Thuốc ngủ luôn được ví như con dao hai lưỡi. Điều đáng lo ngại nhiều người không lường trước được những tác hại của thuốc ngủ mà cứ tự ý sử dụng. Cùng Kenshin tìm hiểu tác dụng phụ của thuốc ngủ ngay nhé!
Bạn đang đọc: Cảnh báo 9 tác dụng phụ của thuốc ngủ
Contents
Hội chứng Parasomnias
Hội chứng Parasomnias là một thuật ngữ để chỉ những hành vi bất thường khi ngủ như gặp ác mộng, mộng du, nói mớ, đái dầm,…
Những hành vi này khác nhau về đặc điểm, mức độ nghiêm trọng và tần suất. Tần suất xảy ra của hội chứng Parasomnias nhiều hơn khi tăng liều lượng. Vì vậy điều quan trọng là dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ.
Táo bón hoặc tiêu chảy
Táo bón hay tiêu chảy cũng là một trong số những tác dụng không mong muốn thường gặp mà thuốc ngủ gây ra.
Các loại thuốc ngủ có tác dụng kích thích hệ thần kinh giao cảm, làm cho người dùng có cảm giác chướng bụng, khó tiêu dẫn đến táo bón.
Việc kích thích hệ thần kinh giao cảm cũng sẽ gây kích thích nhu động ruột (co bóp nhằm giúp thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa). Khi nhu động ruột tăng lên dẫn đến gây tiêu chảy.
Những trường hợp tiêu chảy hoặc táo bón dạng nhẹ sẽ khỏi trong vòng 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, khi bệnh nặng đi kèm với sốt, phân có máu, tiêu chảy liên tục trong 3 ngày thì bạn nên đi khám bác sỹ.
Gây ra một số vấn đề tiêu hoá
Ngoài táo bón và tiêu chảy, bạn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn mà thuốc ngủ gây ra cho đường tiêu hoá như ợ chua, đầy hơi, buồn nôn…
Một số loại thuốc ngủ kích ứng da và niêm mạc, có vị khó chịu, gây buồn nôn và đôi khi nôn nếu thuốc không được pha loãng và uống lúc đói.
Ngứa, phát ban
Giống như bất kỳ loại thuốc nào khác, bạn cũng có thể gặp phản ứng dị ứng (phát ban) với thuốc ngủ. Nếu bạn có tiền sử dị ứng với bất kỳ loại thuốc ngủ nào, hãy nói chuyện với bác sĩ để được lựa chọn loại thuốc phù hợp.
Buồn ngủ vào ban ngày
Tác dụng của thuốc ngủ thường kéo dài từ 6 – 8 giờ. Vì vậy bạn nên canh thời gian để ngủ, tránh trường hợp uống thuốc quá muộn hay thức dậy quá sớm. Trường hợp nếu không ngủ đủ theo đúng giờ quy định của thuốc sẽ khiến bạn trong tình trạng buồn ngủ, mơ màng vào ban ngày.
Đôi khi, người dùng còn cảm thấy buồn ngủ làm giảm khả năng tập trung học tập, làm việc vào ban ngày. Tác dụng phụ này của thuốc có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu như bạn thường xuyên lái xe.
Tìm hiểu thêm: Tuyển dụng bác sĩ duyệt nội dung bài tin sức khỏe Kenshin
Đau đầu, chóng mặt, choáng váng
Tác dụng không mong muốn của thuốc ngủ thường liên quan đến tác dụng ức chế thần kinh trung ương như buồn ngủ, đau đầu, giật rung nhãn cầu…
Thuốc ngủ được cho là hết tác dụng sau 8 giờ, tình trạng buồn ngủ có thể kéo dài lâu hơn nếu bạn dùng liều cao làm cho cơ thể luôn mệt mỏi.
Nếu bạn dùng thuốc quá liều khuyến cáo sẽ làm ức chế hệ thần kinh trung ương và gây ra những rối loạn bên trong não bộ dẫn đến đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng,…
Khô miệng hoặc cổ họng
Khô miệng là cảm giác bạn có thể cảm thấy khi tuyến nước bọt trong miệng không tiết đủ nước bọt do thuốc ngủ có tác dụng ức chế tiết nước bọt.
Nước bọt giữ cho miệng và răng khỏe mạnh. Nó làm sạch miệng của bạn, giữ ẩm và loại bỏ thức ăn. Thiếu nước bọt có thể gây ra các vấn đề về răng miệng như: hôi miệng, sâu răng, khó nuốt….
Giảm khả năng ghi nhớ và tập trung
Thuốc ngủ thường được chỉ định sử dụng trong một thời gian ngắn (vài tuần hoặc ít hơn). Khi sử dụng thuốc ngủ lâu dài sẽ dẫn đến nhiều hệ quả về thần kinh, một trong số đó là khả năng tập trung và ghi nhớ sẽ bị giảm sút.
Suy nhược cơ thể
Khi sử dụng thuốc ngủ trong thời gian dài cơ thể bạn sẽ cần tăng cường độ hoặc tần suất sử dụng thuốc – hiện tượng này gọi là nghiện thuốc.
Nghiện thuốc ngủ có thể gây ra các tác dụng phụ như suy nhược cơ thể, suy giảm khả năng phối hợp vận động, không có khả năng hưng phấn. Bạn cũng có thể trở nên phụ thuộc tâm lý vào thuốc, sợ hãi và lo lắng khi đi ngủ không có sự hỗ trợ của thuốc.
>>>>>Xem thêm: Khoai sọ bao nhiêu calo? Ăn khoai sọ có béo không? Các lưu ý khi ăn
Mong rằng những thông tin mà Kenshin cung cấp trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về các tác dụng phụ mà thuốc ngủ gây ra. Nếu bạn thấy hữu ích hãy chia sẻ bài viết này đến với nhiều người hơn nhé!
Nguồn tham khảo: Mayo Clinic, Cleveland Clinic, Sleep Foundation.