Cắt dạ dày là phương pháp điều trị đối với các bệnh nhân ung thư dạ dày hoặc các bệnh lý liên quan đến dạ dày khác. Hãy cùng tìm hiểu những biến chứng sau cắt dạ dày qua bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Cắt dạ dày có thể gặp biến chứng gì? Chăm sóc bệnh nhân sau cắt dạ dày
Contents
Cắt dạ dày trong trường hợp nào?
Ung thư dạ dày
Cắt dạ dày là phương án phẫu thuật chính cho bệnh nhân ung thư dạ dày. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định:[1]
- Cắt dạ dày một phần, loại bỏ phần dạ dày chứa ung thư.
- Cắt dạ dày toàn bộ được chỉ định khi có khối u to không thể dùng thủ thuật cắt bỏ khối u, hoá trị hoặc xạ trị.
Cắt dạ dày là phương án phẫu thuật chính cho bệnh nhân ung thư dạ dày
Viêm loét dạ dày nghiêm trọng có biến chứng
Viêm loét dạ dày thường được điều trị bằng phương pháp điều trị ít xâm lấn và dùng các thuốc như thuốc ức chế bơm proton, thuốc kháng axit. Tuy nhiên, cắt dạ dày cũng vẫn được chỉ định trong các trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng nghiêm trọng và xuất hiện biến chứng như:
- Thủng, hẹp môn vị.
- Xuất huyết tiêu hóa.
- Tiến triển thành ung thư dạ dày.
Cắt dạ dày cũng được chỉ định trong các trường hợp viêm loét dạ dày nghiêm trọng
Người béo phì cần giảm cân
Phẫu thuật cắt bỏ dạ dày là thủ thuật giảm béo phổ biến thứ hai tại Hoa Kỳ, phương pháp này thường được thực hiện ở người bệnh béo phì không thể duy trì việc giảm cân chỉ bằng chế độ ăn kiêng và tập thể dục. Phẫu thuật cắt dạ dày được chỉ định khi bạn thuộc 1 trong những trường hợp sau:
- Đã chẩn đoán béo phì độ III, được xác định bởi chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 40kg/m2 trở lên.
- Có chỉ số BMI ít nhất là 35kg/m2 và mắc ít nhất một tình trạng liên quan đến béo phì như bệnh tiểu đường loại 2, cao huyết áp, ngưng thở khi ngủ,…
Phẫu thuật cắt dạ dày là phương pháp điều trị thành công nhất đối với bệnh béo phì
Biến chứng sớm có thể gặp sau phẫu thuật cắt dạ dày
Chảy máu sau mổ cắt dạ dày
Một số nghiên cứu báo cáo rằng có tới 70% biến chứng chảy máu sau phẫu thuật xuất hiện trong vòng 4 giờ đầu. Trong đó, có đến 0,5 – 5,8% trường hợp bị xuất huyết tiêu hoá sau phẫu thuật còn lại là vết mổ bị rỉ máu.[2]
Ở các trường hợp, xuất huyết tiêu hóa sau phẫu thuật dạ dày có thể tự khỏi và không cần phải phẫu thuật lại. Tuy nhiên, đối với một số bệnh nhân, việc kiểm soát xuất huyết sau phẫu thuật có thể cần đến các biện pháp can thiệp bằng tái phẫu thuật hoặc nội soi.
Có tới 70% biến chứng chảy máu xuất hiện sau phẫu thuật cắt dạ dày
Tắc miệng nối sau phẫu thuật
Vị trí tắc miệng nối sau phẫu thuật phổ biến nhất là giữa dạ dày và hỗng tràng. Biến chứng này xảy ra từ 3 – 7% sau thủ thuật phẫu thuật cắt dạ dày nội soi do tình trạng thiếu máu cục bộ, sẹo và kỹ thuật tạo ra một lỗ nối quá nhỏ.[3]
Bệnh nhân thường sẽ biểu hiện tình trạng đau bụng, khó nuốt từ thực phẩm rắn sang lỏng. Sau đó là nôn mửa hàng ngày từ vài tuần đến vài tháng sau phẫu thuật.
Bệnh nhân thường sẽ có biểu hiện đau bụng khi tắc miệng nối sau phẫu thuật
Rò rỉ miệng nối sau phẫu thuật
Rò rỉ miệng nối là một trong những biến chứng nghiêm trọng sau phẫu thuật cắt dạ dày và được coi là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất. Một báo cáo cho rằng tỷ lệ rò rỉ thay đổi từ 0,1 – 5,6%. Rò rỉ xảy ra trong vòng 5 ngày sau phẫu thuật được phân loại là biến chứng sớm và những rò rỉ xuất hiện sau 5 ngày là biến chứng muộn.[4]
Bệnh nhân khi được chẩn đoán có xuất hiện rò rỉ cần được điều trị bằng kháng sinh. Đồng thời, các vết rò rỉ hoặc áp xe cũng có thể hiện rõ qua chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc siêu âm.
Tìm hiểu thêm: 6 triệu chứng viêm họng hạt giúp bạn nhận biết bệnh chính xác
Rò rỉ miệng nối là một biến chứng nghiêm trọng sau phẫu thuật cắt dạ dày
Rò miệng tá tràng
Rò miệng tá tràng là biến chứng nghiêm trọng xảy ra ở 1 – 2% số ca phẫu thuật cắt dạ dày. Các triệu chứng ban đầu khi rò miệng tá tràng gồm sốt, nhịp tim nhanh và đau bụng.
Rò miệng tá tràng là biến chứng nghiêm trọng xảy ra ở 1 – 2% số ca phẫu thuật cắt dạ dày
Viêm tuỵ cấp
Viêm tụy ngay sau phẫu thuật cắt dạ dày rất hiếm gặp. Viêm tụy hầu hết đều tự khỏi mà không để lại biến chứng (80%) nhưng trong trường hợp viêm tụy nặng (20%), biến chứng có thể xảy ra và dẫn đến tử vong (3%).
Trong một nghiên cứu về viêm tụy cấp sau phẫu thuật cắt dạ dày, khung thời gian trung bình để phát triển viêm tụy là 3,5 năm sau khi thực hiện phẫu thuật.[5][6]
Thời gian trung bình để phát triển viêm tụy là 3,5 năm sau khi thực hiện phẫu thuật
Biến chứng muộn sau mổ cắt dạ dày
Thoát vị vết mổ được xem là biến chứng muộn thường gặp nhất trong phẫu thuật cắt dạ dày, xảy ra ở 8,6 – 20% bệnh nhân. Ngoài ra, Lồng ruột (đoạn ruột bị lồng vào nhau) cũng là một biến chứng muộn và có phần đặc biệt sau phẫu thuật cắt dạ dày.
Một biến chứng muộn thường gặp khác ở đường tiêu hóa sau phẫu thuật cắt dạ dày được ghi nhận là hình thành sỏi mật. Tỷ lệ phát triển sỏi mật sau phẫu thuật cắt bỏ dạ dày dao động từ 22 – 71%. Tuy nhiên, một nghiên cứu cho thấy bệnh nhân dùng axit ursodeoxycholic (UDCA) 600 mg mỗi ngày trong 6 tháng sau phẫu thuật giúp giảm sự hình thành sỏi mật xuống 2%.[7]
Một biến chứng muộn sau phẫu thuật cắt dạ dày là hình thành sỏi mật
Những lưu ý chăm sóc bệnh nhân sau cắt dạ dày
Sau phẫu thuật cắt bỏ dạ dày, cơ thể bạn có thể gặp tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng do sự thay đổi về đường tiêu hoá, dung tích dạ dày bị thu hẹp lại nên giới hạn lượng thức ăn nạp vào. Do đó, để tránh suy dinh dưỡng, bạn cần xây dựng một chế độ ăn với các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối dưỡng chất gồm:
- Vitamin B12.
- Axit folic.
- Thiamine.
- Sắt.
- Canxi và vitamin D.
- Kẽm, Đồng, Selen, Vitamin C.
Đồng thời, bạn cần theo dõi tình trạng sức khoẻ hàng ngày sau khi phẫu thuật và báo với bác sĩ ngay lập tức khi xuất hiện các triệu chứng:
- Sốt.
- Đau bụng ngày càng tăng.
- Buồn nôn.
- Đau lưng.
- Áp lực vùng chậu
- Nhịp tim nhanh, bồn chồn.
Cần lưu ý tình trạng đau bụng có thể ngày càng tăng sau khi phẫu thuật cắt dạ dày
Cắt dạ dày là một phẫu thuật thường được thực hiện ngày nay, có nhiều ưu điểm nhưng cũng có thể gây ra các biến chứng sớm và muộn. Hãy xây dựng một chế độ ăn đầy đủ chất để tránh suy dinh dưỡng và đến gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường sau phẫu thuật bạn nhé!
Management of suspected anastomotic leak after bariatric laparoscopic Roux-en-y gastric bypass
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4163000/
Pancreatitis following bariatric surgery
https://bmcsurg.biomedcentral.com/articles/10.1186/s12893-019-0532-6
Acute pancreatitis in patients after bariatric surgery: incidence, outcomes, and risk factors
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24972683/
Gastrointestinal Complications After Bariatric Surgery
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4843041/
Xem thêm
>>>>>Xem thêm: Quả gấc có tác dụng gì? 13 tác dụng của gấc với sức khỏe bạn nên biết