Khi biết mình bị chảy máu chân răng, thay vì hoang mang mà tìm các mẹo, thuốc “dân gian” không có độ tin cậy cao để cứu chữa. Bạn hãy áp dụng các cách điều trị khoa học, hiệu quả sau ngay.
Bạn đang đọc: Cách điều trị chảy máu chân răng hiệu quả
Chảy máu chân răng là một chứng bệnh phổ biến, rất thường gặp hiện nay và nó hoàn toàn có thể kiểm soát tốt nếu người bệnh áp dụng các biện pháp điều trị hiệu quả, đúng cách như nội dung sau:
Contents
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Đã bị chảy máu chân răng thì chắc chắn răng của bạn đang không khỏe, để tăng cường “sức mạnh” cho răng, bạn cần vệ sinh nó đúng cách mỗi ngày.
Nhớ đánh răng 2 lần/ngày vào thời điểm trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy vào sáng hôm sau. Khi đánh răng, bạn cần đánh đúng “kỹ thuật” là đánh dọc theo chân răng hướng từ trên xuống, từ dưới lên, không đánh theo chiều ngang.
Nên sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm, đánh với lực tay vừa phải, không đánh quá mạnh để tránh làm trầy xước răng nướu.
Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể
Khi bị chảy máu chân răng, bạn cần bổ sung nhiều vitamin C từ thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, bưởi để đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Bổ sung thêm vitamin K từ củ cải, chuối, rau cải bó xôi… để hạn chế chảy máu chân răng.
Ngoài ra, bạn còn cần khoáng chất magie, canxi, chất chống viêm từ dầu cá để tăng cường sức khỏe răng miệng, dùng nhiều rau màu xanh để cung cấp chất cơ cho cơ thể, loại bỏ các mảng bám trên nướu răng nhanh hơn.
Bỏ thói quen hút thuốc lá
Tìm hiểu thêm: Ngứa âm đạo là bệnh gì? 8 nguyên nhân ngứa vùng kín cần biết
Nếu bạn thường xuyên hút thuốc lá thì đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân thường gặp gây chảy máu chân răng. Rất nhiều phái mạnh bị tình trạng này nên để điều trị chứng bệnh này, bạn cần dứt hẳn với thói quen xấu này của mình.
Khi ngừng hút thuốc lá, bạn không chỉ ngừa được chứng cháy máu chân răng mà còn ngừa được chứng hôi miệng, đặc biệt là phòng ngừa ung thư phổi hiệu quả.
Dùng thuốc điều trị phù hợp
Trước khi sử dụng thuốc điều trị chảy máu chân răng, bạn cần đến bác sĩ thăm khám để được chẩn đoán tình trạng bệnh chính xác nhất. Thông thường, bác sĩ sẽ kê toa với các thuốc điều trị như Amoxicillin, Metronidazole, Penicillin, Tetracycline,…Tuy nhiên, bạn không nên tự ý sử dụng các thuốc này nếu không có sự kê đơn của bác sĩ.
Lưu ý, bạn cần lấy vôi răng định kỳ để khôi phục nướu rồi mới bắt đầu uống thuốc thì tình trạng chảy máu chân răng mới giảm nhanh, giảm hiệu quả được.
Giảm stress, căng thẳng kéo dài
>>>>>Xem thêm: Cách phân biệt tàn nhang và nốt ruồi
Tình trạng bị stress, căng thẳng kéo dài cũng khiến chân răng bạn bị chảy máu. Để giảm tối đa tình trạng này, bạn cần hướng đến các suy nghĩ tích cực, thư giãn đầu óc bằng cách nghe nhạc, tập yoga, đi dạo công viên… Đặc biệt khi biết mình bị chảy máu chân răng do căng thẳng, đừng cố nghĩ nhiều vì nó có thể làm bệnh tăng nặng thêm đấy.
Sử dụng phương pháp điều trị chảy máu chân răng phù hợp, chăm sóc răng miệng, sức khỏe tốt, bạn sẽ không còn mệt mỏi vì chứng bệnh này nữa đâu nhé.