COVID-19 là một đại dịch toàn cầu, nếu không chữa trị đúng cách sẽ gây ra nhiều hậu quả khôn lường, đặc biệt là ở trẻ em. Cùng tìm hiểu cách chăm sóc trẻ bị covid qua bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Chăm sóc trẻ bị covid-19 đúng cách để mau hồi phục. Lưu ý khi chăm sóc
Contents
Chăm sóc trẻ là F0 bị sốt
Sốt là một tình trạng thường gặp ở tất cả trẻ em, đặc biệt là trẻ đã mắc COVID-19. Sau khi phát hiện dương tính, trong 3-5 ngày đầu, trẻ sẽ sốt cao liên tục, mặc dù đã uống thuốc hạ sốt nhưng tình trạng sốt cao vẫn tái phát. Bố mẹ cần bình tĩnh và theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên. Khi trẻ sốt 38,5 độ C, bố mẹ cần:
- Cho trẻ uống paracetamol theo đúng liều lượng khuyến cáo là 10-15mg/kg, mỗi lần cách nhau 4 – 6 tiếng.
- Cho trẻ mặc đồ thoáng mát.
- Cho trẻ uống nhiều nước (hoặc tăng cữ bú nếu trẻ còn đang bú sữa mẹ).
- Không tắm nước lạnh hay lau người bằng nước mát cho trẻ.
- Cho trẻ nghỉ ngơi hoàn toàn.
Cho trẻ mặc đồ thoáng mát khi trẻ bị sốt
Chữa nghẹt mũi cho bé bị COVID-19
Nghẹt mũi là triệu chứng không nguy hiểm nhưng lại gây ra cảm giác rất khó chịu cho trẻ. Bạn nên cho trẻ dùng nước muối sinh lý (tốt nhất là dung dịch 0,9%) dưới dạng xịt và xịt mũi cho trẻ mỗi 2 – 4 tiếng/lần.
Khi bị sốt, cơ thể bé mất nước khiến cho đờm nhớt đặc lại và tình trạng nghẹt mũi sẽ trở nên nặng hơn. Vì vậy, bạn nên cho trẻ uống nhiều nước, tốt nhất là nước có điện giải để giải quyết tình trạng nghẹt mũi một cách nhanh chóng.
Bạn nên xịt mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9% để chữa nghẹt mũi nhanh chóng
Chăm sóc trẻ là F0 bị ho, đau họng
Khi trẻ bị ho, đau họng, bạn nên cho trẻ uống thật nhiều nước ấm. Tuy rằng nước ấm không có khả năng chữa đau họng, nhưng chúng lại giúp cho họng của trẻ dễ chịu hơn.
Bên cạnh đó, với những trẻ lớn hơn và đã biết súc miệng, bố mẹ nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối ấm.
Nếu tình trạng đau họng trở nên nặng hơn, bạn có thể cho trẻ uống nước ấm mật ong – gừng. Đây là những loại nguyên liệu có tính ấm và có khả năng chữa đau họng rất tốt.
Khi trẻ bị ho, đau họng, bạn nên cho trẻ uống thật nhiều nước ấm
Trẻ bị F0 có triệu chứng tiêu chảy
Tiêu chảy là một trong những triệu chứng thường gặp của trẻ em bị COVID-19. Đặc biệt, có những trường hợp trẻ bị tiêu chảy là do uống quá nhiều vitamin C.
Nếu trẻ đi phân lỏng, không xanh xấu, không máu, không tanh thì bạn nên cho bé uống nhiều nước, đồng thời bổ sung kẽm và ngừng sử dụng vitamin C. Bạn có thể tham khảo liều lượng bổ sung kẽm cho bé như sau:
- Trẻ dưới 12 tháng tuổi: 5mg kẽm/ngày.
- Trẻ từ 12 tháng trở lên: 10mg kẽm/ngày.
Nếu tình trạng tiêu chảy khiến bé kiệt sức, phân có máu, mùi tanh, xanh xấu thì tốt nhất bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời.
Tiêu chảy là một trong những triệu chứng thường gặp của trẻ em bị COVID-19
Chăm sóc trẻ là F0 nói chung
Dưới đây là những điều quan trọng nhất mà bạn cần làm khi chăm sóc trẻ mắc COVID-19:
- Hãy bình tĩnh và an ủi con bạn.
- Đeo khẩu trang khi ở trong phạm vi 2m với trẻ.
- Nếu trẻ dưới 12 tuần tuổi, hãy gọi cho bác sĩ nếu có bất kỳ cơn sốt nào trên 38 độ C. Không cho bé uống bất kỳ loại thuốc hạ sốt nào mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
- Nếu trẻ trên 12 tuần tuổi, hãy dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên 38,5 độ C. Thuốc hạ sốt hay được sử dụng là Paracetamol loại gói 80mg hoặc 150mg dành cho trẻ em. Lưu ý, thực hiện đúng theo liều lượng đã khuyến cáo để tránh gây nguy hiểm cho trẻ.
- Cho trẻ uống thật nhiều nước (nên cho trẻ uống nước ấm). Nếu bạn đang cho con bú, hãy tăng cữ bú để trẻ luôn được cung cấp đủ nước trong trường hợp bị sốt hoặc tiêu chảy.
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu IGG của nước nào? Có tốt không?
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi cho trẻ dùng thuốc hạ sốt
Các lưu ý khi chăm sóc trẻ là F0
Thuốc cần dự trữ tại nhà khi chăm sóc trẻ F0
- Thuốc hạ sốt: Paracetamol loại gói 80mg hoặc 150mg dành cho trẻ em (không được tự ý sử dụng Ibuprofen để hạ sốt cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ)
- Nước muối sinh lý 0,9%: dạng chai 500mL để súc họng và dạng xịt để xịt mũi cho trẻ.
- Dung dịch điện giải Oresol: dùng để bù nước khi trẻ bị sốt và tiêu chảy. Bạn có thể hòa tan 1 gói 4,22g với 200ml nước (lọc, đun sôi để nguội).
- Vitamin D3, kẽm và các loại vitamin khác: có tác dụng tăng sức đề kháng cho trẻ.
Dung dịch điện giải Oresol dùng để bù nước khi trẻ bị sốt và tiêu chảy
Khi nào bé có thể ngừng cách ly?
Trẻ có thể ngừng cách ly khi đã đảm bảo 3 điều sau:
- Trẻ không bị sốt trong ít nhất 24 giờ mà không cần dùng thuốc hạ sốt.
- Các triệu chứng khác đã được cải thiện, chẳng hạn như ho hoặc khó thở.
- Ít nhất 10 ngày kể từ khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện.
Trẻ có thể ngừng cách ly nếu không bị sốt trong ít nhất 24 giờ mà không cần dùng thuốc hạ sốt
Cách bảo vệ các thành viên trong gia đình
- Đeo khẩu trang và rửa tay mỗi khi tiếp xúc gần (trong phạm vi 2m) với con bạn.
- Nếu trẻ đủ lớn, hãy cho trẻ đeo khẩu trang khi ở trong phạm vi 2m với bất kỳ ai trong nhà bạn.
- Nên cho trẻ ở trong một không gian tách biệt với những người khác và sử dụng phòng tắm riêng.
- Cho trẻ sử dụng đồ dùng riêng, chẳng hạn như đĩa, cốc hoặc dụng cụ ăn uống.
- Các thành viên trong gia đình nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trong 20 giây và tránh chạm tay vào mặt.
Đeo khẩu trang mỗi khi tiếp xúc gần (trong phạm vi 2m) với trẻ F0
Khi nào cần gặp bác sĩ
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Bạn nên cho bé đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể nếu bé xuất hiện các triệu chứng sau:
- Thở nhanh và gắng sức (chỉ số SpO2 kèm thở mệt).
- Mắt lờ đờ, tiếp xúc chậm hoặc lơ mơ.
- Đau tức ngực.
- Môi và móng tay tím tái.
- Nôn ói liên tục và không ăn uống được gì.
- Hoặc bất cứ khi nào bố mẹ thấy không ổn thì có thể đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất.
>>>>>Xem thêm: 13 cách cai nghiện điện thoại đơn giản, hiệu quả ngay tại nhà
Bạn nên cho bé đến gặp bác sĩ khi bé nôn ói liên tục và không ăn uống được gì
Các bệnh viện uy tín
- TP HCM: Bệnh viện Nhi Đồng 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2, Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương,…
- Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Việt Pháp,…
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cách chăm sóc trẻ bị covid-19 để mau hồi phục. Hãy chia sẻ bài viết nhiều hơn cho bạn bè và người thân cùng biết nhé!
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Y Tế, Luriechildrens, Massgeneral, Unicef