Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc, bệnh có thể do vi khuẩn, vi rút hoặc dị ứng gây ra, nếu mẹ bầu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vì vậy, hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về cách chữa đau mắt đỏ cho bà bầu nhanh nhất nhé!
Bạn đang đọc: Cách chữa an toàn và nhanh chóng cho bà bầu bị đau mắt đỏ
Contents
Đau mắt đỏ là bệnh gì?
Đau mắt đỏ là một bệnh lý viêm nhiễm ở mắt, thường do vi rút, vi khuẩn hoặc dị ứng gây ra. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc với nhau.
Đau mắt đỏ thường sẽ tự khỏi trong khoảng hơn một tuần, nhưng bệnh có thể sẽ tái lại do có nhiều tác nhân gây bệnh, kháng thể của lần mắc trước không có tác dụng với lần sau. Một số trường hợp không điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như giảm thị lực. [1]
Đau mắt đỏ là một bệnh lý viêm nhiễm ở mắt
Các triệu chứng đau mắt đỏ ở bà bầu
Các triệu chứng phổ biến của đau mắt đỏ ở bà bầu bao gồm:
- Lòng trắng của mắt có màu hồng hoặc đỏ.
- Cảm giác khó chịu, cộm như có hạt bụi trong mắt.
- Ngứa và kích ứng.
- Đau nhức và sưng tấy.
- Chảy nước mắt, ghèn và thường tiết nhiều vào ban đêm và sáng sớm khi thức dậy.
- Nhạy cảm với ánh sáng.
- Có thể kèm theo các biểu hiện như: sốt nhẹ, mệt mỏi… [2]
Chảy nước mắt, lòng trắng mắt màu đỏ là triệu chứng của đau mắt đỏ
Nguyên nhân đau mắt đỏ ở bà bầu
Do vi-rút
Đau mắt đỏ do vi-rút thường là loại phổ biến và có khả năng lây lan nhiều nhất, bao gồm:
- Adenovirus: Là tác nhân gây ra khoảng 80% – 90% các trường hợp đau mắt đỏ. Vi-rút này thường lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mắt của người bị bệnh, chẳng hạn như khi ho hoặc hắt hơi.[3]
- Enterovirus: Là một nhóm vi-rút gây ra một số bệnh khác nhau, bao gồm cảm lạnh thông thường, cúm và có thể gây đau mắt đỏ.
- Herpes simplex virus: Đây là loại vi-rút gây ra bệnh herpes. Vi-rút này có thể gây đau mắt đỏ, nhưng thường rất hiếm gặp.
Adenovirus là tác nhân gây ra khoảng 80% – 90% các trường hợp đau mắt đỏ
Do vi khuẩn
Đau mắt đỏ do vi khuẩn thường ít phổ biến hơn đau mắt đỏ do vi-rút, nhưng có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng và khó điều trị hơn.
Đau mắt đỏ do vi khuẩn có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ mắt của người bị nhiễm bệnh hoặc do đeo kính áp tròng bị nhiễm vi khuẩn.
Đau mắt đỏ do vi khuẩn thường ít phổ biến hơn đau mắt đỏ do vi-rút
Do dị ứng
Dị ứng là nguyên nhân gây đau mắt đỏ không lây nhiễm. Dị ứng mắt xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng với chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi hoặc lông động vật.
Thông thường, các triệu chứng của dị ứng mắt thường nhẹ hơn và ít kéo dài hơn so với các loại đau mắt đỏ khác.
Dị ứng lông động vật có thể gây ra đau mắt đỏ
Do trầy xước
Trầy xước giác mạc tạo điều kiện cho các mảnh vụn và vi khuẩn xâm nhập, gây kích ứng hoặc nhiễm trùng mắt. Trầy xước giác mạc có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm:
- Tiếp xúc với bụi, cát hoặc các vật thể lạ khác.
- Cọ xát mắt quá nhiều.
- Bị trầy xước hoặc chấn thương ở mắt.[2]
Dụi mắt quá nhiều có thể gây trầy xước dẫn đến tình trạng đau mắt đỏ
Bà bầu bị đau mắt đỏ có nguy hiểm không?
Đau mắt đỏ là một bệnh nhiễm trùng thông thường, tần suất không tăng lên ở phụ nữ có thai, thường do vi-rút gây ra. Đau mắt đỏ không đáng lo ngại, trừ trường hợp bệnh kéo dài hơn một tuần.
Tình trạng đau mắt đỏ thường tồn tại trong khoảng một tuần và hết trong vòng 7 – 10 ngày sau khi bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, chúng có thể gây cảm giác khó chịu cho bà bầu.[4]
Tìm hiểu thêm: Hiến máu có tốt không? 9 lợi ích của hiến máu nhân đạo với sức khỏe
Mẹ bầu đau mắt đỏ thì không quá nguy hiểm
Cách chữa đau mắt đỏ cho bà bầu
Thuốc nhỏ mắt
Nếu bạn bị đau mắt đỏ do vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc nhỏ mắt kháng sinh để loại bỏ nhiễm trùng. Một số loại thuốc nhỏ mắt kháng sinh phổ biến trị đau mắt đỏ bao gồm tobramycin, erythromycin và ofloxacin.
Nếu bạn bị đau mắt đỏ do vi-rút gây ra, thuốc nhỏ mắt kháng sinh sẽ không có tác dụng điều trị. Ngoài ra, đau mắt đỏ do dị ứng, bạn có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng histamin để cải thiện tình trạng. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cho bà bầu phải theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ để tránh các hậu quả đáng tiếc.[2]
Thuốc nhỏ mắt kháng sinh điều trị đau mắt đỏ do vi khuẩn gây ra
Nước mắt nhân tạo
Sử dụng nước mắt nhân tạo để nhỏ mắt là một phương pháp điều trị đau mắt đỏ an toàn cho bà bầu, giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy, sưng tấy và khô mắt.
Tuy nhiên, sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng tiêu diệt vi-rút hay vi khuẩn, thường được sử dụng nhằm giảm bớt các triệu chứng khó chịu ở mắt.[2]
Nước mắt nhân tạo điều trị đau mắt đỏ do vi-rút hoặc dị ứng
Thuốc không kê đơn
Một số thuốc không kê đơn dùng để điều trị đau mắt đỏ cho mẹ bầu:
- Tylenol chứa paracetamol là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt an toàn khi sử dụng trong thai kỳ.
- Thuốc kháng histamin đường uống như claritin, zyrtec… có thể giúp giảm ngứa, sưng tấy, chảy nước mắt do đau mắt đỏ do dị ứng và được coi là an toàn cho mẹ bầu.
Một loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) ibuprofen không được khuyến khích sử dụng trong thai kỳ. Thuốc này có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.[2]
Một số thuốc không kê đơn điều trị đau mắt đỏ an toàn cho mẹ bầu
Biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà cho bà bầu
Một số biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà có thể giúp cải thiện một số triệu chứng của đau mắt đỏ như ngứa, đỏ, chảy nước mắt và sưng tấy, tuy nhiên, chúng không điều trị nguyên nhân bệnh:
- Bạn có thể sử dụng khăn sạch, ngâm trong nước ấm hoặc lạnh trong vài phút, sau đó vắt ráo và đắp lên mắt trong 10 – 15 phút giúp giảm viêm và sưng tấy.
- Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước ấm để rửa mắt. Điều này giúp loại bỏ các chất kích ứng và vi khuẩn.
- Hãy ngừng đeo kính áp tròng cho đến khi tình trạng đau mắt đỏ được cải thiện.[2]
Chườm ấm hoặc lạnh cho mắt giúp giảm viêm và sưng tấy
Cách phòng ngừa đau mắt đỏ cho bà bầu
Việc phòng ngừa đau mắt đỏ ở mẹ bầu là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé. Dưới đây là một số cách phòng ngừa đau mắt đỏ ở mẹ bầu:
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây.
- Hạn chế chạm tay vào mắt hoặc dụi mắt.
- Tránh sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người khác như khăn tắm, đồ trang điểm, kính áp tròng…
- Thường xuyên vệ sinh mắt bằng nước ấm hoặc nước muối, dung dịch sát khuẩn.
- Giặt khăn tắm, khăn mặt, vỏ gối, khăn trải giường… thường xuyên bằng nước nóng hoặc các chất tẩy rửa.
- Làm sạch, bảo quản và thay thế kính áp tròng đúng cách sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Hạn chế đến nơi đông người trong mùa dịch.[5]
>>>>>Xem thêm: Chăm sóc trẻ khi bị cảm lạnh
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây
Trước tình hình dịch đau mắt đỏ diễn ra, bà bầu cũng có thể mắc bệnh. Do đó, cần nắm được cách chữa đau mắt đỏ sao cho an toàn và nhanh chóng. Mẹ bầu cần chăm sóc và điều trị đúng cách để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé nhé!