Các phương pháp điều trị thiếu máu tán huyết được quyết định phụ thuộc vào thể bệnh, nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể xem xét thêm một số yếu tố khác. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về các cách điều trị này qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Cách điều trị thiếu máu tán huyết đúng cách và hiệu quả
Contents
Thiếu máu tán huyết là gì?
Hồng cầu trong máu được sinh ra từ tủy xương và có tuổi thọ trung bình khoảng 120 ngày trước khi bị tiêu hủy ở lách.
Trong một số trường hợp, hồng cầu bị phá hủy hàng loạt khi chưa đủ 120 ngày bởi nhiều tác nhân khác nhau. Bệnh thiếu máu tán huyết chính là tình trạng thiếu hụt số lượng hồng cầu do hồng cầu bị phá hủy.[1]
Thiếu máu tán huyết là tình trạng thiếu hụt số lượng hồng cầu do bị vỡ
Mục tiêu của điều trị thiếu máu tán huyết
Điều trị thiếu máu tán huyết có một số mục tiêu như sau:
- Ngăn chặn, giảm thiểu sự phá hủy hồng cầu.
- Nâng số lượng hồng cầu đến mức chấp nhận được.
- Điều trị nguyên nhân gây tán huyết.
Tùy vào nguyên nhân, tình trạng bệnh mà phác đồ điều trị thiếu máu tán huyết có thể thay đổi trên từng người:
- Nếu nguyên nhân do di truyền thì bệnh thường kéo dài và phải điều trị suốt đời.
- Nếu tán huyết do nguyên nhân mắc phải (nhiễm trùng, miễn dịch…) thì cần được điều trị để khắc phục nguyên nhân.[2]
Tùy vào nguyên nhân, tình trạng bệnh mà phương pháp điều trị thiếu máu tán huyết khác nhau
Những cách điều trị thiếu máu tán huyết
Dùng thuốc
Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ có thể kê các thuốc điều trị khác nhau như:
- Thuốc corticoid: nhằm ức chế miễn dịch trong bệnh thiếu máu tán huyết tự miễn, quá đó thuốc có thể ngăn hoặc hạn chế khả năng hệ miễn dịch tạo ra kháng thể tiêu diệt hồng cầu.
- Thuốc rituximab và cyclosporine: là những loại thuốc có tính ức chế miễn dịch mạnh, được sử dụng trong trường hợp corticoid không hiệu quả.
- Thuốc hydroxyurea: dùng để điều trị thiếu máu tan máu do hồng cầu hình liềm nặng nhằm kích thích cơ thể tạo ra hemoglobin bào thai để ngăn hồng cầu biến dạng và cải thiện tình trạng thiếu máu.[2]
Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý một số tác dụng phụ của các thuốc trên như thuốc corticoid có thể gây ra hội chứng Cushing, tăng cân, tăng huyết áp, mụn trứng cá, đau bụng và cảm giác khó chịu.[3]
Thuốc ức chế miễn dịch có thể ngăn chặn việc kháng thể tiêu diệt hồng cầu
Truyền máu
Chỉ định truyền máu phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng thiếu máu. Thông thường, truyền máu được thực hiện với người thiếu máu nặng, đe dọa đến tính mạng.
Sau khi xác nhận tính phù hợp của máu người cho với máu người nhận, máu sẽ được truyền qua đường tĩnh mạch.[2]
Chỉ định truyền máu phụ thuộc vào mức độ thiếu máu
Lọc huyết tương
Là phương pháp loại bỏ các kháng thể bất thường gây phá hủy tế bào hồng cầu có trong máu người bệnh. Phương pháp này thường được áp dụng để điều trị bệnh thiếu máu tán huyết tự miễn dịch (AIHA) khi mà các phương pháp khác không hiệu quả.
Máu sẽ được lấy ra khỏi cơ thể thông qua một kim tiêm ở tĩnh mạch, rồi đi vào hệ thống lọc phân tách máu để loại bỏ các kháng thể ra khỏi máu. Sau đó, huyết tương từ người hiến tặng và các phần còn lại của máu sẽ được đưa trở lại cơ thể của người bệnh.[2]
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Union Korea Pharm của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Lọc huyết tương là phương pháp loại bỏ các kháng thể bất thường có trong máu
Phẫu thuật
Một số bệnh nhân thiếu máu tán huyết có thể cần được phẫu thuật để loại bỏ lá lách. Lách là một cơ quan trong ổ bụng, lá lách khỏe mạnh sẽ giúp chống nhiễm trùng và lọc các tế bào máu cũ, hư hỏng.
Lá lách phì đại hoặc bất thường có thể loại bỏ hồng cầu quá mức so với bình thường, gây ra thiếu máu. Vì vậy phẫu thuật cắt lá lách có thể ngăn chặn hoặc giảm tỷ lệ phá hủy hồng cầu.[2]
Phương pháp cắt lách thường chỉ được thực hiện khi các biện pháp khác không hiệu quả hoặc lách quá to gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.
Phẫu thuật cắt lách có thể ngăn chặn hoặc giảm tỷ lệ phá hủy hồng cầu
Cấy ghép tế bào gốc tạo máu
Máu được tạo ra từ các tế bào gốc có trong tủy xương, trong trường hợp các tế bào gốc hoạt động bất thường thì có thể gây ra tình trạng thiếu máu tán huyết. Vì vậy, phương pháp cấy ghép máu và tế bào tủy gốc được ra đời nhằm thay thế các tế bào gốc cũ.
Trong quá trình cấy ghép, tế bào gốc khỏe mạnh từ người hiến tặng sẽ được truyền vào máu người bệnh qua đường tĩnh mạch. Một khi tế bào gốc vào cơ thể, nó sẽ đi đến tủy xương và bắt đầu sản xuất ra các tế bào máu mới.[2]
Tế bào gốc mới vào tủy xương sẽ sản xuất ra hồng cầu khỏe mạnh
Thay đổi lối sống
Nếu bị bệnh AIHA kháng thể lạnh, hãy tránh những nơi có nhiệt độ thấp. Điều này giúp ngăn ngừa sự phá hủy hồng cầu. Nên bảo vệ ngón tay, ngón chân và đôi tai để khỏi bị lạnh.
Có thể tránh nhiệt độ thấp bằng cách mang găng tay khi lấy thức ăn ra khỏi tủ lạnh hoặc tủ đá, đội mũ, đeo khăn quàng cổ và áo khoác dày trong thời tiết lạnh. Nếu nhà dùng điều hòa thì có thể tăng nhiệt độ hoặc mặc quần áo ấm.
Các bệnh nhân thiếu hụt glucose-6-phosphate dehydrogenase bẩm sinh nên tránh các chất có thể khiến bị thiếu máu như đậu fava, naphthalene (một chất được tìm thấy trong long não) và một số loại thuốc bác sĩ khuyên không nên dùng.[2]
Nếu bạn mắc bệnh AIHA kháng thể lạnh thì hãy luôn nhớ phải giữ ấm cơ thể
Nếu bị thiếu máu tán huyết di truyền thì đây là bệnh cần điều trị liên tục suốt đời, Nếu thiếu máu tán huyết không di truyền thì bệnh sẽ được chữa khỏi nếu tìm ra được nguyên nhân và điều trị phù hợp. Hãy chia sẻ đến mọi người xung quanh nếu bạn thấy bài viết này hữu ích nhé!
How Is Hemolytic Anemia Treated?
https://www.hoacny.com/patient-resources/blood-disorders/what-hemochromatosis/how-hemolytic-anemia-treated
What is Hemolytic Anemia?
https://www.cincinnatichildrens.org/health/h/hemolytic-anemia
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình, lợi ích và cách chăm sóc hiệu quả