Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình, lợi ích và cách chăm sóc hiệu quả

Rate this post

Chức năng của thận bị suy yếu gây ra ảnh hưởng xấu đối với bệnh nhân. Dựa vào tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp để điều trị bệnh, trong đó có chạy thận nhân tạo. Mời bạn đọc bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về các nguyên lý, biến chứng và cách chăm sóc đúng cho bệnh nhân mắc bệnh lý về thận.

Bạn đang đọc: Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình, lợi ích và cách chăm sóc hiệu quả

Chạy thận nhân tạo là gì?

Khi chức năng của thận bị suy giảm trong cơ thể bác sĩ có thể sẽ chỉ định chạy thận nhân tạo.

Đây là phương pháp lọc máu ngoài cơ thể, tức là bạn sẽ được đặt một bộ lọc được xem như một hệ tuần hoàn bên ngoài cơ thể. Bộ lọc của máy chạy thận sẽ làm sạch máu bằng các lọc các chất cặn của quá trình chuyển hóa và nước thừa sau đó trả máu ngược về cho cơ thể.

Quá trình này thường kéo dài từ 3-5 giờ, có thể được thực hiện ở các cơ sở y tế hoặc trung tâm lọc máu.

Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình, lợi ích và cách chăm sóc hiệu quả

Quy trình của chạy thận nhân tạo

Chỉ định chạy thận nhân tạo?

Dựa vào tình trạng sức khỏe, chức năng thận mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân có chạy thận hay không [2].

  • Người mắc suy thận mạn ở giai đoạn cuối (giai đoạn 5).
  • Suy thận cấp do một số ngộ độc, quá liều thuốc.
  • Độ lọc cầu thận (eGFR) giảm xuống mức rất thấp.
  • Mất hoàn toàn chức năng của thận đột ngột hoặc không rõ nguyên nhân.
  • Bệnh nhân có các bệnh lý khác kèm theo là bệnh tiểu đường, tăng huyết áp và lupus.
  • Bệnh nhân mắc các biến chứng của suy thận như: Tăng kali máu, toan chuyển hóa, quá tải thể tích tuần hoàn.
  • Hội chứng ure huyết cao.
  • Bệnh nhân trong quá trình chờ ghép tạng.

Chống chỉ định chạy thận đối với bệnh nhân không có đường lấy máu thích hợp, mắc các bệnh tim mạch như rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, người đang bị sốt cao, suy kiệt do ung thư.

Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình, lợi ích và cách chăm sóc hiệu quả

Chạy thận thường được chỉ định ở bệnh nhân mắc suy thận mạn giai đoạn cuối

Quy trình chạy thận nhân tạo

Trước khi bắt đầu quy trình chạy thận nhân tạo, người bệnh sẽ trải qua một cuộc tiểu phẫu để tạo cầu nối thông động – tĩnh mạch. Bệnh nhân chạy thận nhân tạo phải được chuẩn bị trước vài tuần hoặc vài tháng trước khi thực hiện lần chạy thận đầu tiên [3].

Có ba phương pháp để tiếp cận mạch máu:

Cầu nối động tĩnh mạch tự thân ( AVF)

Cầu nối động tĩnh mạch tự thân (AVF: Arteriovenous fistula) là con đường nối trực tiếp động mạch và tĩnh mạch ở tay không thuận nhằm hạn chế các ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân.

Đây là con đường lọc máu phổ biến nhất trong quá trình chạy thận với ưu điểm ít gây ra biến chứng và thời gian sử dụng dài hơn so với các con đường lọc máu khác.

AVF gồm hai loại là:

  • AVF chi trên: Tại bàn tay (từ động mạch quay tại hõm lào và tĩnh mạch đầu), cẳng tay, hoặc vùng khuỷu (từ động mạch cánh tay đến tĩnh mạch đầu, hay tĩnh mạch nền chuyển vị trí).
  • AVF chi dưới: Nối giữa động mạch đùi chung và tĩnh mạch hiển lớn.

Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình, lợi ích và cách chăm sóc hiệu quả

Cầu nối động tĩnh mạch tự thân ( AVF) là con đường lọc máu phổ biến nhất

Cầu nối động tĩnh mạch nhân tạo (AV graft)

Cầu nối động tĩnh mạch nhân tạo (AVG: Arteriovenous graft) có định nghĩa theo đúng tên gọi của nó. Đây là cầu nối giữa động mạch và tĩnh mạch. Trường hợp động tĩnh mạch của bạn quá ngắn hoặc quá nhỏ để nối với nhau, các bác sĩ sẽ ghép một ống được làm bằng vật liệu nhân tạo (PTFE: Polytetrafluroethylene), đặt trong đường hầm dưới da để thuận tiện trong quá trình lọc máu.

Tùy theo hình dạng của graft mà AVG được chia làm hai loại:

  • AVG thẳng (Straight).
  • AVG quai (Loop), được dùng nhiều hơn do thời gian sử dụng kéo dài hơn.

Ưu điểm của phương pháp này là giúp người bệnh chạy thận sớm hơn cũng như giúp máu lưu thông ra vào cơ thể nhanh hơn và dễ dàng hơn.

Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình, lợi ích và cách chăm sóc hiệu quả

AVG được thực hiện khi động tĩnh mạch của bệnh nhân quá ngắn để nối với nhau

Ống thông tĩnh mạch trung ương (Catheter)

Catheter là loại ống thông làm bằng nhựa mềm, đặt vào tĩnh mạch lớn có thể dùng để lọc máu ngay sau khi đặt ở những bệnh nhân cần chạy thận khẩn cấp.

Có hai loại catheter:

  • Catheter không có đường hầm (NTHC: non tunneled hemodialysis catheter)
  • Catheter có đường hầm (tunneled cuffed catheter).

Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình, lợi ích và cách chăm sóc hiệu quả

Quy trình này được thực hiện ở bệnh nhân cần chạy thận khẩn cấp

Lợi ích của việc chạy thận nhân tạo

Chạy thận nhân tạo có thể giúp bệnh nhân kéo dài khả năng sống lên 5-10 năm, thậm chí là lâu hơn. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp người bệnh kiểm soát huyết áp tốt hơn đồng thời duy trì được điện giải và muối khoáng bên trong cơ thể.

Quá trình chạy thận tốt nhất nên được thực hiện là trước khi chức năng thận ngừng hoạt động hoàn toàn để hạn chế các biến chứng có thể xảy ra đe dọa đến tính mạng của bạn.

Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình, lợi ích và cách chăm sóc hiệu quả

Chạy thận nhân tạo giúp điều hòa huyết áp và duy trì cân bằng điện giải tốt hơn

Các biến chứng có thể gặp trong chạy thận nhân tạo

Tắc nghẽn mạch máu

Một số người vấn đề về quy trình chạy thận khiến họ bị nhiễm trùng, lưu lượng máu kém, tắc nghẽn mạch máu do mô sẹo hoặc cục máu đông.

Hạ hoặc tăng huyết áp

Do tốc độ bơm máu cao, quá trình siêu lọc diễn ra quá mức, dịch lọc ở nhiệt độ cao hay bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị huyết áp từ trước đó nên gây hạ huyết áp ở bệnh nhân chạy thận.

Ngoài ra, sự thay đổi đột ngột về cân bằng nước, điện giải và các hóa chất trong cơ thể cũng gây ra tình trạng giảm huyết áp đột ngột. Bệnh nhân được khuyến cáo uống nhiều nước hơn do các chất lỏng thường được loại bỏ khỏi cơ thể trong quá trình chạy thận.

Điều này sẽ làm huyết áp trở nên xấu đi, gây ra các biến chứng nguy hiểm chẳng hạn như suy tim, viêm màng ngoài tim hoặc tích tụ chất lỏng trong phổi (phù phổi).

Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình, lợi ích và cách chăm sóc hiệu quả

Huyết áp thay đổi đột ngột là một trong những biến chứng thường gặp khi chạy thận

Thiếu máu

Do sinh hoạt mà kim lấy máu bị lệch ra khỏi chỗ tiếp cận hoặc ống bị tuột ra khỏi chỗ lấy máu nên gây ra tình trạng mất máu.

Thận làm suy giảm sản xuất hormone erythropoietin – hormone kích thích hình thành hồng cầu gây nên tình trạng thiếu máu, mất máu ở bệnh nhân mắc bệnh lý về thận.

Ngoài ra, việc hạn chế hấp thu sắt, vitamin hay thường xuyên phải xét nghiệm máu cũng là những nguyên nhân góp phần gây thiếu máu.

Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình, lợi ích và cách chăm sóc hiệu quả

Kim lấy máu bị lệch hoặc tuột ra ngoài gây ra tình trạng mất máu ở bệnh nhân chạy thận

Chuột rút cơ bắp

Chuột rút là một biến chứng thường gặp ở tháng đầu chạy thận. Hạ huyết áp, quá trình siêu lọc quá mức hoặc dịch lọc có nồng độ natri thấp là những yếu tố gây ra co mạch, làm giảm tưới máu, rối loạn thư giãn cơ nên dẫn đến tình trạng chuột rút.

Điều chỉnh lượng chất lỏng và natri nạp vào giữa các lần điều trị chạy thận nhân tạo cũng có thể giúp ngăn ngừa được biến chứng này trong quá trình điều trị [3].

Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình, lợi ích và cách chăm sóc hiệu quả

Chuột rút là biến chứng thường gặp ở tháng đầu chạy thận

Rối loạn giấc ngủ

Quá trình chạy thận có thể gây buồn nôn, nôn, đau đớn, khó chịu hoặc làm chuột rút cơ bắp ở người bệnh, từ đó gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân. Vấn đề thường gặp nhất ở người chạy thận là mất ngủ, khó ngủ do hội chứng ngưng thở khi ngủ hoặc hội chứng chân không nghỉ.

Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình, lợi ích và cách chăm sóc hiệu quả

Chạy thận nhân tạo gây ra các khó chịu, đau đớn cho bệnh nhân khiến họ bị mất ngủ

Ngứa

Ngứa là tình trạng phổ biến ở bệnh nhân chạy thận, có kèm theo các dị ứng nhẹ khác. Triệu chứng này có thể là do dị ứng mức độ nhẹ với màng lọc hay dị ứng với một số chất có trong dịch lọc.

Ngoài ra, người bệnh cũng không nên chủ quan về nguyên nhân gây ra ngứa như viêm gan siêu vi hoặc do thuốc.

Tìm hiểu thêm: Trẻ biếng ăn, đòi xem điện thoại khi đến bữa mẹ phải làm sao?

Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình, lợi ích và cách chăm sóc hiệu quả

Do dị ứng với một số thành phần của dịch lọc nên bệnh nhân thường có triệu chứng ngứa

Các vấn đề về xương

Một khi thận bị tổn thương, nó sẽ không còn khả năng xử lý vitamin D – vitamin đóng vai trò trong sự hình thành và phát triển của xương.

Hơn nữa, một biến chứng phổ biến của bệnh suy thận là sản xuất quá ồ ạt hormone tuyến cận giáp làm giải phóng canxi từ xương của bệnh nhân.

Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình, lợi ích và cách chăm sóc hiệu quả

Chức năng thận hư nên không thể xử lý vitamin, khoáng chất giúp phát triển xương

Viêm màng ngoài tim

Chạy thận nhân tạo không đủ có thể dẫn đến viêm màng bao quanh tim, điều này có thể cản trở khả năng bơm máu đến phần còn lại của cơ thể.

Trầm cảm

Những thay đổi về tâm trạng thường gặp ở những người bị suy thận. Nếu bệnh nhân bị trầm cảm hoặc lo lắng sau khi bắt đầu chạy thận nhân tạo, hãy nói chuyện với đội ngũ bác sĩ của bạn về các lựa chọn điều trị hiệu quả.

Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình, lợi ích và cách chăm sóc hiệu quả

Chạy thận nhân tạo gây ra những thay đổi về tâm trạng của bệnh nhân

Các lưu ý trong quá trình bệnh nhân chạy thận nhân tạo

Hạn chế thức ăn nhiều muối

Trong quá trình chạy thận nhân tạo, người bệnh nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều muối, nhất là thực phẩm giàu natri vì sẽ gây hại cho thận và làm quá trình lọc máu trở nên khó khăn hơn. Các thực phẩm nhiều muối bao gồm:

  • Các món kho.
  • Các đồ ăn đã chế biến sẵn.
  • Đồ uống như chocolate hay các loại nước uống bù điện giải.

Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình, lợi ích và cách chăm sóc hiệu quả

Thực phẩm giàu natri có thể cản trở quá trình lọc máu

Kiểm soát chất lỏng trong khẩu phần ăn

Giữa các đợt điều trị lọc máu, các chất thải có thể tồn đọng ở trong máu, vì vậy người bệnh cần kiểm soát và theo độ lượng chất lỏng nạp vào cơ thể cũng như tập thể dục để tăng cường sức khỏe bản thân.

Nếu người bệnh không kiểm soát tốt lượng chất lỏng nạp vào cơ thể, quá trình điều trị có thể khiến bạn mệt mỏi, chuột rút, hạ huyết áp hoặc gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác.

Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình, lợi ích và cách chăm sóc hiệu quả

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần kiểm soát lượng chất lỏng nạp vào cơ thể

Bổ sung các thực phẩm giàu sắt

Như đã đề cập trước đó, chạy thận nhân tạo có thể gây ra biến chứng thiếu máu vì vậy mà bệnh nhân suy thận cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt để bù lại lượng hồng cầu đã mất đồng thời cải thiện tình trạng mệt mỏi trong quá trình điều trị.

Các thực phẩm giàu sắt tốt cho người bệnh thận chẳng hạn như: kiều mạch, hạt mắc ca, ức gà bỏ da.

Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình, lợi ích và cách chăm sóc hiệu quả

Bệnh nhân cần bổ sung thực phẩm giàu sắt để bù lại lượng hồng cầu đã mất

Hạn chế thức ăn nhiều Photpho

Nồng độ photpho tăng sẽ gây rối loạn chuyển hóa, làm mất canxi, gây ảnh hưởng xấu đến xương và thận.

Vì vậy, người bệnh cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều photpho như thịt gia cầm, các chế phẩm từ sữa, các loại hạt, đậu.

Thông thường, những người chạy thận nhân tạo chỉ nên uống 1/2 cốc sữa mỗi ngày. Bạn cũng có thể dùng chất kết dính phosphate để kiểm soát tốt photpho trong máu giữa các đợt điều trị.

Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình, lợi ích và cách chăm sóc hiệu quả

Quá nhiều photpho trong máu có thể làm mất canxi từ xương

Dùng các thuốc điều trị huyết áp, tiểu đường và các bệnh khác

Trong quá trình chạy thận nhân tạo, người bệnh cần lưu ý khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác, chẳng hạn như thuốc điều trị huyết áp, tiểu đường hoặc một số thuốc bệnh nền khác vì chúng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị của bạn.

Vì vậy, bạn cần thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc khác bạn đang điều trị cũng như tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo quá trình chạy thận nhân tạo đạt hiệu quả tốt nhất.

Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình, lợi ích và cách chăm sóc hiệu quả

Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thêm các loại thuốc điều trị bệnh khác

Cách chăm sóc bệnh nhân chạy thận nhân tạo

Người bệnh nên được chăm sóc như sau:

  • Chăm sóc và vệ sinh các dụng cụ như lỗ rò, mảnh ghép, ống thông theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo chúng hoạt động tốt trong quá trình điều trị.
  • Chăm sóc và vệ sinh cầu tay (đường vào của mạch máu) hàng ngày và trước quá trình khi thực hiện quá trình lọc máu.
  • Không gãi da hoặc lấy vảy ở vùng tiếp cận.
  • Đảm bảo khu vực tiếp cận được làm sạch và cần được bác sĩ thay băng sau mỗi buổi lọc máu.
  • Nên trữ một bộ dụng cụ thay băng khẩn cấp ở nhà, phòng trường hợp bạn cần thay băng giữa các lần điều trị.

Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình, lợi ích và cách chăm sóc hiệu quả

Người bệnh cần vệ sinh, chăm sóc kỹ dụng cụ theo hướng dẫn của bác sĩ

Một số lời khuyên của bác sĩ trong quá trình bệnh nhân chạy thận nhân tạo

Một số lời khuyên của bác sĩ:

  • Người bệnh cần theo dõi cân nặng nhằm phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng giữ nước trong cơ thể.
  • Hạn chế nằm gối đầu lên cánh tay tiếp cận để làm giảm nguy cơ tắc nghẽn, nhiễm trùng do sự phát sinh các máu đông.
  • Sinh hoạt nhẹ nhàng, hạn chế mặc quần áo quá chật hoặc đeo trang sức để tránh làm tổn thương vùng cánh tay.
  • Kiểm tra lưu lượng máu bằng cách cảm nhận sự rung động.
  • Khi rút kim, chỉ nên ấn nhẹ vào chỗ tiếp cận và rút kim ra.
  • Các trường hợp như xuất hiện máu đông trong ống thông, máu không ngừng chảy sau 30 phút hoặc máu chảy đột ngột, hãy gọi cho bác sĩ hoặc đưa bệnh nhân để cơ sở y tế gần nhất.

Chạy thận nhân tạo là gì? Quy trình, lợi ích và cách chăm sóc hiệu quả

>>>>>Xem thêm: 5 cách ứng xử với bệnh nhân tâm thần bạn cần biết

Theo dõi cân nặng để kiểm soát và xử lý kịp thời tình trạng giữ nước của cơ thể

Chạy thận nhân tạo có thể kéo dài trong lúc chờ ghép tạng hoặc đi theo người bệnh đến suốt cuộc đời. Do đó, để đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần lựa chọn cơ sở y tế chất lượng và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế các rủi ro đe dọa đến tính mạng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *