Giật mình hoặc co giật, quấy khóc.
- Thở nhanh và không đều, hôn mê
- Mệt mỏi, đi loạng choạng, ngủ nhiều hoặc lờ đờ.
- Rung tay, chân.
- Khát nước bất thường.[5]
Khi bé có triệu chứng khát nước bất thường thì nên đi khám bác sĩ
Các bệnh viện uy tín
Phụ huynh nên đưa trẻ đến khám tại chuyên khoa Truyền nhiễm hoặc chuyên khoa Nhi tại các bệnh viện trong khu vực. Một số bệnh viện có thể tham khảo như:
- TP.HCM: Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, Bệnh viện Nhi đồng, Bệnh viện Nhân dân Gia Định.
- Hà Nội: Bệnh viện Nhi Trung Ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai.
Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng
Hiện tại, chưa có vắc xin phòng hoặc thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng. Để chủ động phòng ngừa bệnh tay chân miệng, đặc biệt là đối với trẻ em, Cục Y tế dự phòng đã đưa ra những khuyến nghị sau:
- Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ở nhiều thời điểm trong ngày, đặc biệt trước ăn, sau ăn hoặc sau khi sử dụng nhà vệ sinh.
- Đảm bảo thực đơn ăn uống: Đảm bảo thức ăn cho trẻ đủ chất dinh dưỡng, ăn chín, uống chín và đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó, tránh cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ chơi và không chia sẻ vật dụng ăn uống.
- Làm sạch đồ chơi và môi trường sống: Thường xuyên vệ sinh và lau sạch các bề mặt và đồ chơi tiếp xúc hàng ngày bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường.
- Xử lý chất thải: Đảm bảo việc thu gom, xử lý và đổ phân và chất thải của trẻ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
- Theo dõi và phát hiện sớm: Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ để phát hiện các triệu chứng bất thường.
- Cách ly và điều trị kịp thời: Các tổ chức chăm sóc trẻ như nhà trẻ, mẫu giáo, và hộ gia đình cần theo dõi sức khỏe của trẻ thường xuyên để phát hiện sớm bệnh tay chân miệng. Trong trường hợp trẻ mắc bệnh cần được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi bệnh xuất hiện.
>>>>>Xem thêm: 14 tác dụng của cà tím và lưu ý cách dùng để loại bỏ độc hại
Đảm bảo cho trẻ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để nhanh lành bệnh
Hy vọng rằng thông qua bài viết trên, cha mẹ có thể hiểu rõ các triệu chứng bệnh tay chân miệng và có thể đưa ra những biện pháp phòng ngừa thích hợp, bảo vệ sức khỏe cho bé con của mình nhé! Nếu trẻ có dấu hiệu trở nặng, cha mẹ nhanh chóng cho trẻ thăm khám và điều trị kịp thời.