Cây vòi voi có tác dụng gì? Chữa được bệnh gì? Lưu ý khi sử dụng

Rate this post

Tác dụng của cây vòi voi trong chữa bệnh: lợi tiểu, chữa đau nhức xương khớp, bệnh á sừng, mụn nhọt, mụn cóc,..Xem ngay để tìm hiểu cây vòi voi chữa bệnh gì nhé!

Bạn đang đọc: Cây vòi voi có tác dụng gì? Chữa được bệnh gì? Lưu ý khi sử dụng

Hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là bệnh về viêm da tái phát mạn tính như chàm, eczema,…với cơ chế bệnh phức tạp. Bệnh này khiến bạn khó chịu, ngứa dữ dội và mất ngủ có thể kéo dài khiến người bệnh căng thẳng.

Trong Y học cổ truyền, người xưa đã biết sử dụng cây vòi voi để giảm các triệu chứng viêm da cơ địa, vì tác dụng kiểm soát các triệu chứngthấm nhanh vào da.

Công dụng chữa viêm da cơ địa:

  • Ngăn ngừa hình thành các ổ viêm trên da.
  • Giảm cảm giác ngứa rát, sưng đau, hỗ trợ điều trị viêm mủ trên da.
  • Ngăn ngừa nguy cơ lan rộng do mủ viêm.
  • Giảm sưng tấy.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Lựa chọn nhánh vòi voi tươi, sạch còn lá.
  • Ngâm nguyên liệu trong nước muối pha loãng 15 phút.
  • Với ra để ráo nước, cắt thành khúc nhỏ để giã nhuyễn.
  • Vệ sinh sạch vùng da bị viêm, đắp hỗn hợp lên để yên 30 phút.
  • Rửa sạch bằng nước ấm, có thể thoa thêm kem dưỡng ẩm nếu da khô.
  • Thực hiện 3 lần/tuần.

Cây vòi voi có tác dụng gì? Chữa được bệnh gì? Lưu ý khi sử dụng

Điều trị viêm da cơ địa bằng cây vòi voi

Lợi tiểu

Ở Madagascar, dịch chiết từ lá dược liệu vòi voi được dùng làm thuốc lợi tiểu mạnh.[1]

Cây vòi voi có tác dụng gì? Chữa được bệnh gì? Lưu ý khi sử dụng

Cây vòi voi có công dụng lợi tiểu

Chữa phong thấp, nhức mỏi

Cây vòi voi được sử dụng trong chữa phong thấp, nhức mỏi rất hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị: 300g cây vòi voi khô, 150g củ bồ bồ, 100g cỏ mực và 20g rễ nhàu rừng.
  • Tán nhuyễn các nguyên liệu trên rồi vo thành viên nhỏ như hạt tiêu.
  • Liều dùng: 2 – 3 lần/ ngày mỗi lần từ 20 – 30 viên.

Cây vòi voi có tác dụng gì? Chữa được bệnh gì? Lưu ý khi sử dụng

Điều trị phong thấp, nhức mỏi bằng cây vòi voi

Hỗ trợ điều trị viêm xoang

Cây vòi voi được sử dụng trong hỗ trợ điều trị viêm xoang, có thể dùng đơn độc hay phối hợp với dược liệu hoa ngũ sắc để tăng hiệu lực.

Bài thuốc kết hợp cây vòi vòi và hoa ngũ sắc có tác dụng sát trùng, giúp xoang mũi thông thoáng, hô hấp dễ dàng hơn.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 10 cây vòi voi, 5 nhánh hoa ngũ sắc tươi
  • Rửa sạch và đem ngâm nước muối khoảng 5 phút, vớt cho ráo nước.
  • Giã nhuyễn nguyên liệu với 1 ít muối tinh, lọc lấy nước cốt.
  • Cho nước lọc được vào bình xịt.
  • Xịt dung dịch vào 2 bên mũi, mỗi lần 2 giọt.
  • Cho lá vào trong rổ, giã nhuyễn với một ít muối tinh. Lọc lấy hỗn hợp nước cốt của hai loại lá này vào trong một bình xịt.

Cây vòi voi có tác dụng gì? Chữa được bệnh gì? Lưu ý khi sử dụng

Cây vòi voi hỗ trợ điều trị viêm xoang

Chữa mụn nhọt, mụn cóc, mẩn ngứa

Cây vòi cò có công dụng bổ sung các vitamin A, vitamin C, vitamin D và một số khoáng chất làm cho lớp sừng mất đi, cải thiện làn da mụn nhọt, mụn cóc, ngăn ngừa nứt nẻ da, mẩn ngứa.

Cây vòi voi cũng cung cấp vitamin E và các loại vitamin khác cho da, giúp da khỏe mạnh và hồng hào hơn.

Điều trị mụn nhọt ngoài uống các loại thảo dược như diệp hạ châu, bồ công anh, kim ngân hoa để giúp giải độc gan, thải độc tố ra khỏi cơ thể. Còn sử dụng đường bôi như cây vòi voi giúp sát khuẩn ngoài da.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: vài nhánh vòi voi tươi và rượu trắng.
  • Ngâm dược liệu trong rượu cho đến khi dung dịch chuyển sang màu vàng.
  • Dùng bông gòn thấm dung dịch, bôi lên vùng da bị mụn nhọt, mẩn ngứa và mụn cóc.

Tìm hiểu thêm: 4 tác hại của nước dâu tằm khi dùng nhiều – Lưu ý ăn dâu tằm bạn cần biết

Cây vòi voi có tác dụng gì? Chữa được bệnh gì? Lưu ý khi sử dụng

Chữa mụn cóc bằng cây vòi voi

Chống viêm, giảm sưng tấy

Chiết xuất thô với dung môi của toàn bộ cây vòi voi có đặc tính chống viêm, giảm sưng tấy, giảm phù ở tai và phù chân.

Hoạt tính chống viêm của chất chiết xuất từ ​​rễ cây vòi voi trong dung môi methanol (100mg/kg), đã được thử nghiệm chống lại chứng phù chân cấp tính. Chứng minh cho kết quả một hoạt động chống viêm đáng kể giảm 49,05% phù chân.[1]

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: cây vòi voi tươi.
  • Giã nhuyễn dược liệu, lọc lấy nước cốt.
  • Thoa nước cốt lên vùng da bị sưng viêm.

Cây vòi voi có tác dụng gì? Chữa được bệnh gì? Lưu ý khi sử dụng

Chống viêm, giảm sưng tấy bằng cây vòi voi

Giảm đau

Tác dụng giảm đau của dịch chiết etanol và nước của các cây vòi voi (trừ rễ) 30–300 mg/kg trong mô hình chuột bị đau do formalin. Cho thấy hiệu quả giảm đau tiềm năng của cây vòi voi.[1]

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: 500g cây vòi voi tươi.
  • Cắt dược liệu thành từng khúc nhỏ.
  • Giã nát rồi cho vào chảo sao nóng với dấm.
  • Dùng miếng vải gói thuốc đem buộc vào vùng bị đau.

Cây vòi voi có tác dụng gì? Chữa được bệnh gì? Lưu ý khi sử dụng

Cây vòi voi giúp giảm đau

Chữa viêm họng

Sử dụng nước súc miệng làm từ dược liệu vòi voi để hỗ trợ chữa viêm họng.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: lá vòi voi tươi.
  • Nghiền nát lá, lọc lấy dung dịch.
  • Súc miệng với dung dịch trên 4 – 6 lần mỗi ngày.

Cây vòi voi có tác dụng gì? Chữa được bệnh gì? Lưu ý khi sử dụng

Chữa viêm họng bằng cây vòi voi

Lưu ý khi sử dụng cây vòi voi

Đối tượng không được dùng

  • Phụ nữ mang thai, đang cho con bú.
  • Trẻ em.
  • Người già yếu.
  • Người bị tiêu chảy lâu ngày.
  • Cơ thể suy nhược.

Liều dùng khuyến nghị

  • Dùng uống trong hay xoa đắp bên ngoài.
  • Liều dùng: 15 – 30g

Chỉ được dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ

Các nghiên cứu về độc tính đã báo cáo rằng việc uống 1–2 g/kg chiết xuất nước từ cây vòi voi trong 14 ngày gây ra các tác dụng bệnh lý đối với tim, thận, gan và phổi. Vì thế, không nên tự ý sử dụng kéo dài và liên tục.[2]

Cây vòi voi có tác dụng gì? Chữa được bệnh gì? Lưu ý khi sử dụng

>>>>>Xem thêm: Thương hiệu Rottapharm của nước nào? Có tốt không?

Chỉ được dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ

Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn những kiến thức về dược liệu vòi voi đối với sức khỏe. Hãy cùng chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng biết nhé!

Nguồn: PUNCH, Sciencedirect, Tra cứu dược liệu

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *