Cây mắt mèo (hay cây móc mèo) được biết đến là một dược liệu có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe của con người. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Cây mắt mèo (móc mèo) chữa bệnh gì? 10 tác dụng và lưu ý sử dụng trong chữa bệnh
Contents
Giới thiệu cây mắt mèo
Cây mắt mèo là gì?
Cây mắt mèo có tên khoa học là Caesalpinia minax Hance thuộc họ Đậu (Fabaceae). Ngoài ra, cây mắt mèo có các tên gọi khác như vuốt hùm, móc diều, móc mèo, vân thực, trần sa lực,…
Chúng ta có thể tìm thấy cây mắt mèo tại các khu vực rừng có độ cao 300 – 1500m như Lạng Sơn, Phú Thọ, Hà Tây, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Quảng Trị.
Cây mắt mèo có tên khoa học là Caesalpinia minax Hance thuộc họ Đậu
Bộ phận dùng
Cây mắt mèo (móc mèo) có thể được sử dụng toàn cây, hạt và lá. Người ta có thể thu hoạch quả phơi khô, đập dập lấy hạt và hạt sẽ được phơi lại cho thật khô.
Cây mắt mèo có thể được sử dụng toàn cây, hạt và lá
Mô tả cây mắt mèo
Cây mắt mèo là cây thân bụi cao từ 1 – 2m. Cành có màu xanh mảnh, nhiều lông tơ và có gai. Hoa của cây mọc ở phần nách lá. Đài hoa từ 4 – 5 tràng, nhị hoa ngắn, có nhiều lông tơ. Quả móc mèo mọc thành chùm, bên trong quả thường chứa 10 – 12 hạt.
Cây mắt mèo là cây thân bụi
Thành phần hóa học
Thành phần dược chất được tìm thấy trong hạt cây mắt mèo: tinh bột 37,795%; dầu béo 23,92%; chất đạm không hoà tan 18,2%; đường 5,452%; muối vô cơ 4,521%; chất đạm hoà tan 3,412%; nhựa đắng 1,888%, các loại axit béo với lượng nhỏ hơn.
Ngoài ra, rễ mắt mèo có chứa caesalpinin, caesalpin F, α-caesalpin, caesalpin G, caesalpin H,… và lá chứa brazilin, caesalpin F, bonducin,…
Hạt mắt mèo có thành phần hóa học đa dạng
Tác dụng của cây mắt mèo
Theo dân gian, cây mắt mèo có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau. Hãy để chúng tôi cung cấp cho bạn 10 tác dụng của cây mắt mèo nhé:
Giảm đau, hạ sốt
Trong cây mắt mèo chứa nhiều các chất như flavonoid, đường tự do, glycosid. Đây là những chất giúp hạ sốt nhanh chóng, đồng thời giúp chống viêm, chống sưng tấy, giúp cơ thể giảm đau nhanh chóng.
Cây mắt mèo giúp hạ sốt nhanh chóng
Điều trị Parkinson
Cây móc mèo có chứa chất levodopa là tiền chất của dopamine nên khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành dopamine trong não bộ. Dopamine là một chất có vai trò quan trọng trong việc vận động và phối hợp.
Các triệu chứng của bệnh Parkinson thường do nồng độ dopamine trong não thấp, khiến chất levodopa bị phân hủy trước khi tới được não. Việc sử dụng cây mắt mèo sẽ cung cấp levodopa, từ đó làm tăng lượng dopamine trong não, giúp cải thiện tình trạng Parkinson.
Cây mắt mèo tác dụng tốt trên bệnh nhân mắc Parkinson
Điều trị bướu cổ
Hạt mắt mèo được biết đến là một loại dược liệu giúp trị các chứng bướu cổ, sưng cổ vì trong cây mắt mèo có chứa các chất giúp làm tan cục bướu rất tốt. Đây là một phương pháp được khá nhiều các thầy thuốc, dược sĩ khuyên dùng.
Hạt mắt mèo được biết đến là một loại dược liệu giúp trị các chứng bướu cổ
Hỗ trợ điều trị viêm gan B
Hạt móc mèo cực kì hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị bệnh, phòng chống viêm gan B. Trong hạt mắt mèo có chứa các hoạt chất giúp quá trình thải độc của gan được tốt hơn và không gây độc hại cho gan.
Hạt mắt mèo hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị và phòng chống viêm gan B
Chữa viêm xoang
Ở một số nước thuộc châu Đại Dương, mắt mèo được dùng để chữa bệnh viêm xoang bằng cách nướng hạt mắt mèo khô, sau đó dùng để ngửi.
Mùi thơm từ hạt mắt mèo kích thích khứu giác, khai thông các xoang tắc nghẽn, từ đó giúp thông thoáng mũi hơn.
Tìm hiểu thêm: Ăn gạo lứt giảm cân như thế nào? 4 cách ăn gạo lứt giảm cân nên bỏ túi
Hạt mắt mèo khô nướng giúp chữa viêm xoang
Hạ đường huyết
Trong cây mắt mèo có chứa ethanol, chất này kích thích giúp tiết insulin. Từ đó kiểm soát lượng đường trong cơ thể nên có tác dụng làm giảm đường huyết rất tốt. Khuyến cáo cho rằng nếu uống 250mg/kg trọng lượng cơ thể móc mèo có thể hạ lượng lipid trong máu khá tốt.
Điều trị viêm khớp
Mắt mèo là có tính mát, vị đắng hơi the và mùi thơm, chứa lượng lớn các chất giúp giảm viêm. Do đó hạt mắt mèo được sử dụng để giảm đau xương khớp, nhức mỏi các gân xương, viêm dây chằng, đau thần kinh tọa.
Chữa rắn cắn
Cây mắt mèo còn có thể chữa rắn cắn rất tốt. Khi đi rừng mà rắn độc cắn, nếu có thể bắt gặp cây mắt mèo thì đem hạt mắt mèo bổ đôi, đắp trực tiếp lên vết cắn để sơ cứu tạm thời, sau đó cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện ngay.
Cây mắt mèo là phương pháp khẩn cấp khi bị rắn cắn
Tẩy giun
Với một số nước như Philipines, Indonesia, cây mắt mèo có tác dụng như một chất tẩy giun, chữa các bệnh về đường tiêu hóa như đau dạ dày, đau ruột,…
Cây mắt mèo có tác dụng như một chất tẩy giun
Điều trị chứng thận hư
Tính đào thải của cây móc mèo rất tốt, giúp cho quá trình lọc thận được tốt hơn, ngăn cản quá trình hư thận và các bệnh do quá trình thận hư gây ra. Vì vậy cây mắt mèo ngâm rượu có thể coi là một thần dược do có tác dụng bổ thận cực kỳ hiệu quả.
Cách dùng cây mắt mèo
Tùy vào mục đích sử dụng thì mắt mèo cần sử dụng các bộ phận khác nhau. Dưới đây là 2 cách mà bạn có thể tham khảo, tuy nhiên tùy vào sức khỏe, cơ địa mỗi người thì bạn nên hỏi bác sĩ để biết lượng sử dụng hợp lí nhất.
Nấu nước mắt mèo
Nguyên liệu:
- Lá, rễ cây móc mèo đã sơ chế: 20g.
- Nước sạch: 800ml.
- Nồi sắc: nồi đất hoặc gốm.
Cách thực hiện:
- Cho 20g lá, rễ móc mèo vào nồi sắc.
- Thêm 800ml nước và đun trên ngọn lửa vừa nhỏ.
- Đun cho tới khi lượng nước trong nồi còn khoảng 300ml thì ngừng đun.
- Chia thành nhiều lần uống trong ngày, không để nước cây mắt mèo qua đêm hay quá 24h.
Mắt mèo có thể dùng để nấu nước uống
Ngâm rượu móc mèo
Nguyên liệu:
- Rễ móc mèo khô: 1 kg.
- Rượu 40°: 2 lít.
- Bình ngâm rượu.
Cách thực hiện:
- Cho hết rễ móc mèo khô vào trong bình ngâm.
- Đổ 2 lít rượu vào và đậy kín nắp bình, ngâm móc mèo trong rượu khoảng 20 ngày là dùng được.
- Mỗi ngày dùng 1-2 lần với lượng nhỏ.
Móc mèo có thể ngâm với rượu 40 độ
Lưu ý khi dùng mắt mèo
Đối tượng chống chỉ định với mắt mèo
Dưới đây là những người không nên sử dụng cây mắt mèo, nếu có sử dụng thì nên theo hướng dẫn của bác sĩ:
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cần dùng theo chỉ định và hướng dẫn của các bác sĩ.
- Người bệnh đang dùng các thuốc.
- Dị ứng với bất kỳ loại vị thuốc nào.
Phụ nữ có thai hoặc cho con bú chống chỉ định sử dụng cây mắt mèo
Các tác dụng không mong muốn có thể gặp phải
Tuy cây mắt mèo có nhiều công dụng nhưng tác dụng phụ của nó cũng rất nguy hiểm đến sức khỏe con người. Vì vậy việc sử dụng cây móc mèo cần có sự tham khảo ý kiến của bác sĩ và người dùng phải đến ngay các cơ sở y tế khi xuất hiện các biểu hiện sau:
- Mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đau bụng dữ dội.
- Vàng da, vàng mắt.
- Ngứa, nổi mẩn ngoài da.
- Làm tan máu nhanh chóng.
- Xuất huyết, thổ huyết.
- Triệu chứng suy thận.
- Nặng nhất có thể gây đột tử.
Vàng da, vàng mắt là một trong những tác dụng phụ khi dùng cây mắt mèo
Tương tác thuốc có thể gặp với cây mắt mèo
Cây mắt mèo có khá nhiều tác dụng phụ nên bạn cũng phải đặc biệt chú ý về các tương tác của cây và thuốc có thể xảy ra như:
- Khi dùng cùng thuốc chống trầm cảm với cây mắt mèo có thể dẫn đến tim đập nhanh, huyết áp tăng cao, động kinh.
- Cây mắt mèo (có thành phần Levodopa) khi dùng chung với thuốc hạ huyết áp Methyldopa, Guanethidine có thể làm hạ huyết áp xuống mức quá thấp.
- Cây mắt mèo dùng chung với thuốc điều trị đái tháo đường Rosiglitazone, Chlorpropamide, Glimepiride, Insulin,… có thể làm đường huyết hạ quá thấp.
- Cây mắt mèo làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị cho bệnh tâm thần.
- Các vấn đề về tim mạch có thể xảy ra khi mắt mèo tương tác với thuốc gây tê trong phẫu thuật. Do đó hãy ngưng sử dụng cây mắt mèo trước 2 tuần nếu cần phẫu thuật.
>>>>>Xem thêm: Thương hiệu IsoPharco của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Cây mắt mèo có thể thương tác với thuốc gây một số tác dụng phụ nguy hiểm
Bài viết trên đã gửi tới bạn những thông tin cơ bản về cây mắt mèo (hay cây móc mèo) để giúp bạn có cách sử dụng hợp lí với loại dược liệu đa công dụng này. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, bạn hãy chia sẻ đến cho người thân và bạn bè cùng đọc nhé!