Tăng huyết áp hay giảm huyết áp đều có tác động không tốt đến cơ thể. Chúng ta cần thường xuyên kiểm tra huyết áp để kịp thời phát hiện các vấn đề về sức khỏe. Vậy chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu? Hãy cùng giải đáp thắc mắc cho bạn qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu? Nhận biết tăng giảm huyết áp
Contents
Huyết áp là gì?
Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành động mạch. Huyết áp được tạo từ lực co bóp của tim và sức cản của thành mạch.
Khi tim co bóp, máu sẽ được bơm vào các mạch máu, ép vào thành động mạch, từ đó làm mạch máu căng ra. Số đo huyết áp tại thời điểm tim co bóp được gọi là huyết áp tâm thu hay huyết áp tối đa. Ngược lại, huyết áp tâm trương là chỉ số huyết áp đo được khi tim giãn ra.
Đơn vị của huyết áp là milimet thủy ngân (mmHg) và dưới dạng 2 chỉ số:
- Huyết áp tâm thu – áp lực khi tim đẩy máu ra ngoài.
- Huyết áp tâm trương – áp lực khi tim bạn nghỉ ngơi giữa các nhịp đập.
Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành mạch
Ý nghĩa của chỉ số huyết áp
Chỉ số huyết áp là chỉ số thể hiện rõ nhất tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tăng huyết áp được biết đến với cái tên “kẻ giết người thầm lặng“.
Đa số các bệnh nhân tăng huyết áp đều cảm thấy sức khỏe rất bình thường, chỉ khi có những biểu hiện rõ rệt như hoa mắt, chóng mặt, khó thở thì mới nhận ra sức khỏe có vấn đề.
Một thực trạng hiện nay là có rất nhiều bệnh nhân chỉ khi bị tai biến mạch máu não thì người nhà mới phát hiện người thân của mình bị tăng huyết áp.
Chỉ số huyết áp theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ 2017
Chỉ số huyết áp bình thường theo Tổ chức Y tế Thế giới
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đối với người lớn ở độ tuổi thanh thiếu niên thì huyết áp bình thường khi đo ở cánh tay là 120/80 mmHg. Tuy nhiên, huyết áp thường không cố định mà sẽ thay đổi theo thời gian, trạng thái tâm sinh lý và nhiều yếu tố khác.
Huyết áp bình thường theo WHO
Huyết áp bình thường
Hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng kiểm tra sức khỏe thông qua máy đo huyết áp tại nhà. Trên màn hình của máy đo huyết áp sẽ thể hiện chỉ số huyết áp là tâm thu/tâm trương. Ví dụ: Huyết áp tâm thu đo được là 120 và huyết áp tâm trương đo được 80, kí hiệu chỉ số huyết áp đo được là 120/80 mmHg.
Khi cả huyết áp tâm thu và tâm trương ở trong khoảng này, bạn được xem là có huyết áp ở mức bình thường (như hình minh họa). Chỉ số huyết áp được xem là bình thường khi huyết áp tâm thu dưới 120 và huyết áp tâm trương dưới 80.
Chỉ số huyết áp bình thường
Tiền tăng huyết áp
Nếu kết quả huyết áp lớn hơn 120/80 mmHg đây có thể là một dấu hiệu của tình trạng tiền tăng huyết áp. Khi huyết áp tâm thu của bạn (số phía trên) trong khoảng 120 và 129 mmHg hay tâm trương của bạn (số ở dưới) trong khoảng 80 thì bạn có thể đang bị “tiền tăng huyết áp” (hãy đảm bảo rằng bạn đã đo đúng cách).
Mặc dù trong khoảng này vẫn chưa được xem là tăng huyết áp, chưa thật sự ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng bạn nên nhớ nó đã không còn là chỉ số ở mức bình thường. Vì thế việc bị tăng huyết áp là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Thay đổi lối sống lành mạnh để cải thiện tình trạng
Tăng huyết áp độ I
Bạn sẽ được chẩn đoán là mắc bệnh tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ở mức 130 và 139 mmHg, hoặc khi huyết áp tâm trương ở khoảng 80 đến 89 mmHg. Đây được xem là tăng huyết áp độ 1.
Tuy nhiên, nếu bạn mới đo một lần duy nhất ra kết quả này thì vẫn chưa kết luận bạn thật sự có bị tăng huyết áp hay không. Bạn cần kiểm tra chỉ số thường xuyên và đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán. Nếu chỉ số huyết áp cao trong một thời gian dài thì có khả năng bạn đã bị bệnh tăng huyết áp.
Nên kiểm tra huyết áp thường xuyên
Tăng huyết áp độ II
Tăng huyết áp độ II là tình trạng rất đáng lo ngại. Bạn thật sự cần thay đổi lối sống và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ. Ở giai đoạn này, chỉ số huyết áp tâm thu sẽ ở mức 140 mmHg trở lên, hoặc khi huyết áp tâm trương ở khoảng 90 mmHg trở lên.
Tìm hiểu thêm: Bệnh Alzheimer’s có chữa được không?
Tuân thủ chỉ định bác sĩ và tái khám định kỳ
Hạ huyết áp
Khi bị hạ huyết áp người bệnh sẽ đột ngột cảm thấy hoa mắt chóng mặt, tim nhanh và có thể mất ý thức. Nếu bạn đo huyết áp sẽ thấy chỉ số huyết áp tâm thu thấp hơn 90 mmHg và huyết áp tâm trương thấp hơn 60 mmHg. Bạn nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ tiến hành cứu chữa kịp thời và tránh các biến chứng nghiêm trọng.
Cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất
Lời khuyên cho người tăng huyết áp
Bệnh nhân tăng huyết áp nên thường xuyên kiểm tra chỉ số huyết áp, theo dõi tình trạng sức khỏe, đảm bảo thực hiện đúng với các chỉ định của bác sĩ, đi kèm theo đó là việc thay đổi lối sống lành mạnh hơn để giảm các nguy cơ về bệnh tim mạch.
Cần đảm bảo thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Nếu bạn có các dấu hiệu sau đây:
- Đau đầu, hoa mắt, ù tai, mất thăng bằng.
- Thở nông.
- Đau ngực, khó thở, tim nhanh
- Chóng mặt.
- Mắt nhìn mờ.
Nếu bạn kiểm tra chỉ số huyết áp và thấy chỉ số này thường xuyên nằm trong khoảng huyết áp cao thì nên đến gặp ngay bác sĩ để được tư vấn chuyên môn và chẩn đoán.
Đến gặp bác sĩ khi có những dấu hiệu trên
Chẩn đoán
Tăng huyết áp được chẩn đoán dựa vào chỉ số đo huyết áp, tiền sử, khám thực thể và các xét nghiệm cận lâm sàng khác giúp phát hiện nguyên nhân và xác định xem đã có tổn thương các cơ quan đích hay chưa.
- Phân tích nước tiểu và tỷ lệ albumin niệu: creatinin.
- Xét nghiệm máu: Lipid máu (HDL, triglycerid), creatinine, kali.
- Siêu âm thận nếu creatinine máu tăng.
- Điện tâm đồ.
- Siêu âm tim.
- Tìm hội chứng cường aldosteron nếu có tình trạng kali máu giảm.
Các bệnh viện uy tín
- Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Khoa Tim mạch – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Viện Tim TP.HCM, Khoa Tim mạch – Bệnh viện Chợ Rẫy.
- Tại Hà Nội: Viện Tim mạch Quốc gia – Bệnh viện Bạch Mai, Trung tâm Y khoa số 1 – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Viện Tim mạch – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Ngoài những bệnh viện nêu trên, bạn có thể đến các bệnh viện hay phòng khám uy tín gần nhất để thăm khám và điều trị.
Các lưu ý cho người tăng/hạ huyết áp
Lưu ý dành cho người tăng huyết áp
- Thường xuyên tập thể dục rèn luyện sức khỏe.
- Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, nhiều trái cây (quả mọng) và rau xanh.
- Hạn chế muối, nội tạng, đồ ăn cay nóng, thức ăn nhanh, đồ ngọt và đồ nhiều dầu mỡ.
- Không uống bia rượu, hút thuốc lá.
- Giảm căng thẳng trong cuộc sống.
Hạn chế các thực phẩm không tốt cho sức khỏe
Lưu ý dành cho người hạ huyết áp
- Tiêu thụ muối nhiều hơn (không ăn quá nhiều có thể gây suy tim).
- Uống nhiều nước.
- Mang vớ nén y khoa.
- Không đột ngột thay đổi tư thế.
>>>>>Xem thêm: 10 cách để tăng Glutathione tự nhiên của bạn
Đột ngột thay đổi tư thế gây chóng mặt