Mụn cóc là một bệnh lý trên da phổ biến, gây khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Cùng tìm hiểu về các cách trị mụn cóc qua bài viết sau đây nhé!
Bạn đang đọc: Cách trị mụn cóc tại nhà, bệnh viện hiệu quả và tránh lây lan
Mụn cóc là những khối u bất thường trên da có tính chất lành tính
Contents
Cách trị mụn cóc tại nhà
Mẹo trị mụn cóc bằng tỏi
Tỏi chứa hàm lượng cao allicin. Đây là chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng giảm viêm, kháng vi sinh vật nên có thể ức chế hoạt động của virus HPV, ức chế nấm men và vi khuẩn khu trú trên bề mặt da.
Ngoài ra, tỏi còn chứa hợp chất sulfur hỗ trợ tác dụng kháng khuẩn và tiêu viêm. Một số vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin E và kẽm giúp làm sạch da, hỗ trợ phục hồi mô da hư tổn.
- Dùng tỏi đắp trực tiếp:
Đây là phương pháp đơn giản dễ thực hiện. Tuy nhiên, người bệnh không nên dùng phương pháp này với các vết thương hở hoặc các tổn thương thứ phát.
Cách thực hiện: vệ sinh vùng da tổn thương, sau đó giã nát 1 tép tỏi đắp lên vùng da tổn thương, quấn băng và giữ liên tục trong 5 – 6 giờ. Sau đó, gỡ lớp tỏi ra để trong 1 giờ rồi đắp lớp khác lên.
Lưu ý: có thể thực hiện hằng ngày trong 3 – 4 tuần liên tiếp.
- Thoa nước ép tỏi:
Cách làm này đơn giản và dễ thực hiện hơn, không cần phải đắp băng gạc vùng tổn thương.
Cách thực hiện: lấy tăm bông nhúng vào nước ép tỏi thoa trực tiếp lên vùng tổn thương. Khi vùng này khô, tiến hành thoa thêm 3 – 4 lần nữa.
Lưu ý: có thể thực hiện 3 lần/ ngày trong 3 – 4 tuần liên tiếp.
- Tỏi kết hợp mật ong:
Mật ong là một dược chất từ xa xưa có tác dụng rất tốt trên da. Mật ong có thể giúp giảm sự hăng nóng của tỏi tạo cảm giác dễ chịu cho người sử dụng.
Cách thực hiện: giã nát vài tép tỏi sau đó cho thêm 1 thìa mật ong trộn đều, sau đó dùng hỗn hợp đắp lên vùng da đã được vệ sinh sạch sẽ. Dùng gạc đắp lên vùng da chứa hỗn hợp để yên trong 3 – 4 giờ rồi rửa sạch.
Lưu ý: có thể thực hiện 2 ngày/lần trong 2- 4 tuần liên tiếp.
- Kết hợp tỏi tươi và nước cốt chanh:
Trong chanh có chứa acid citric giúp loại bỏ các tế bào sừng, qua đó tăng khả năng hấp thụ các dưỡng chất trong tỏi.
Cách thực hiện: hoà nước ép tỏi và nước cốt chanh theo tỉ lệ 1:1 rồi lấy tăm bông thoa lên vùng da tổn thương rồi để qua đêm.
Lưu ý: thực hiện 2 ngày/lần.
- Kết hợp cùng sữa chua không đường:
Trong sữa chua có chứa acid lactic giúp làm sạch và loại bỏ các tế bào da chết và giảm cảm giác nóng rát do tỏi gây ra.
Cách thực hiện: lấy nước cốt tỏi trộn đều với 1 thìa sữa chua không đường, sau đó thoa lên vùng da đã được vệ sinh sạch sẽ, giữ nguyên 2 – 3 giờ.
Lưu ý: thực hiện 2 ngày/lần đến khi khỏi mụn cóc. [1]
Tỏi có allicin có tác dụng kháng vi sinh vật
Dùng nha đam
Nha đam có chứa rất nhiều chất có lợi để hồi phục da như:
- Các vitamin như vitamin A (beta-carotene), vitamin C, vitamin E, selen, saponin là các chất chống oxy hóa mạnh ngăn cản quá trình oxy hóa giảm tình trạng viêm. Ngoài ra, saponin còn có tác dụng sát trùng trên da.
- Axit salicylic giúp loại bỏ các tế bào sừng, hỗ trợ làm mềm da, giúp các hoạt chất thấm tốt hơn trên da.
- Lignin: giúp tăng thẩm thấu với các chất khác trên da.
Cách thực hiện: sử dụng gel nha đam (cắt bỏ phần vỏ lấy lõi bên trong) bôi lên vùng da tổn thương. Ngoài ra, có thể kết hợp uống nước nha đam để đạt kết quả tốt nhất.
Lưu ý: phụ nữ có thai hoặc người đang bị tiêu chảy. [2]
Dùng gel nha đam bôi lên vùng mụn cóc có thể làm rụng mụn cóc
Dùng quả sung
Quả sung có chứa nhiều chất chống oxy hóa như polyphenol (axit phenolic và flavonoid) giúp loại trừ các gốc tự do trong cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, ức chế virus gây mụn cóc phát triển.
Cách thực hiện: sử dụng sung cắt đôi thu lấy nhựa rồi bôi lên vùng da tổn thương, giữ yên khoảng 15 đến 30 phút. Thực hiện ngày 2 lần cho đến khi mụn rụng.
Lưu ý: nên sử dụng sung tươi mới thu hoạch để lấy được nhiều mủ.
Nên lấy sung tươi chứa nhiều mủ để đạt được hiệu quả cao nhất
Sử dụng giấm táo
Giấm táo chứa axit axetic có tác dụng sát khuẩn, hỗ trợ giúp tiêu diệt virus HPV và kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, còn chứa axit salicylic giúp loại bỏ các tế bào sừng, hỗ trợ làm mềm da giúp da khỏe mạnh hơn.
Cách dùng: bôi giấm táo lên vùng da đã được vệ sinh sạch sẽ rồi đậy kín qua đêm. Hoặc có thể pha giấm táo với nước tỉ lệ 1:1 rồi ngâm chân trong 15 phút.
Bôi giấm táo lên vùng tổn thương rồi để qua đêm để làm mụn cóc nhanh rụng
Dùng quế
Quế chứa các chất chống oxy hóa như vitamin B, vitamin K, carotene, lutein, catechin, procyanidins giúp loại bỏ các gốc tự do, giúp kháng vi sinh vật gây hại, tiêu diệt nguyên nhân gây ra mụn cóc là HPV. Quế còn thúc đẩy sản xuất collagen giúp nhanh lành tổn thương.
Cách dùng: trộn 1 thìa bột quế và 1 thìa mật ong bôi lên vùng da tổn thương để qua đêm rồi rửa sạch.
Quế thúc đẩy sản xuất collagen giúp nhanh lành tổn thương
Dùng lá tía tô
Trong lá tía tô chứa perillaldehyde và limonene có tác dụng sát khuẩn, hạn chế sự phát triển của virus HPV. Ngoài ra, thành phần của tía tô còn có vitamin A, vitamin B, vitamin C có tác dụng làm cho da sáng khỏe, tăng cường hệ miễn dịch.
Cách dùng: giã nát lá tía tô rồi đắp lên mụn thịt, để yên trong 2 giờ.
Lưu ý: thực hiện liên tục ngày 1 lần cho đến khi khỏi.
Có thể giã nát lá tía tô rồi đắp lên mụn thịt rồi để qua đêm
Trị mụn cóc bằng vỏ chuối
Vỏ chuối chứa các chất chống oxy hóa như polyphenol, carotenoid giúp chống lại những stress oxy hóa của cơ thể, hỗ trợ giảm viêm tại nhà. Ngoài ra, lutein và kali có trong vỏ chuối cũng có tác dụng rất tốt trong việc kìm hãm sự phát triển của virus gây mụn cóc.
Cách dùng: chà xát vỏ chuối hoặc đắp trực tiếp vỏ chuối lên vùng da tổn thương rồi dùng gạch bịt kín lại.
Lưu ý: thực hiện hàng ngày đến khi khỏi bệnh.
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Lek của nước nào? Có tốt không?
Bạn có thể đắp trực tiếp vỏ chuối lên vùng da tổn thương
Dùng tinh dầu tràm trà
Trong tinh dầu tràm trà chứa nhiều Terpinen-4-ol giúp chống lại quá trình viêm hiệu quả. Ngoài ra, hoạt chất này còn có tác dụng sát khuẩn, kháng khuẩn khá tốt trên da, hỗ trợ tiêu diệt virus HPV hiệu quả.
Cách dùng: lấy tăm bông chứa tinh dầu tràm trà bôi trực tiếp lên da.
Lưu ý: thực hiện ngày 2 lần đến khi khỏi bệnh.
Tinh dầu tràm trà có tác dụng sát khuẩn, kháng khuẩn khá tốt trên da
Trị bằng khoai tây
Khoai tây mọc mầm có chứa các alkaloid (hợp chất nitơ hữu cơ có nhiều tác dụng) giúp kháng khuẩn, kìm hãm sự phát triển của virus HPV, giảm tình trạng mụn cóc.
Cách dùng: rửa sạch mầm khoai tây, giã nát, bôi lên vùng da tổn thương để khoảng 1 giờ sau đó rửa sạch.
Mầm của khoai tây có thể được sử dụng để chữa mụn cóc
Cách trị mụn cóc bằng thuốc
Nếu mụn có kích thước nhỏ hơn 0,5 cm có thể dùng chấm dung dịch axit salicylic và axit lactic để làm bong vùng thượng bì da, qua đó làm mất môi trường gây bệnh của HPV.
Cách dùng: bôi thuốc lên vùng da tổn thương sau khi tắm cho đến khi khỏi hẳn.
Lưu ý:
- Cần tẩy da chết bằng đá nhám vùng da này. Chỉ bôi thuốc vùng da chứa mụn thịt, không nên bôi lên các vùng da lành xung quanh.
- Cách điều trị chấm bằng axit có tính hiệu quả ít, kéo dài và người bệnh ít khi theo lâu dài.
Có thể chấm dung dịch axit salicylic và axit lactic lên vùng da chứa mụn cóc
Cách trị mụn cóc tại bệnh viện
- Sử dụng nitơ lỏng: sử dụng cho mụn to ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Nitơ lỏng có nhiệt độ thấp làm tổn thương mô, ứ đọng mạch máu và phá hủy mụn cóc.
Biện pháp này phải thực hiện nhiều lần, mỗi lần cách nhau 1 – 2 tuần trong 3 – 4 tháng.
Nhược điểm: giảm sắc tố vĩnh viễn hoặc gây sẹo. - Dùng dimethyl ether và propane áp lạnh vùng da có mụn cóc. Cơ chế tác động tương tự nitơ lỏng.
Nhược điểm: miếng mút quá lớn nên khi áp vào da sẽ gây tổn thương nhiều trên vùng da lành. - Laser:
Sử dụng laser xung nhuộm: có cơ chế hấp thu chọn lọc tế bào máu. Phương pháp này ít để lại sẹo và không cần sử dụng thuốc tê.
Sử dụng laser carbon dioxide: có cơ chế hấp thu chọn lọc phân tử nước, làm bốc hơi, phá hủy mô da. Phương pháp này cần gây tê cục bộ. - Đốt điện: dùng cho mụn cóc dưới 1cm ở vị trí kẽ ngón tay, ngón chân. Phương pháp sử dụng dòng điện cao tần khoét sâu vùng tổn thương lấy hết nhân mụn.
Nhược điểm: vết thương lâu lành, có thể để lại sẹo. - Cắt bỏ mụn cóc: áp dụng cho mụn dưới 2cm, mọc ở vị trí bằng phẳng. Phương pháp này sẽ dùng dao phẫu thuật lấy mụn cóc đi.
Dùng laser là một trong những phương pháp trị mụn cóc
Lưu ý khi điều trị mụn cóc
Khi điều trị mụn cóc cần lưu ý các điểm sau để tránh những biến chứng nguy hiểm:
- Mụn cóc rất dễ lây lan sang các khu vực khác nên điều trị mụn cóc phải điều trị từ sớm, tránh lây lan.
- Trong và sau điều trị nếu gặp phải tình trạng nhiễm trùng như sưng, nóng, đỏ, đau, sốt cao, vết điều trị xuất hiện mủ nên đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
- Nếu xuất hiện mụn nước (dùng phương pháp nitơ lỏng) tuyệt đối không được làm vỡ mụn nước.
Sau khi điều trị mụn có thể gặp tình trạng sốt cao
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Mụn cóc có thể điều trị tại nhà, tuy nhiên nếu có những triệu chứng sau nên đến các cơ sở y tế để được điều trị:
- Vùng có mụn cóc gây cảm giác đau.
- Mụn cóc lây lan sang các vùng khác.
- Mụn cóc xuất hiện trên 2 năm.
- Mụn cóc mọc ở cơ quan sinh dục.
Khi mụn cóc lây lan sang các vùng khác nên đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời
Các chẩn đoán/xét nghiệm bệnh
Bác sĩ chẩn đoán mụn cóc thường dựa vào các biểu hiện lâm sàng như cục thịt nổi lên, khi cắt bỏ vùng mụn thịt xuất hiện mao mạch huyết khối.
Khi không chẩn đoán được dựa trên triệu chứng, bác sĩ có thể yêu cầu sinh thiết da để xác định chính xác.
>>>>>Xem thêm: Đau mắt đỏ nhỏ thuốc gì? Các loại thuốc dùng trong điều trị đau mắt đỏ
Khi không chắc chắn về chẩn đoán lâm sàng bác sĩ có thể yêu cầu sinh thiết da
Tham khảo một số bệnh viện có thể thăm khám
Khi có tình trạng mụn cóc cần phải gặp chuyên gia, bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa Da liễu uy tín để được chẩn đoán và điều trị. Dưới đây là một số địa chỉ bạn có thể tham khảo:
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Da liễu TP.HCM, Bệnh viện Gia An 115, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Y dược TP.HCM,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Da liễu Trung Ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Quân đội 108,…
Bạn có thể thử một số mẹo dân gian đã được đề cập trong điều trị mụn cóc tại nhà. Nếu thấy triệu chứng không giảm, người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm để tránh lây lan nhé!