U máu là khối u lành tính được hình thành do tăng sinh tế bào nội mô mạch máu. Bệnh phần lớn không ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng khiến cho nhiều người không tự tin vì ảnh hưởng thẩm mỹ. Cùng tìm hiểu cách chữa bệnh u máu ở người lớn qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Cách chữa bệnh u máu ở người lớn và chi phí điều trị
Contents
Bệnh u máu có chữa được không?
U máu thường lành tính, phần lớn có thể teo và khỏi hoàn toàn theo thời gian mà không cần điều trị. Tuy nhiên, khi xuất hiện những ảnh hưởng không tốt đến các cơ quan mà u máu phát triển thì bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc hoặc các can thiệp để loại bỏ khối u.[1]
U máu có thể tự khỏi mà không cần điều trị
U máu ở người lớn có nguy hiểm không?
U máu thường không gây nguy hiểm đối với sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên trong một số trường hợp, khối u này bị tác động gây nên tình trạng rách, loét hoặc chảy máu có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng vết thương, nếu không được điều trị thì người bệnh có thể bị nhiễm khuẩn huyết.
Khi u máu ở các vị trí gần mắt, mũi, tai có thể ảnh hưởng đến thị lực, thính giác và khướu giác. Mặc dù đây là tình trạng hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra và gây khó chịu cho người bệnh.
Các phương pháp điều trị u máu ở người lớn
Một số phương pháp bác sĩ có thể cân nhắc để điều trị u máu bao gồm:
Dùng thuốc
Sử dụng thuốc là lựa chọn đầu tay của bác sĩ để giảm tình trạng u máu. Một số thuốc thường được sử dụng có thể kể đến là:
- Propranolol: là thuốc uống đầu tay thường được các bác sĩ sử dụng. Mặc dù có tác dụng tốt làm giảm khối u nhưng loại thuốc này có thể gây nên một số tác dụng phụ như huyết áp thấp, đường máu cao, thở khò khè.
- Gel timolol: đây là thuốc chẹn beta dùng để bôi trực tiếp lên khối u. Thuốc được chỉ định với những khối u nhỏ trên da và có tác dụng phụ tương tự như Propranolol.
- Corticosteroid: được tiêm trực tiếp vào khối u để làm giảm kích thước. Những hoạt chất chứa Corticosteroid đường uống thường không được sử dụng để điều trị u máu. Thuốc có thể làm trẻ chậm lớn và khiến cho da mỏng hơn bình thường.
- Kháng sinh: chỉ được các bác sĩ sử dụng trong trường hợp xuất hiện vết loét, được đánh giá có nguy cơ nhiễm trùng.[2]
Nội khoa là phương pháp thường được sử dụng để điều trị u máu
Điều trị bằng Laser
Laser là phương pháp sử dụng nguồn năng lượng cao để loại bỏ khối u ngay trên da. Trong một số trường hợp, laser cũng được sử dụng để giảm mẩn đỏ và cải thiện vẻ ngoài.
Phương pháp này là phương pháp thường được sử dụng do an toàn với người bệnh và ít để lại sẹo. Tuy nhiên, laser chỉ áp dụng trong trường hợp bệnh được phát hiện sớm và khối u nằm nông.[2]
Tìm hiểu thêm: 3 bài tập điều trị rối loạn cương dương phái nam nên biết
Laser giúp loại bỏ u máu
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp được sử dụng trong trường hợp khối u máu ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan lân cận như khó thở, nhìn mờ, ảnh hưởng đến tầm nhìn.
Bác sĩ sẽ loại bỏ khối u máu và nối vùng da lành lại với nhau. Phương pháp này có thể gây xuất huyết và để lại sẹo khiến cho người bệnh không tự tin với những người xung quanh.
Sau phẫu thuật, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý tháo băng. Sau tháo băng cần chăm sóc vết thương đúng cách.
Khi xuất hiện những dấu hiệu sau, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được điều trị:
- Vết mổ đau dữ dội khiến cho người bệnh không chịu được.
- Sốt cao trên 38 độ C.
- Vết thương chảy dịch hoặc có mùi hôi.[3]
Phẫu thuật là phương pháp ít được sử dụng trong điều trị u máu
Điều trị u máu tốn bao nhiêu tiền?
Không thể tính toán được chính xác chi phí điều trị u máu là bao nhiêu do phụ thuộc nhiều yếu tố như:
- Cơ sở y tế điều trị: mỗi cơ sở y tế có mức giá điều trị u máu khác nhau.
- Phương pháp: phương pháp chữa bệnh sẽ được chỉ định dựa trên tình trạng sức khỏe, kích thước, vị trí, tính chất khối u máu. Mỗi phương pháp sẽ có mức giá riêng.
- Trang thiết bị: các cơ sở y tế có trang thiết bị càng tối tân thì chi phí điều trị càng cao.
Các bệnh viện điều trị u máu
Nếu gặp các dấu hiệu như trên, bạn có thể đến ngay các cơ sở y tế gần nhất, các bệnh viện chuyên khoa Da liễu. Hoặc bất kỳ bệnh viện đa khoa nào tại địa phương để được thăm khám kịp thời.
Ngoài ra, có thể tham khảo một số bệnh viện lớn, uy tín dưới đây để được chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra:
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Da liễu TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Da liễu Trung Ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức liên quan đến u máu. Mặc dù bệnh lý này hiếm gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng khi xuất hiện các biến chứng hoặc có nhu cầu để cải thiện vấn đề thẩm mỹ, bạn nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn nhé!
Hemangioma
https://www.healthline.com/health/hemangioma
Surgical removal of haemangiomas
https://www.gosh.nhs.uk/conditions-and-treatments/procedures-and-treatments/surgical-removal-haemangiomas/
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: 30 thực phẩm ít calo hỗ trợ giảm cân hiệu quả và các lưu ý giảm cân