Siro tỏi gừng mật ong là một mẹo dân gian giúp giảm tình trạng ho, làm dịu cổ họng. Cùng tìm hiểu cách tự làm siro tỏi gừng mật ong qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Cách làm siro tỏi gừng mật ong trị ho hiệu quả ngay tại nhà
Contents
Tác dụng điều trị ho của gừng, tỏi và mật ong
Tác dụng chữa ho của gừng
Theo Đông y, gừng có tính ấm và vị cay, được sử dụng để điều trị ho, giữ ấm cơ thể, tiêu đờm, đào thải độc tố, hạ sốt và kích thích tiêu hoá.
Chất chống oxy hóa Cineol trong gừng giúp tiêu diệt một số loại vi sinh vật gây bệnh, qua đó giảm tình trạng viêm hiệu quả. Gừng còn có thể tăng trao đổi ở mạch máu, trung tâm hô hấp, tim nên có thể giúp giảm ho.
Ngoài ra, gừng còn giúp tiêu diệt một số loài vi khuẩn gây bệnh như thương hàn, phẩy khuẩn, trùng roi nên có tác dụng chống nhiễm khuẩn hiệu quả.[1]
Gừng giúp tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh
Tác dụng chữa ho của tỏi
Trong Đông Y, tỏi có tính ấm nên có tác dụng tiêu đờm, giải cảm. Vì vậy, tỏi thường được dùng để chữa ho có đờm, cảm cúm. Tại Ấn Độ, tỏi cũng được sử dụng như một chế phẩm chữa hoại thư phổi hoặc ho gà.
Theo một nghiên cứu trên bệnh nhân viêm đường hô hấp, tỏi điều trị khỏi cho 430 bệnh nhân mắc các bệnh lý như viêm amidan, viêm họng. Nghiên cứu chỉ ra rằng, bột tỏi khô có thể được dùng như một loại kháng sinh.[2]
Ngoài ra, allicin trong tỏi có tính kháng khuẩn tự nhiên, tăng cường sức đề kháng, giảm ho và cải thiện hệ miễn dịch.
Tỏi giúp chữa ho có đờm hiệu quả
Tác dụng chữa ho của mật ong
Mật ong có tính bình giúp làm dịu cổ họng. Ngoài ra, đây cũng là một loại thuốc giúp chống lại một số vi khuẩn gây bệnh và giúp an thần, ngủ ngon hiệu quả.
Mật ong chứa axit amin giúp đẩy đờm, điều trị ho khan, viêm họng đồng thời còn làm tá dược để kết hợp với những loại thuốc chữa ho khác.[3]
Cách làm gừng tỏi mật ong bằng phương pháp hấp cách thủy
Các bước chế biến gừng tỏi mật ong hấp cách thủy
Để có một hũ siro gừng, tỏi và mật ong, các mẹ có thể tham khảo một số bước sau:
- Sơ chế tỏi, gừng: loại bỏ sạch vỏ của tỏi và gừng, rửa sạch sau đó đập dập.
- Trộn tỏi, gừng và mật ong: bỏ tỏi, gừng đã sơ chế vào chén và đổ mật ong lên cho ngập hỗn hợp trên. Trong bước này, người làm có thể dùng thìa để dằm tỏi và gừng.
- Hấp tỏi, gừng với mật ong: cho hỗn hợp vừa thu được đun cách thủy đến khi nào tỏi và gừng nổi trên bề mặt mật ong là đạt yêu cầu.
- Hoàn thành: chờ hỗn hợp nguội thì cho vào hũ bảo quản và sử dụng trong 1 tuần.
- Thành phẩm: sử dụng siro pha với nước ấm.
Chờ nguội hỗn hợp mới được cho vào hũ
Cách chọn lựa nguyên liệu chất lượng, an toàn
Nguyên liệu đóng vai trò quan trọng cho việc có một hũ siro tỏi, gừng và mật ong đạt chất lượng tốt. Các mẹ có thể tham khảo một vài gợi ý sau:
- Lựa chọn tỏi ngon: tỏi tươi, còn nguyên tép, vỏ mịn, không bị nhăn hay héo, có màu trắng hơi tím, khi sờ thấy cứng, cầm chắc tay, không có vết thâm đen.
- Lựa chọn gừng ngon: chọn gừng tươi, đều màu, có vỏ trơn, không héo, không thối, tốt nhất nên chọn gừng mới thu hoạch để có hiệu quả điều trị cao.
- Lựa chọn mật ong an toàn, nguyên chất: màu sắc cam sáng hoặc vàng sáng, màu sắc đồng nhất. Người mua có thể đổ mật ong lên giấy ăn, nếu mật ong bị thấm vào giấy thì không nên mua vì đây là mật ong kém chất lượng. Cho 1 giọt mật ong vào ly nếu thấy có 1 viên mật tròn và chìm thẳng xuống dưới đáy thì là mật ong ngon. Không nên mua mật ong đã chuyển sang màu đen, trên mặt nổi bọt khí, có mùi cay nồng khó chịu, khi nếm vào có vị chua đắng vì đó là mật ong đã lên men, dùng không tốt cho sức khỏe.
Tìm hiểu thêm: 8 cách từ bỏ thói quen xấu hằng ngày của bạn nên bỏ túi ngay
Phụ huynh nên chọn mật ong sánh, có màu vàng
Những điều cần chú ý khi hấp cách thủy gừng, tỏi, mật ong
Để có một lọ siro, người làm cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Hấp cách thủy vừa đủ thời gian, không nên đun quá lâu vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của siro.
- Khi sử dụng không cần đun lại mà chỉ cần sử dụng nước ấm để pha siro.
- Không nên đun lửa lớn, chỉ đun lửa nhỏ vừa đủ.
- Đậy kín và bảo quản ở nhiệt độ phòng là cách lưu trữ hiệu quả.
- Siro gừng tỏi mật ong chỉ nên dành cho trẻ trên 1 tuổi và cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho bé.
- Cần cân nhắc trước khi sử dụng phương pháp này nếu có dị ứng với các thành phần trong tỏi, mật ong, gừng.
Hấp cách thủy, người làm nên để lửa nhỏ
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn cách làm một hũ siro tỏi gừng mật ong. Đây là một liều thuốc tự nhiên giúp trị ho hiệu quả. Vì vậy, nếu có thời gian, phụ huynh nên dành thời gian để làm cho các bé nhà mình nhé!
Tỏi
https://tracuuduoclieu.vn/toi.html
Mật ong
https://tracuuduoclieu.vn/mat-ong-vt.html
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: 100g giá đỗ bao nhiêu calo? Ăn giá đỗ có tăng cân không? Lưu ý khi ăn