Những dấu hiệu ung thư lưỡi ban đầu khá thông thường và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Do đó, chúng ta cần chú trọng những dấu hiệu cảnh báo để có thể phát hiện được bệnh sớm. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về những dấu hiệu này nhé!
Bạn đang đọc: Cảnh báo 11 dấu hiệu ung thư lưỡi bạn không nên bỏ qua
Ung thư lưỡi gây viêm loét tổn thương không lành
Contents
- 1 Đau lưỡi
- 2 Đau họng
- 3 Cảm thấy đau, khó khăn khi nhai nuốt
- 4 Xuất hiện các mảng màu trắng hoặc đỏ trên lưỡi
- 5 Chảy máu lưỡi không rõ nguyên nhân
- 6 Các vết loét không lành trên lưỡi
- 7 Khó khăn vận động lưỡi hoặc thay đổi giọng nói
- 8 Cảm giác tê ở lưỡi hoặc mất cảm giác
- 9 Hôi miệng
- 10 Đau tai
- 11 Xuất hiện khối u trên lưỡi
- 12 Khi nào cần gặp bác sĩ?
Đau lưỡi
Cảm giác đau ở lưỡi là biểu hiện sớm nhất của ung thư lưỡi. Triệu chứng đau tăng lên khi nhai, nói, có khi đau lan đến tai. Nếu cảm giác đau kéo dài thì bạn nên quan tâm bản thân có các triệu chứng khác của bệnh ung thư lưỡi hay không.
Đau lưỡi là biểu hiện sớm nhất của ung thư lưỡi
Đau họng
Triệu chứng đau họng rất giống với những bệnh lý thông thường khác. Nhưng bạn không nên chủ quan trước những dấu hiệu ban đầu này. Đặc biệt khi cảm giác đau họng xuất hiện trong một thời gian dài.
Triệu chứng đau họng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác
Cảm thấy đau, khó khăn khi nhai nuốt
Do việc đau lưỡi và đau họng kéo dài, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến việc nhai nuốt thông thường như cảm thấy khó khăn trong việc nhai hay nuốt thức ăn, có cảm giác vướng ở cổ họng và đau khi nuốt.
Bị ung thư lưỡi gây vướng hay đau cổ họng khi nuốt
Xuất hiện các mảng màu trắng hoặc đỏ trên lưỡi
Bạn có thể dễ dàng nhận thấy trên bề mặt lưỡi có sự thay đổi về màu sắc, xuất hiện những mảng bám màu trắng hoặc màu đỏ. Lâu dần các mảng bám ngày càng lan rộng và bám chặt trên niêm mạc lưỡi.
Các mảng bám màu trắng hay đỏ có thể lan rộng ra
Chảy máu lưỡi không rõ nguyên nhân
Chảy máu lưỡi có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác như nhiễm trùng, nấm lưỡi, nhiễm virus Herpes… Nhưng nếu bạn chảy máu một cách bất thường và không rõ nguyên nhân thì ung thư lưỡi là bệnh lý bạn cần phải nghi ngờ đến.
Thận trọng khi chảy máu lưỡi bất thường, không rõ nguyên nhân
Các vết loét không lành trên lưỡi
Nếu trên niêm mạc lưỡi của bạn có xuất hiện các vết loét ở một hoặc nhiều vị trí khác nhau, không có dấu hiệu phục hồi dù đã được điều trị thì bạn cần phải thận trọng. Đây là triệu chứng rất nguy hiểm vì vết loét có khả năng sẽ ngày càng lan rộng và sâu xuống bề mặt lưỡi gây đau, bội nhiễm và chảy máu nghiêm trọng.
Vết loét trên niêm mạc lưỡi là triệu chứng nguy hiểm
Khó khăn vận động lưỡi hoặc thay đổi giọng nói
Thay đổi giọng nói, âm thanh phát ra khàn khàn, có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, ung thư lưỡi có thể là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này. Tuy nhiên, dấu hiệu này không quá đặc hiệu nên bạn cần cân nhắc thêm những dấu hiệu khác để tăng độ chính xác cho suy đoán của bản thân.
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Elea của nước nào? Có tốt không?
Ung thư lưỡi có thể khiến giọng nói thay đổi
Cảm giác tê ở lưỡi hoặc mất cảm giác
Tê lưỡi hoặc mất cảm giác ở một khu vực nào đó trong miệng, triệu chứng này có thể do vết loét phát triển nhanh, ngày càng lan rộng ảnh hưởng đến khả năng vận động của lưỡi.
Tê lưỡi hay lưỡi mất cảm giác có thể là dấu hiệu của ung thư lưỡi
Hôi miệng
Hơi thở có mùi gây khó chịu do tổn thương ở niêm mạc lưỡi. Tuy nhiên, dấu hiệu hôi miệng cũng khá mơ hồ và không đặc thù nên bạn cần kết hợp thêm những dấu hiệu khác trước khi đưa ra kết luận.
Hôi miệng là triệu chứng không đặc hiệu của ung thư lưỡi
Đau tai
Cảm giác đau tai thường sẽ xuất hiện đồng thời với cảm giác đau lưỡi và đau họng. Đặc biệt khi ăn những món cay nóng, cảm giác đau sẽ lan sang đến tai. Dấu hiệu này ít xuất hiện so với những dấu hiệu nêu trên.
Triệu chứng đau tai thường xuất hiện với đau lưỡi và đau họng
Xuất hiện khối u trên lưỡi
Xuất hiện các khối u trên lưỡi là dấu hiệu rõ ràng nhất cảnh báo bạn có thể đã mắc ung thư lưỡi. Khi xuất hiện khối u bất thường trên lưỡi thì bạn phải đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán sớm nhất có thể.
Ngoài những dấu hiệu được kể trên, vẫn còn các dấu hiệu khác giúp bạn nghi ngờ, nhận biết sớm ung thư lưỡi như: xuất hiện khối vùng cổ, sụt cân,…
Xuất hiện khối u trên lưỡi là dấu hiệu rõ nhất giúp cảnh báo bệnh
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Nếu bạn nghi ngờ vì có nhiều dấu hiệu như đau lưỡi, đau họng kéo dài kèm theo đau tai, tăng tiết nước bọt, hơi thở có mùi, tê lưỡi,… Đặc biệt khi xuất hiện những vết loét không lành và khối u bất thường trên lưỡi thì hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chữa trị.
Gặp bác sĩ nếu lưỡi xuất hiện các dấu hiệu bất thường
Phương pháp chẩn đoán
- Sinh thiết: vùng bất thường trên niêm mạc lưỡi quan sát dưới kính hiển vi mẫu mô được lấy tại vị trí lưỡi có dấu hiệu bất thường
- Chụp CT vùng cổ – họng: Là phương pháp sử dụng tia X quét lên vùng cổ – họng theo lát cắt ngang, sau đó sẽ cho ra những hình ảnh ba chiều (3D) của vùng cổ – họng để đánh giá độ lan rộng của bướu và di căn hạch cổ.
- MRI vùng cổ họng: Phương pháp này dùng từ trường và sóng radio để tạo ra những hình ảnh vùng cổ – họng ở nhiều góc độ để đánh giá độ lan rộng của bướu và di căn hạch cổ.
- X-quang phổi: Bệnh nhân sẽ đứng trước một tấm chứa phim X-quang, máy chụp có khả năng phát ra tia X, chiếu tia X qua cơ quan thuộc lồng ngực như phổi, tim, mạch máu,… Hình ảnh sẽ được thu lại từ đó đánh giá di căn xa đến phổi (XQ phổi, CT Scan ngực) di căn của khối u.
- Siêu âm vùng cổ: Sử dụng các sóng âm được phát ra tại đầu dò, khi gặp bất thường ở vùng siêu âm các sóng này sẽ hiển thị rõ nét trên hình ảnh siêu âm. Vì vậy, siêu âm phản ánh tương đối chính xác các tổn thương hay những bất thường bên trong vùng cổ nhằm đánh giá tình trạng hạch cổ.
- Xét nghiệm PCR: Là xét nghiệm sinh học phân tử với kỹ thuật nhằm nhân bản DNA mục tiêu trong ống nghiệm dựa vào các chu kỳ nhiệt. Phương pháp PCR có khả năng phát hiện đoạn gen đặc hiệu HPV – DNA với độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao.
>>>>>Xem thêm: 13 biến chứng thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý trong thời gian mang thai
Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Các bệnh viện chuyên khoa ung thư lớn
- TP.HCM: Bệnh viên Ung Bướu, Bệnh viện Đại học Y dược, Bệnh viện Tai Mũi Họng, Bệnh viện Chợ Rẫy,…
- Hà Nội: Bệnh viện K, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108,…
Ung thư lưỡi có những dấu hiệu nhận biết rất đơn giản nhưng dễ bị bỏ qua. Vì vậy, chúng ta cần nâng cao tinh thần cảnh giác và hãy chia sẻ bài viết cho người thân và bạn bè để cùng nhau biết đến những dấu hiệu của bệnh ung thư lưỡi nhé!