Cholesterol là gì? Có mấy loại cholesterol?

Rate this post

Cholesterol là một loại chất béo được biết đến rộng rãi. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu được bản chất cholesterol là gì và có những loại cholesterol nào? Bài viết dưới đây sẽ cùng các bạn tìm hiểu về cholesterol.

Bạn đang đọc: Cholesterol là gì? Có mấy loại cholesterol?

Cholesterol là gì?

Cholesterol là một chất giống như chất béo, được tìm thấy ở tất cả các tế bào trong cơ thể. Cơ thể của chúng ta có thể tạo ra tất cả các loại cholesterol cần thiết từ gan. Ngoài ra, cholesterol cũng được tìm thấy trong các thực phẩm từ nguồn gốc động vật, chẳng hạn như lòng đỏ trứng, thịt và pho mát.

Cholesterol vô cùng quan trọng đối với cơ thể, chúng ta cần cholesterol để xây dựng nên tế bào, tạo ra các vitamin và hormone khác nhau.

Tuy nhiên, khi cholesterol dư thừa nó có thể kết hợp với các chất khác trong máu để tạo thành mảng bám. Các mảng bám này dính vào thành động mạch và gây ra các vấn đề như xơ vữa động mạch. Kết quả là dẫn đến động mạch của chúng ta dần hẹp lại hoặc có thể bị tắc nghẽn.

Cholesterol là gì? Có mấy loại cholesterol?

Có những loại cholesterol nào?

Cholesterol là gì? Có mấy loại cholesterol?

Có hai loại cholesterol chính là: LDL – cholesterol xấu và HDL – cholesterol tốt. Khi trong máu xuất hiện quá nhiều cholesterol xấu hoặc không đủ loại cholesterol tốt sẽ làm tăng nguy cơ tích tụ cholesterol trong thành của các động mạch nuôi tim và não.

  • HDL – cholesterol tốt (High density lipoprotein cholesterol – Lipoprotein mật độ cao), chiếm khoảng 25-30% tổng lượng cholesterol trong máu. HDL được xem là cholesterol “tốt” vì nó mang cholesterol từ các bộ phận khác của cơ thể trở lại gan để loại bỏ cholesterol ra khỏi cơ thể.
  • LDL – cholesterol xấu (Low density lipoprotein cholesterol – Lipoprotein mật độ thấp), loại cholesterol này chiếm phần lớn lượng cholesterol trong máu. Nó có nhiệm vụ vận chuyển cholesterol từ gan đi đến các cơ quan ngoại vi. LDL được xem là ‘’cholesterol xấu‘’ vì khi dư thừa, loại cholesterol này sẽ lắng đọng ở các thành mạch máu và gây nên tình trạng xơ vữa động mạch.

Ngoài ra còn một loại cholesterol là VLDL (Very low density lipoprotein cholesterol – Lipoprotein mật độ rất thấp), nó cũng được xem là cholesterol “xấu” nếu dư thừa. Vì tương tự như LDL loại cholesterol này cũng làm gia tăng vào việc tích tụ mảng bám trong động mạch từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Nguyên nhân gây cholesterol cao?

Một số nguyên nhân để lý giải cho sự tăng cholesterol gồm:

  • Thói quan ăn uống không lành mạnh: Ăn uống không đúng bữa, thường xuyên ăn khuya hoặc chế độ ăn có nhiều dầu mỡ đặc biệt là mỡ động vật, ít chất xơ,….
  • Ít vận động: Người ít vận động kéo dài có thể làm giảm trao đổi chất và tiêu hóa chất béo.
  • Hút thuốc: Hút thuốc làm giảm lượng HDL – cholesterol tốt và tăng lượng LDL – cholesterol xấu, từ đó làm giảm khả năng đào thải cholesterol của cơ thể. Đồng thời hút thuốc cũng làm tăng triglyceride (mỡ máu) gây tăng tình trạng vữa xơ động mạch.
  • Thường xuyên sử dụng rượu, bia: Chức năng gan sẽ bị ảnh hưởng nếu sử dụng rượu bia thường xuyên, điều này sẽ khiến việc đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể bị ảnh hưởng, gây tích tụ cholesterol trong máu.
  • Tuổi tác: Lượng cholesterol trong máu có xu hướng tăng lên khi già đi, vậy nên nguy cơ bị tăng mỡ máu ở người già thường cao hơn ở người trẻ.
  • Di truyền: Đối với những người có tiền sử gia đình có cholesterol máu cao, thường có nguy cơ mắc bệnh mỡ máu cao hơn người bình thường.
  • Cân nặng: Người thừa cân, có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên là những đối tượng có nguy cơ cao bị thừa cholesterol.
  • Chủng tộc: Một số chủng tộc nhất định có thể có nguy cơ tăng cholesterol cao. Ví dụ, người Mỹ gốc Phi thường có mức cholesterol HDL và LDL cao hơn người da trắng.

Tìm hiểu thêm: Tư thế ngủ đúng và tốt nhất mang lại giấc ngủ ngon và sức khỏe tốt hơn

Cholesterol là gì? Có mấy loại cholesterol?

Ăn nhiều chất béo gây tăng cholesterol

Các biến chứng có thể xảy ra khi cholesterol cao?

Cholesterol trong máu cao đặc biệt là LDL – cholesterol sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường đối với cơ thể. Những tình trạng bệnh lý có thể xuất hiện như:

  • LDL – cholesterol dư thừa sẽ lắng đọng lại ở các thành mạch máu từ đó tạo nên những mảng xơ vữa. Chúng dần dần sẽ làm hẹp động mạch, gây tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn lưu lượng máu trong động mạch vành gây ra các tình trạng đau thắt ngực (đau ngực) hoặc đau tim.
  • Mảng bám cũng có thể tích tụ trong các động mạch khác trong cơ thể, bao gồm cả các động mạch đưa máu giàu oxy đến não và các chi. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề như bệnh động mạch cảnh, đột quỵ và bệnh động mạch ngoại vi (tắc mạch chi dưới làm bạn đi mau mệt mỏi, hay tê chân).

Cholesterol là gì? Có mấy loại cholesterol?

Cách phòng ngừa cholesterol máu cao?

Với những yếu tố nguy cơ kể trên chúng ta có thể thực hiện những biện pháp phòng ngừa hiệu quả như sau:

  • Có chế độ dinh dưỡng cân đối, hạn chế mỡ động vật, bổ sung nhiều chất xơ và vitamin cho bữa ăn. Ăn uống đúng bữa, không nhịn ăn sáng, hạn chế ăn khuya.
  • Tránh lối sống tĩnh tại, tập thể dục đều độ để cơ thể khỏe mạnh.
  • Bỏ hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, chất kích thích.
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý.

Cholesterol là gì? Có mấy loại cholesterol?

>>>>>Xem thêm: Chứng nhức đầu tâm thần ở tuổi học trò

Khi nào cần thăm khám bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Người bị cholesterol máu cao thường không có dấu hiệu gì để báo trước, cách duy nhất để phát hiện là làm xét nghiệm máu. Đối với những người có nguy cơ cao như người thừa cân, béo phì, người già,… Nên đi khám sức khỏe định kì để có thể phát hiện bệnh kịp thời.

Tuy nhiên, nếu gặp một số biểu hiện lâm sàng như huyết áp không ổn định, tê bì tay chân, đau ngực,… bạn cần gặp bác sĩ ngay để biết rõ tình trạng của mình.

Tham khảo một số bệnh viện uy tín

  • Tại Hà Nội: Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức…
  • Tại TP Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương…

Trên đây là một số thông tin về cholesterol có thể bạn cần biết. Hi vọng qua bài viết này mọi người sẽ có thêm kiến thức để giúp bản thân khỏe mạnh hơn và phòng ngừa được các rủi ro bệnh tật có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Hãy chia sẻ bài viết cho người thân cùng đọc nếu bạn thấy bài viết hữu ích nhé!

Nguồn: medlineplus, healthline, heart

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *