Giấm táo là một loại thực phẩm mang đến nhiều lợi ích với sức khỏe và làm đẹp. Đặc biệt, giấm táo còn được sử dụng để chăm sóc tóc, hãy đọc bài viết để biết cách chăm sóc tóc và những lưu ý khi chăm sóc tóc bằng giấm táo nhé.
Bạn đang đọc: Chăm sóc tóc bằng giấm táo
Giấm táo là loại giấm được lên men từ nước táo ép táo trong thời gian dài để tạo nên giấm chứa nhiều các các axit hữu cơ, các khoáng chất và enzym cùng nhiều lợi khuẩn cần thiết cho cơ thể và sức khỏe của mái tóc. Giấm táo thường được sử dụng vì chúng có chứa những hợp chất chống oxy hóa. Chúng có thể giúp cơ thể chống lại các gốc tự do và tổn thương tế bào, giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư, tiểu đường và bệnh tim. Ngoài ra đây cũng là một nguyên liệu rất phổ biến trong chăm sóc sức khỏe làn da và mái tóc.
Contents
Tại sao nên sử dụng giấm táo vào chu trình chăm sóc tóc?
Tuy rằng không có nhiều nghiên cứu về tác dụng trực tiếp của giấm táo đối với tóc, thế nhưng từ lâu đời giấm táo đã được sử dụng để chăm sóc tóc vì có thể có những lợi ích như sau:
Cân bằng độ pH của tóc và da đầu
Tóc có độ pH lý tưởng từ 4 đến 5, nhưng nhiều loại dầu gội thương mại có độ pH cao hơn thế, điều này có thể gây một số ảnh hưởng không tốt đến tóc, có một nghiên cứu về độ pH của dầu gội có thể ảnh hưởng đến tóc đã xem xét độ pH của các loại dầu gội trên thị trường thấy rằng độ kiềm cao của nhiều nhãn hiệu góp phần làm cho tóc ma sát, gãy và khô
Giấm táo có chứa nhiều các axit hữu cơ, tính axit của giấm cao, do đó nó có thể giúp duy trì sự cân bằng độ pH của mái tóc, nên có thể làm cho tóc mượt mà, chắc khỏe và sáng bóng hơn.
Giấm táo làm mịn lớp biểu bì tóc
Có ý kiến cho rằng tính axit tự nhiên của giấm táo giúp làm mềm lớp biểu bì của tóc. Điều này giúp tóc ít rối, dễ chải và tóc suôn mượt hơn, ngoài ra có thể giảm sự xoăn cứng của tóc và giảm sự xỉn màu. Từ đó tóc bóng hơn, khỏe đẹp hơn.
Giấm táo trị gàu và ngứa, thúc đẩy da đầu khỏe mạnh
Trong một thảo luận về việc giấm táo có thể giúp gì cho làn da và mái tóc của bạn hay không, một số bác sĩ da liễu cho biết các đặc tính kháng khuẩn của giấm táo có thể chống lại nấm men và kích ứng dẫn đến hình thành các tế bào da chết, bong tróc và ngứa.
Thành phần kháng khuẩn trong giấm táo giúp tiêu diệt những vi khuẩn gây nấm ngứa trên da đầu, kích thích tóc mọc khỏe mạnh. Bên cạnh đó các axit hữu cơ từ giấm cũng có thể giúp giảm sự hoạt động của một số loại vi khuẩn và nấm da đầu.
Ngoài ra một số người dùng cho rằng việc xả tóc bằng giấm có thể giúp giảm lượng dầu thừa trên tóc, giúp tóc bồng bềnh và suôn mượt.
Cách sử dụng giấm táo vào chu trình chăm sóc tóc?
Tìm hiểu thêm: Top 16 loại dầu gội trị gàu, nấm da đầu hiệu quả, nhiều người tin dùng
Trước khi gội đầu, trộn năm phần nước với một phần giấm trong bình xịt, xịt đều lên da đầu. Để hỗn hợp giấm ngấm trong vòng hai đến năm phút. Gội sạch tóc bằng dầu gội.
Giấm táo có thể sử dụng để xả tóc sau khi gội, bạn dùng khoảng vài thìa giấm táo với nước và dội lên toàn bộ tóc và da đầu, vài phút sau bạn xả sạch với nước. Cách này sẽ giúp tóc bạn suôn mượt hơn, sáng bóng và giúp giảm tình trạng tóc bết, xẹp, không bồng bềnh.
Những lưu ý cần biết khi sử dụng giấm táo vào chu trình chăm sóc tóc
>>>>>Xem thêm: Những công dụng tuyệt vời đối với sức khoẻ của hạt chia
Tuy chưa có bằng chứng nào về việc sử dụng giấm táo ngoài da là không an toàn, thế nhưng bạn hãy chú ý một số điểm sau:
– Không nên dùng tần suất quá thường xuyên, mỗi tuần một lần hoặc tùy vào tình trạng da đầu để cân nhắc sử dụng.
– Trong giấm táo có axit axetic, đây là thành phần có thể gây kích ứng đối với một số làn da nhạy cảm.
– Luôn phải pha loãng giấm trước khi dùng lên da và tóc, thông thường tỉ lệ pha giấm nước là 1: 4 hoặc loãng hơn nếu bạn có làn da nhạy cảm.
– Tránh tiếp xúc với mắt, nếu dính vào mắt hãy nhanh chóng rửa mắt với nước sạch.
Cuối cùng lưu ý rằng giấm táo chỉ là một biện pháp khắc phục tại nhà, nó không phải là một phương thức điều trị chính hay có thể thay thế các liệu pháp điều trị về da đầu khác của bác sĩ.
Hi vọng bài viết cung cấp thông tin hữu ích đến với bạn, giấm táo là một nguyên liệu có nhiều lợi ích đối với sức khỏe và làm đẹp, tuy nhiên không nên lạm dụng đẻ tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Nguồn: healthline
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Nguyên nhân gây ra gàu mà bạn nên biết để điều trị triệt để
>>>>> 7 cách chữa rụng tóc đơn giản ngay tại nhà