Chảy máu cam là tình trạng phổ biến khi máu chảy ra từ mũi, có thể do nhiều yếu tố gây ra như dị ứng, chấn thương vùng mũi hoặc do sử dụng một số loại thuốc. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin về tình trạng chảy máu cam cũng như cách xử lý và phòng ngừa tình trạng này.
Bạn đang đọc: Chảy máu cam có nguy hiểm không? Cách xử lý và phòng ngừa hiệu quả
Contents
Nguyên nhân gây máu cam
- Bệnh lý về đường hô hấp: Do không khí khô, dị ứng hoặc tình trạng viêm mũi xoang kéo dài khiến cho các mao mạch bên trong mũi bị tổn thương, làm nứt vỡ và chảy máu.
- Chấn thương vùng khoang mũi: Các tai nạn như ngã hay va đập sẽ làm cho khoang mũi bị chấn thương, mao mạch yếu đi nên dễ bị chảy máu mũi. Ngoài ra thói quen như ngoáy mũi, xì mũi liên tục với cường độ mạnh cũng có thể gây chảy máu mũi do tổn thương niêm mạc và mạch máu mũi.
- Tăng huyết áp: áp lực trong mạch máu bị tăng lên, theo thời gian sẽ làm cho mạch máu mất tính đàn hồi và trở nên xơ cứng dễ dẫn đến vỡ mạch máu ở mũi gây ra tình trạng chảy máu.
- Người mắc các bệnh lý về máu như: xuất huyết giảm tiểu cầu, rối loạn chức năng đông máu hoặc do sử dụng các loại thuốc chống đông máu.
- Các khối u trong mũi: u mạch máu dưới mũi, polyp mũi thể chảy máu, u xơ vòm họng, ung thư vòm họng.
- Các nguyên nhân khác như lệch vách ngăn mũi, sử dụng chất kích thích, các bệnh lý mạch máu,…
Các bệnh lý về đường hô hấp có thể dẫn đến tình trạng chảy máu cam
Triệu chứng của chảy máu cam
Các triệu chứng thường gặp của tình trạng chảy máu cam bao gồm:
- Chảy máu từ một lỗ mũi, đôi khi là từ hai lỗ mũi.
- Cảm thấy có chất lỏng đang chảy xuống cổ họng.
- Đôi khi có cảm giác buồn nôn, nôn do một ít máu chảy xuống cổ họng vào dạ dày.
Trường hợp chảy máu mũi xuống cổ họng có thể khiến bạn cảm thấy buồn nôn, nôn
Chảy máu cam có nguy hiểm không?
Chảy máu cam có nguy hiểm không?
Khoảng 60% dân số đều bị chảy máu cam ít nhất một lần trong đời và khoảng 10% là trường hợp đặc biệt cần được điều trị kịp thời và đúng cách. [1]
Chảy máu cam là tình trạng phổ biến và không có nhiều triệu chứng nghiêm trọng, đồng thời bạn có thể phòng ngừa tình trạng này ngay tại nhà.
Tuy nhiên, nếu tần suất chảy máu cam thường xuyên hoặc kéo dài, đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng nào đó. Lúc này, bạn nên đến các cơ sở y tế có uy tín càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Hầu hết ai cũng bị chảy máu cam ít nhất một lần trong đời
Chảy máu cam thường xuyên là dấu hiệu của bệnh gì?
Như đã đề cập, trong nhiều trường hợp thì chảy máu cam là dấu hiệu nhằm cảnh báo người đó đang mắc một số bệnh lý tiềm ẩn:
- Vẹo vách ngăn mũi.
- Bệnh truyền nhiễm: sởi, sốt rét, sốt xuất huyết,…
- Các khối u dạng lành tính hay ác tính trong mũi.
- Viêm mũi xoang.
- Các bệnh lý về máu như: xuất huyết giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu,…
Chảy máu mũi thường xuyên có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn nào đó
Ai có nguy cơ bị chảy máu cam?
Ai cũng có ít nhất một lần trong đời bị chảy máu cam, tuy nhiên ở một số đối tượng sẽ có nguy cơ gặp phải tình trạng này cao hơn như:
- Trẻ em từ 2-10 tuổi: Có thể do khoang mũi không đủ ẩm, cảm lạnh, dị ứng, trẻ cho ngón tay hoặc đồ vật khiến trẻ dễ bị chảy máu cam.
- Phụ nữ mang thai: Các mạch máu trong mũi giãn ra gây áp lực lên các mạch máu mỏng manh ở niêm mạc mũi khiến mẹ bầu dễ bị chảy máu cam trong giai đoạn mang thai.
- Người cao tuổi: Độ tuổi từ 45 – 80 tuổi có thời gian đông máu lâu hơn so với người trẻ, bên cạnh đó, người cao tuổi thường mắc thêm các bệnh lý tăng huyết áp, xơ vữa động mạch hoặc rối loạn chảy máu.
- Người bị rối loạn đông máu hoặc đang sử dụng thuốc chống đông máu (Aspirin và Warfarin).
Bà bầu có nguy cơ bị chảy máu mũi cao hơn so với bình thường
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Khi gặp một trong những dấu hiệu sau, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:
- Tình trạng chảy máu cam diễn ra thường xuyên.
- Xuất hiện các triệu chứng thiếu máu như mệt mỏi, ngất xỉu, da xanh xao, khó thở,…
- Bạn bị chảy máu cam sau khi sử dụng một số loại thuốc.
- Bạn đang trong quá trình sử dụng thuốc chống đông máu hoặc bị rối loạn đông máu.
- Máu không ngừng chảy.
- Chảy máu cam đồng thời xuất hiện các vết bầm tím bất thường ở trên da.
- Trẻ em dưới 2 tuổi bị chảy máu cam.
Tìm hiểu thêm: Gracure Pharmaceuticals LTD của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Nếu thường xuyên bị chảy máu cam, bạn cần nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt
Các bệnh viện uy tín
Một số bệnh viện có uy tín bạn có thể thăm khám khi gặp phải các dấu hiệu như trên hoặc cần tham khảo ý kiến bác sĩ về tình trạng chảy máu cam:
- TP.HCM: Bệnh viên Tai mũi họng TP.HCM, Bệnh viện Tai mũi họng Sài Gòn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương…
- Hà Nội: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Tai mũi họng trung ương, Bệnh viện Bạch Mai (Khoa Tai mũi họng)…
Cách xử lý khi chảy máu cam
Khi bị chảy máu cam, việc xử lý nhanh và đúng cách là điều quản trọng và cần thiết. Sơ cứu đúng cách khi chảy máu cam:
- Thả lỏng cơ thể, đối với trẻ em cần trấn an bé vì khi khóc có thể làm tăng lưu lượng máu khiến máu chảy nhiều hơn. [2]
- Bệnh nhân phải ở tư thế ngồi, hơi cúi đầu về phía trước, không được nằm.
- Không ngửa đầu ra sau để tránh máu chảy xuống họng.
- Dùng ngón tay cái và ngón trỏ bóp vào phần mềm của mũi phía dưới sống mũi từ 5 đến 10 phút.
- Thở bằng miệng.
- Dùng khăn giấy để thấm máu.
- Nới lỏng phần áo chật quanh cổ.
- Có thể sử dụng đá hoặc khăn lạnh chườm lên sóng mũi để làm co mạch máu, nhằm mang lại cảm giác dễ chịu và giảm quá trình chảy máu.
- Sau khi chảy máu, không nên tập thể dục với cường độ mạnh, cúi xuống hay nâng vật nặng.
- Không nên dụi mũi hay xì mũi vài ngày sau đó.
Ngồi thẳng lưng và hơi nghiêng đầu về phía trước để máu không chảy xuống họng
Điều trị chảy máu cam
Cách xử trí khi bệnh nhân chảy máu cam:
- Nguyên tắc đầu tiên xử trí là dùng mọi biện pháp để cầm máu cho bệnh nhân.
- Sau khi xử lý tại nhà nếu tình trạng chảy máu cam vẫn tiếp tục kéo dài (từ 15-20 phút) thì phải ép chặt cánh mũi 2 bên và đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
- Khi được đưa vào bệnh viện, các y, bác sĩ có thể sử dụng một số biện pháp chuyên môn để xử trí tình huống như nhét meche, đặt bông kép hoặc đốt cầm máu bằng Bipolar để cầm máu cho bệnh nhân.
- Điều trị các nguyên nhân gây chảy máu cam như: điều trị các bệnh lý đường hô hấp như viêm xoang, viêm mũi dị ứng; phẫu thuật chỉnh hình vách ngăn,…
Nguyên tắc đầu tiên điều trị chảy máu cam là làm mọi cách để cầm máu cho bệnh nhân
Các sai lầm thường gặp khi xử lý chảy máu cam
Một số sai lầm thường gặp trong lúc xử lý khi bị chảy máu cam:
- Nhét khăn giấy hoặc vật dụng gia đình như băng vệ sinh dạng ống vào mũi để cầm máu.
- Nằm hoặc ngửa đầu ra đằng sau, điều này có thể khiến máu chảy ngược xuống cổ vào dạ dày gây cảm giác buồn nôn, nghẹt thở.
- Khiêng vác vật nặng hoặc tập luyện thể thao quá sức ngay sau khi chảy máu cam.
- Xì mũi hoặc ngoáy mũi sau khi máu ngưng chảy.
Sai lầm phổ biến nhất trong quá trình cầm máu là nhét khăn vào mũi
Cách phòng ngừa chảy máu cam
Một số biện pháp giúp bạn phòng ngừa chảy máu cam một cách hiệu quả:
- Hạn chế tạo áp lực lớn cho mũi như xì mũi, ngoáy mũi hay đưa tay vào sâu bên trong.
- Giữ ẩm cho khoang mũi bằng cách tạo độ ẩm, sử dụng nước muối sinh lý để xịt hoặc nhỏ vào mũi.
- Đeo các thiết bị bảo vệ nếu tham gia vào cách hoạt động mà vùng đầu và mũi có thể bị tổn thương.
- Tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng của các loại thuốc xịt thông mũi.
>>>>>Xem thêm: Ung thư phổi giai đoạn cuối sống được bao lâu? Cách chăm sóc bệnh nhân
Giữ ẩm mũi thường xuyên để phòng ngừa chảy máu cam
Chảy máu cam là tình trạng thường gặp ở trẻ em, người lớn tuổi và không có nhiều triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu bạn hay những người xung quanh gặp tình trạng này quá thường xuyên, hãy đến các cơ sở y tế có uy tín để được bác sĩ thăm khám nhằm tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời nhé!