Sâm bố chính là một loại dược liệu vô cùng có giá trị đối với sức khỏe con người. Hãy cùng tìm hiểu về những tác dụng của cây sâm bố chính và cách dùng loại dược liệu này sao cho hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Cây sâm bố chính có tác dụng gì? 19 cách dùng hiệu quả cho sức khoẻ
Contents
- 1 Giới thiệu về sâm bố chính
- 2 Tác dụng dược lý của sâm bố chính
- 3 Một số bài thuốc trị bệnh từ sâm bố chính
- 3.1 Bổ khí huyết
- 3.2 Chữa mất ngủ, mệt mỏi, nặng ngực
- 3.3 Thuốc bổ tốt cho tiêu hóa
- 3.4 Điều hòa kinh nguyệt
- 3.5 Điều trị động kinh
- 3.6 Trị suy dinh dưỡng, tiêu chảy hay kiết lỵ kéo dài
- 3.7 Chữa lao phổi ở trẻ
- 3.8 Điều trị thiếu máu
- 3.9 Trị suy nhược thần kinh
- 3.10 Trị trầm cảm
- 3.11 Phục hồi cơ thể sau bỏng
- 3.12 Trị suy nhược cơ thể ở người bị bệnh hô hấp
- 3.13 Phục hồi cơ thể sau áp xe phổi
- 3.14 Chữa sốt kéo dài, mất nước
- 3.15 Trị chân tay lạnh
- 3.16 Trị bệnh tiêu hóa, bài tiết ngưng trệ
- 3.17 Bổ thận, tráng dương
- 3.18 Giảm lên cơn ở bệnh nhân hen suyễn
- 3.19 Trị ho
- 4 Liều lượng sử dụng
- 5 Cách sử dụng sâm bố chính
Giới thiệu về sâm bố chính
Tên gọi khác: Thổ hào sâm, nhân sâm Phú Yên, sâm báo, sâm khu năm.
Tên khoa học: Abelmoschus sagittifolius.
Họ: Malvaceae (họ Cẩm Quỳ).
Mô tả cây sâm bố chính
Sâm bố chính là cây thuộc loại cây thân thảo, sống lâu năm, mọc đứng, khá yếu nên thường phải tựa vào các cây xung quanh, có chiều cao trung bình từ 0,5 – 1m, một số cây có thể cao hơn. Lá ở phần gần gốc có hình trái xoan, phần cuối phiến lá có hình tim. Các lá ở phía ngọn thì hẹp dần, trên mặt lá có hình sao, lông đơn.
Hoa thường có màu đỏ hoặc màu hồng, có điểm phớt vàng ở giữa hoa. Hoa mọc riêng lẻ ở kẽ lá, có hình túi. Cuống hoa dài khoảng 5 – 8cm, có phủ một lớp lông cứng. Đài hoa có 7 – 10 tràng hẹp dài với lông tua tủa, chiều dài khoảng 12 – 14mm, thường rụng sớm. Hoa thường có 5 cánh dài, hình nêm, có chiều dài khoảng 3 – 6cm.
Quả của cây sâm bố chính khi chín có hình trứng, hơi thuôn nhọn, mặt ngoài có lông. Khi quả chín thường sẽ nứt tách thành 5 mảnh. Hạt màu nâu đen, có hình giống quả thận. Rễ có hình trụ, màu trắng hay vàng nhạt, nhiều rễ có hình người trông rất giống nhân sâm. Vậy nên nhiều người còn đây gọi là củ sâm bố chính.
Sâm bố chính trước đây là mọc hoang ở nhiều địa phương của nước ta như vùng núi Nam Đàn, Hương Sơn thuộc Nghệ An, Hà Tĩnh và một vài tỉnh ở phía Bắc như Hòa Bình, Tây Bắc, Quảng Bình, hiện nay đã di thực và được trồng ở nhiều địa phương hơn.[1]
Sâm bố chính là loại cây thân thảo, rễ hình trụ giống nhân sâm.
Thành phần hóa học
Rễ sâm bố chính có có chứa 35 – 45% chất nhầy, khoảng 15% tinh bột, 4% lipid (gồm acid myristic, acid oleic, acid linoleic, acid linolenic, acid stearic, acid palmitic).
Hàm lượng protein toàn phần là 0,23% và protid là 1,26%. Cây có lượng acid amin dồi dào như: alanin, leucin, tyrosin, prolin, phenylalanin,… và rất nhiều khoáng chất có lợi cho cơ thể như natri, magie, canxi, sắt, đồng, kẽm, phospho,…
Gần đây, các nhà khoa học còn phát hiện trong sâm bố chính còn có một số hoạt chất có tác dụng trên tế bào ung thư, đặc biệt là hợp chất Acyl hibiscone B – một hợp chất có tính độc tế bào, kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư trong cơ thể.
Rễ sâm bố chính là bộ phận mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cao.
Phân loại sâm bố chính
Để phân loại sâm bố chính, người ta dựa vào những đặc điểm của hoa và khu vực mọc, từ đó có 2 cách phân loại: phân loại theo màu sắc hoa và theo địa hình mọc.
Phân loại vào màu sắc hoa, chia sâm bố chính thành 4 loại:
- Sâm bố chính hoa màu đỏ tươi: Thường thấy ở vùng đồi núi Tây Nguyên và Miền Đông Nam Bộ. Hoa to, năm cánh mỏng. Rễ ít phân nhánh và mang hàm lượng dinh dưỡng, dược tính cao nhất trong các loại. Tuy nhiên, loại này đang dần trở nên khan hiếm do là loài mọc tự nhiên không được chăm sóc.
- Sâm bố chính hoa màu hồng phấn: Loại này thường thấy ở vùng đồng bằng, được trồng làm cảnh nhiều hơn là mục đích kinh tế, dược tính ít hơn loại sâm trên.
- Sâm bố chính hoa đỏ hồng: Phổ biến ở nhiều nơi trên cả nước, phát triển nhanh và cho sản lượng lớn. Cây có thể thích nghi tốt tại nhiều kiểu đất khác nhau (đồi núi thấp, đất phù sa).
- Sâm bố chính hoa vàng: Có đặc tính sinh trưởng gần giống các loại sâm bố chính còn lại. Tuy nhiên loại sâm này không có củ.
Phân loại theo địa hình mọc, chia sâm bố chính thành 3 loại:
- Địa hình núi thấp dưới 1000m: Tập trung chủ yếu ở vùng Tây Nguyên và miền Trung Việt Nam.
- Địa hình đồi bán sơn địa: Các tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, An Giang, Kiên Giang.
- Địa hình đồng bằng phù sa: Chủ yếu ở vùng Đồng Tháp, Tiền Giang.
Sâm bố chính hoa vàng là loại sâm không có củ.
Tác dụng dược lý của sâm bố chính
Theo Y học cổ truyền
Tác dụng: Sinh tân dịch, ích huyết, bổ tỳ vị, thanh nhiệt, tăng cường sinh lực, bổ khí, chỉ khát, bổ máu, nhuận phế, kích thích tiêu hóa.
Chủ trị: Ít ngủ, kém ăn, gầy còm chậm lớn, suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, ho dai dẳng, viêm phế quản, lưng đau, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, lao phổi, sốt, viêm họng, đau mình, khí hư, động kinh, trầm cảm, suy giảm sinh lý,…
Sâm bố chính là loại cây có rất nhiều công dụng trong Y học cổ truyền.
Theo Y học hiện đại
Tác dụng ức chế hoạt động của hệ thần kinh trung ương, an thần: khi dùng sâm bố chính cho chuột nhắt trắng theo đường uống hoặc tiêm phúc mạc, có tác dụng làm giảm hoạt động tự nhiên, kéo dài thời gian gây ngủ, chống co giật.[2]
Sâm bố chính được ứng dụng cả trong Y học cổ truyền và Y học hiện đại.
Một số bài thuốc trị bệnh từ sâm bố chính
Cây sâm bố chính, đặc biệt là rễ cây, có tác dụng dược lý đa dạng nên sâm bố chính được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc dân gian để cải thiện sức khoẻ và hệ miễn dịch.
Bổ khí huyết
Thành phần: Sâm bố chính (30g), hồi dầu (12g), củ mài, đương quy, ý dĩ (mỗi loại 15g), mật ong.
Cách dùng: Tán tất cả thành bột, trộn với một lượng mật ong vừa đủ, vo thành viên hoàn, uống mỗi ngày 15 – 20g.
Sâm bố chính có tác dụng bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh máu cho cơ thể.
Chữa mất ngủ, mệt mỏi, nặng ngực
Thành phần: Sâm bố chính (120g), tầm gửi sống trên cây dâu, hạt cây tơ hồng, dạ hợp, trái dâu (mỗi loại 40g), hoàng tinh chế (80g), dứa dại, ba kích, cao xương hổ (mỗi loại 20g), rượu trắng (khoảng 2 lít).
Cách dùng: Tất cả đem ngâm chung với rượu. Sau 2 ngày 2 đêm lấy chưng cách thủy, hạ thổ trong 1 tuần. Mỗi lần dùng 15 – 40ml, 2 lần/ngày.
Sâm bố chính giúp cải thiện tình trạng mất ngủ, mệt mỏi.
Thuốc bổ tốt cho tiêu hóa
Thành phần: Sâm bố chính tươi 1kg (hoặc 3kg sâm bố chính khô), 5 lít rượu trắng 40 độ.
Cách dùng: Ngâm sâm với rượu trong 30 ngày. Mỗi lần uống 15ml, uống cùng mỗi bữa ăn.
Sâm bố chính là cây thuốc nam có công dụng tăng cường chức năng hệ tiêu hoá.
Điều hòa kinh nguyệt
Thành phần: Sâm bố chính, ngải cứu sao vàng, ích mẫu (mỗi vị 16g), củ cây gai (12g), củ ấu (10g), cỏ nhọ nồi, thục địa (mỗi vị 20g). Sắc lấy nước, uống mỗi ngày 1 thang.
Sâm bố chính giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.
Điều trị động kinh
Thành phần: Sâm bố chính, nam tam tinh, trần bì, yết vĩ (mỗi loại 20g), quế (4g), chu sa (1g), ý dĩ (40g), tim heo (1 quả).
Cách dùng: Nghiền nam tam tinh, ý dĩ , quế, vỏ quýt, sâm bố chính thành bột mịn. Sau đó, trộn với chu sa, sau đó bỏ vào bên trong tim heo. Hấp cách thủy 40 phút, chia 3 lần, sử dụng trong ngày.
Sử dụng sâm bố chính có thể giúp cải thiện tình trạng động kinh.
Trị suy dinh dưỡng, tiêu chảy hay kiết lỵ kéo dài
Thành phần: Hoài sơn (30g), sâm bố chính (25g), ý dĩ (20g), bạch chỉ (10g), hạt sen (15g).
Cách dùng: Đem tất cả dược liệu sao chín, rồi nghiền thành bột mịn. Sau đó trộn chung với một ít nước và đường, nấu lên ta thu được cao lỏng. Sử dụng mỗi ngày 4 – 10g.
Sâm bố chính giúp cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng hay có các vấn đề về tiêu hoá.
Chữa lao phổi ở trẻ
Thành phần: Sâm bố chính (6 – 10g), siro cam thảo (200g), nước (180ml). Trộn tất cả nguyên liệu thu được hỗn hợp hòa quyện. Uống 1 thìa x 1 lần/ngày.
Ít ai biết rằng sâm bố chính còn có thể hỗ trợ và điều trị lao phổi ở trẻ em.
Điều trị thiếu máu
Thành phần: Sâm bố chính, hạt sen, hà thủ ô (mỗi loại 100g), cam thảo (40g), đại hồi (8g), thảo quả (12g).
Cách dùng: Nghiền tất cả thành bột, vo viên nhỏ. Ngày uống 20g x 2 lần/ngày.
Những người bị thiếu máu có thể sử dụng sâm bố chính để cải thiện tình trạng này.
Trị suy nhược thần kinh
Thành phần: Sâm bố chính (20g), hoàng kỳ (12g), tần quy, sơn khương, mộc hương, hoa cúc, dư dung, long nhãn, táo nhân (mỗi loại 8g), phục linh (6g), tiểu thảo (6g). Sắc lấy nước, sử dụng mỗi ngày 1 thang.
Tìm hiểu thêm: 7 dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm sớm nhất và cách xử lý đúng, hiệu quả
Sử dụng sâm bố chính có thể cải thiện tình trạng mệt mỏi, suy nhược thần kinh.
Trị trầm cảm
Thành phần: Sâm bố chính (16g), củ khoai mài, hà thủ ô, ích trí nhân, bá tử nhân (mỗi loại 12g), táo nhân, thủy ngọc, cam thảo dây, liên tử, xương bồ (mỗi loại 8g), nhục quế (4g). Sắc lấy nước uống, uống 2 lần 1 ngày.
Sâm bố chính là loại thuốc nam giúp hỗ trợ điều trị trầm cảm.
Phục hồi cơ thể sau bỏng
Thành phần: Sâm bố chính, củ mài, ý dĩ ( mỗi loại 16g), sơn liên, sa sâm bắc, hà thủ ô, địa hoàng thán, kê huyết đằng (mỗi loại 12g), câu kỷ tử (10g), trần bì (8g). Sắc lấy nước, sử dụng mỗi ngày 1 thang.
Sử dụng sâm bố chính giúp các vết bỏng nhanh lành, tránh để lại tổn thương sâu.
Trị suy nhược cơ thể ở người bị bệnh hô hấp
Thành phần: Sâm bố chính, sa sâm, táo nhân, tua sen (mỗi loại 12g), hạt sen (20g), lá vông, hương phụ (mỗi loại 10g), câu khởi (8g). Sắc lấy nước, sử dụng mỗi ngày 1 thang.
Sâm bố chính giúp cải thiện suy nhược cơ thể ở bệnh nhân có bệnh lý hô hấp.
Phục hồi cơ thể sau áp xe phổi
Thành phần: Sâm bố chính và hoài sơn (mỗi loại 16g), ý dĩ, sinh địa, huệ tây, kim ngân hoa (mỗi loại 12g). Sắc lấy nước, sử dụng mỗi ngày 1 thang.
Sử dụng sâm bố chính giúp nhanh lành các tổn thương ở phổi, phục hồi cơ thể tốt hơn.
Chữa sốt kéo dài, mất nước
Thành phần: Sâm bố chính (20g), thục địa (30g), quế nhục (3g). Sắc lấy nước, sử dụng mỗi ngày 1 thang.
Sâm bố chính có thể hỗ trợ tình trạng sốt kéo dài không thuyên giảm.
Trị chân tay lạnh
Thành phần: Sâm bố chính, hoàng kỳ, đương quy, phục linh (mỗi loại 20g), lộc nhung, chích thảo (mỗi loại 8g).
Cách dùng: Phục linh đem tẩm với sữa, đương quy đem tẩm mật rồi sao cho vàng, hoàng kỳ cũng đem tẩm với nước phòng phong và sao vàng. Sau đó nghiền nhỏ tất cả rồi đem sắc lấy nước uống.
Những người bị lạnh chân tay có thể sử dụng sâm bố chính để giảm tình trạng này
Trị bệnh tiêu hóa, bài tiết ngưng trệ
Thành phần: Sâm bố chính (20g), sơn khương (40g), trầm hương (4g).
Cách dùng: Sơn khương tẩm với sữa, sao vàng sau đó cho vào ấm sắc cùng sâm bố chính. Tiếp tục trầm hương vào và sắc thêm 10 phút nữa. Mỗi thang chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.
Sâm bố chính giúp cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hoá rất hiệu quả.
Bổ thận, tráng dương
Thành phần: Sâm bố chính, liên nhục, sừng nai, tục đoạn, ba kích, hoài sơn, cẩu tích, liên tử, hoàng tinh (mỗi loại 1kg), đậu đen (1,5kg), hạt tơ hồng (200g).
Cách dùng: Sừng nai đem đắp đất và nung tồn tính. Ba kích tẩm muối, sao vàng. Đem tất cả tán thành bột, vo viên khoảng 8 – 12g, ngày dùng 2 viên.
Dùng sâm bố giúp bổ thận, tăng cường sinh lực cho phái mạnh.
Giảm lên cơn ở bệnh nhân hen suyễn
Thành phần: Sâm bố chính, hà thủ ô, củ đinh lăng, ngải cứu (mỗi loại 200g), đậu đen (500g).
Cách dùng: Nghiền thuốc thành bột sau đó trộn với mật ong, vo viên khoảng 24g, ngày dùng 2 viên.
Sâm bố chính có thể làm giảm số lần lên cơn hen ở bệnh nhân hen suyễn.
Trị ho
Thành phần: Sâm bố chính (10g), cam thảo bắc (8g). Sắc thuốc với 500ml nước cho đến khi còn 200ml. Uống 2 lần, mỗi ngày 1 thang.
Sâm bố chính còn có công dụng trị ho, giảm cảm giác ngứa họng khó chịu.
Liều lượng sử dụng
Mặc dù sâm bố chính mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng bạn không nên lạm dụng nó. Liều dùng phù hợp: 10 – 20g mỗi ngày.
Sử dụng 10 – 20g sâm bố chính mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất
Cách sử dụng sâm bố chính
Sâm bố chính thường được kết hợp với rất nhiều loại thảo dược khác nhau trong các bài thuốc y học cổ truyền. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình sử dụng, nên có sự tư vấn cẩn thận từ bác sĩ.
Không chỉ kết hợp với dược liệu, sâm bố chính cũng được chế biến và bảo quản với nhiều cách khác nhau với mục đích bồi bổ sức khỏe, cải thiện và nâng cao chức năng của hệ thống miễn dịch.
Ngâm rượu
Tỷ lệ ngâm là 1:10, (1kg sâm ngâm với 10 lít rượu trắng 40 độ). Trước khi ngâm nên sao vàng hạ thổ và sơ chế sạch sâm. Ngâm rượu từ 1 – 2 tháng để chất dinh dưỡng trong sâm được chiết ra. Mỗi ngày dùng 1 – 2 chén nhỏ giúp người bệnh cảm thấy sảng khoái, tăng cường chức năng sinh lý.
Rễ sâm bố chính ngâm rượu giúp tăng cường chức năng sinh lý.
Thái lát phơi khô
Người ta thường thái sâm thành những lát mỏng, đem phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, sau đó thường dùng để pha trà, sắc nước uống hàng ngày. Ngoài ra việc này cũng giúp bảo quản sâm bố chính được lâu hơn.
Kiên trì sử dụng sâm bố chính, cơ thể sẽ có những thay đổi tích cực về mặt sức khỏe và tinh thần, cảm thấy khoan khoái, khỏe mạnh, cải thiện chất lượng giấc ngủ và kích thích ăn ngon miệng hơn.
>>>>>Xem thêm: 9 nguyên nhân gây bệnh suy giáp bạn nên biết
Thái lát đem phơi khô là cách giúp bảo quản sâm bố chính được lâu.
Ngâm mật ong
Sâm bố chính thái lát cắt mỏng được ngâm cùng với mật ong sẽ tăng tác dụng của cả hai loại và có thể dùng được cho cả trẻ em hay người lớn tuổi.
Mật ong ngâm với sâm bố chính trong 2 – 3 tháng là có thể sử dụng được. Mỗi ngày chỉ cần dùng 2 – 3 lát sâm ngâm mật ong hoặc pha trà, uống nước sẽ thấy cải thiện sức khoẻ một cách rõ rệt như tinh thần thoải mái, vui vẻ, chống lão hoá, làm đẹp da, tăng cường chức năng sinh lý,….
Bài viết trên đã cung cấp rất nhiều thông tin về tác dụng và cách dùng sâm bố chính để cải thiện sức khoẻ. Nếu thấy hữu ích hãy chia sẻ bài viết này tới bạn bè và người thân của mình nhé!