Virus Nipah là một loại virus gây ra bệnh nghiêm trọng cho con người và được Tổ chức Y tế Thế giới xác định có khả năng gây ra đại dịch toàn cầu. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin cảnh báo về virus Nipah để mọi người có thể thực hiện các biện pháp cần thiết, từ đó ứng phó và ngăn chặn sự lan truyền của virus kịp thời.
Bạn đang đọc: Cảnh báo về virus Nipah: có thể gây ra đại dịch toàn cầu
Virus gây tử vong ở Ấn Độ
Ấn Độ đang đối mặt với vấn đề cấp bách khi virus Nipah bất ngờ xuất hiện, đồng thời gây ra những trường hợp tử vong đáng lo ngại, đặc biệt ở Bang Kerala. Hiện tại, hơn 700 người đã được xét nghiệm để kiểm tra sự lây truyền của virus sau khi sự tiếp xúc với dơi, lợn hoặc người bị nhiễm bệnh.
Các quan chức y tế đang tập trung nỗ lực điều trị và kiểm soát tình hình dịch bệnh. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương đã áp đặt các biện pháp hạn chế và cách ly nghiêm ngặt để ngăn chặn sự lan truyền của virus. Ngoài ra, đây không phải là lần đầu loại virus này gây ra các đợt bùng phát tại bang Kerala.[1]
Chính quyền địa phương đã cách ly nghiêm ngặt để ngăn chặn sự lan truyền của virus
Tình hình dịch tễ
Đợt bùng phát đầu tiên của virus Nipah ban đầu xuất phát từ Malaysia, Singapore vào cuối những năm 1990 và chủ yếu lây truyền từ động vật, đặc biệt từ dơi lây sang người. Năm 2001, quận Meherpur của Bangladesh và thành phố Siliguri của Ấn Độ, đã ghi nhận các trường hợp đầu tiên lây nhiễm từ người sang người.
Đợt bùng phát này mang tính chất đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực y học hiện nay, vì nó thể hiện sự thích nghi của virus, từ đó tăng nguy cơ lây truyền nhanh chóng khiến cho việc kiểm soát và phòng ngừa trở nên vô cùng phức tạp.[2][3]
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Vifaco của nước nào? Có tốt không?
Virus Nipah chủ yếu lây truyền từ động vật, đặc biệt là con dơi
Mức độ nguy hiểm
- Khả năng gây tử vong cao gấp 75 lần so với SARS-CoV2: Liên minh Đổi mới đối phó dịch bệnh châu Âu (CEPI) đã phát động cảnh báo về virus Nipah, một tác nhân gây ra căn bệnh phù não cực kỳ nguy hiểm với mức tỷ lệ tử vong cao gấp 75 lần so với SARS-CoV-2.[4]
- 8% trường hợp nhiễm Virus không có triệu chứng rõ ràng: Virus này có khả năng lây truyền từ động vật sang người với một loạt các bệnh từ nhiễm trùng không có triệu chứng cho đến viêm não. Chúng thường xuất hiện trong khoảng từ 4 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc với virus và bao gồm sốt, buồn nôn, co giật và thậm chí có thể dẫn đến tình trạng hôn mê.[5]
- Không có vắc-xin hay thuốc điều trị: Hiện tại, việc điều trị nhiễm virus Nipah thường chỉ tập trung vào việc giảm nhẹ các triệu chứng bao gồm sốt, đau đầu, ho, đau họng và nôn mửa ở những người bị bệnh.[6]
>>>>>Xem thêm: 4 cách trị giun kim tại nhà an toàn, đơn giản bạn nên biết
Nipah là một tác nhân gây ra căn bệnh phù não cực kỳ nguy hiểm
Mặc dù virus Nipah chỉ mới bùng phát tại bang Kerala, Ấn Độ, nhưng nguy cơ tiềm ẩn của nó có thể lây nhiễm và ảnh hưởng đến toàn bộ thế giới. Cần chủ động để phòng chống dịch bệnh và đảm bảo an toàn cho sức khoẻ của chính mình và cộng đồng.