Ngộ độc Botulinum là tình trạng ngộ độc nặng với tỷ lệ tử vong cao có liên quan đến các loại thực phẩm đóng hộp. Vậy có nên đun nóng cá hộp, thịt hộp để ngừa ngộ độc Botulinum không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Bạn đang đọc: Có cần đun nóng cá hộp, thịt hộp để ngừa ngộ độc Botulinum không?
Contents
Ngộ độc Botulinum là gì?
Ngộ độc Botulinum là tình trạng ngộ độc gặp phải khi ăn hoặc uống các loại thực phẩm có chứa độc tố Botulinum do chủng vi khuẩn Clostridium sinh ra.
Đây là nhóm vi khuẩn kỵ khí, phát triển trong các loại thực phẩm đóng hộp và các loại rau củ nói chung nếu không được bảo quản đúng cách như cá hộp, thịt hộp hay cà rốt đóng hộp nên còn được biết đến với tên gọi vi khuẩn độc thịt.
Ngộ độc Botulinum ban đầu có thể xuất hiện triệu chứng thần kinh như:
- Nhìn mờ (liệt 3 – 4 – 6), nhìn đôi (song thị), sụp mí, rối loạn ngôn ngữ, liệt mặt…
- Yếu cơ theo thứ tự từ trên xuống, liệt cơ từ thân ra ngoài tăng dần với mức độ khác nhau.
Các triệu chứng trên thậm chí còn có thể xuất hiện trước cả các triệu chứng trên hệ tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, nôn, buồn nôn, đau bụng và thường táo bón.
Biến chứng nguy hiểm nhất là liệt cơ hô hấp gây suy hô hấp cấp – đây là nguyên nhân chính gây tử vong mặc dù trước đó người bệnh hoàn toàn tỉnh táo. Chỉ với 0.09 mcg độc tố Botulinum có thể gây tử vong một người 70kg. [1]
Việc điều trị ngộ độc Botulinum chủ yếu dựa vào điều trị triệu chứng, hồi sức hô hấp, người bệnh cần thở máy kéo dài, sử dụng thuốc giải độc hiếm, đắt tiền mà không được chi trả bởi bảo hiểm. Do đó, chủ động phòng ngừa bệnh là vô cùng cần thiết.
Ngộ độc Botulinum gây rối loạn tiêu hóa
Có cần đun nóng thịt hộp, cá hộp trước khi ăn để ngừa ngộ độc Botulinum?
Bào tử của chủng vi khuẩn Clostridium botulinum có khả năng chịu nhiệt cao, việc đun lại thực phẩm đóng hộp trong thời gian ngắn không có ý nghĩa giúp ngăn ngừa ngộ độc Botulinum do không phân giải được độc tố.
Tùy theo loại vi khuẩn hay loại độc tố sẽ có thời gian đun sôi khác nhau để đạt được được hiệu quả phòng ngừa:
- Đối với độc tố: cần đun trên 80 độ C trong vòng ít nhất 10 phút để bất hoạt, thời gian càng lâu thì hiệu quả càng tốt.
- Đối với bào tử: trong điều kiện được tối ưu hóa, cần đun với nhiệt độ trên 120 độ C trong vòng 5 phút thì bào tử mới có thể bị tiêu hủy.
Do đó, việc đun nóng thực phẩm đóng hộp như thịt hộp, cá hộp có thể ngừa ngộ độc Botulinum. Tuy nhiên, việc đun nóng có thể làm giảm mùi vị và làm mất độ ngon của sản phẩm.
Ngoài ra, người tiêu dùng vẫn nên cẩn trọng khi sử dụng đồ đóng hộp để phòng trường hợp độc tính mạnh, chưa bị phá hủy hoàn toàn.
Ngộ độc botulinum gây nhiều biến chứng nặng và đe dọa tử vong. Do đó, người dân nên chủ động phòng bệnh bằng việc lựa chọn và bảo quản sản phẩm đóng hộp đúng cách.
Đun nóng đồ hộp có thể ngừa ngộ độc Botulinum
Các lưu ý khi sử dụng thực phẩm đóng hộp
Các loại thực phẩm đóng hộp ngày càng trở nên phổ biến nhờ độ tiện dụng. Tuy nhiên, đây lại có thể là nguồn bệnh tiềm ẩn có chứa độc tố Botulinum. Do đó, người tiêu dùng nên cẩn trọng khi sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp.
Lựa chọn thực phẩm đóng hộp đúng cách
Thực phẩm đóng hộp thường trải qua quy trình sản xuất từ chế biến, đóng hộp và bảo quản. Nhờ công đoạn thanh trùng và tạo áp lực khi đóng hộp trong môi trường khép kín, phần nào đó cũng giúp ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
Do đó, khi chọn mua các sản phẩm đóng hộp, người dân cần lưu ý:
- Quan sát kỹ vỏ hộp bên ngoài, không lựa chọn các sản phẩm hộp bị phồng, méo mó hoặc han gỉ.
- Chọn những loại sản phẩm có đủ nhãn dán, đủ thông tin nơi sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn bảo quản và sử dụng…
- Không sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng.
- Lựa chọn những sản phẩm có hạn sử dụng dài ngày và dùng trước khi hết hạn sử dụng.
Không sử dụng những loại đồ hộp không rõ xuất xứ sản xuất
Bảo quản thực phẩm đóng hộp đúng cách
- Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi ẩm thấp, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp hoặc nhiệt độ cao như gần bếp đun…
- Với những thực phẩm tự đóng hộp tại nhà như các sản phẩm ngâm chua, bảo quản rau củ, các loại thịt trong tủ lạnh… nên để bảo quản ở tủ đông và ghi nhớ thời gian để luân phiên sử dụng những thực phẩm cũ trước.
- Làm sạch vỏ của đồ hộp trước khi sử dụng để tránh không bị nhiễm vi khuẩn từ môi trường bên ngoài.
- Sau khi mở hộp nên sử dụng hết ngay. Nếu không thể sử dụng hết cần chuyển sang hộp nhựa hoặc thủy tinh kín, bảo quản trong tủ lạnh và đun lại trước khi sử dụng lần sau.
- Chỉ sử dụng thực phẩm tối đa 2 – 3 ngày sau khi mở nắp.
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu AstraZeneca của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Bảo quản thực phẩm ở ngăn đông để hạn chế vi khuẩn phát triển
Các biện pháp phòng ngừa ngộ độc Botulinum
Ngộ độc Botulinum gây các biến chứng nặng nề, nguy cơ tử vong cao và thuốc điều trị đặc hiệu còn khan hiếm. Ngoài ra, hiện không có vaccine phòng ngừa đặc hiệu cho chủng vi khuẩn Clostridium. Bởi vậy, phòng bệnh bằng các biện pháp phòng ngừa chuẩn đóng vai trò quan trọng.
Giữ vệ sinh cá nhân và nơi ở
Bào tử vi khuẩn Clostridium có khả năng phát triển ngoài môi trường ở điều kiện khắc nghiệt. Do đó, giữ vệ sinh cá nhân, nhà cửa, môi trường xung quanh giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và giảm nguy cơ ngộ độc Botulinum.
- Vệ sinh môi trường sống thường xuyên, quét dọn nhà cửa, lau chùi đồ đạc để loại bỏ bào tử phát triển.
- Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc nước rửa tay trước khi chế biến thức ăn, sau khi tiếp xúc với các loại thực phẩm sống, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, đặc biệt sau khi tiếp xúc với môi trường bùn đất bẩn.
- Chăm sóc các vết thương hở cẩn thận bằng các dung dịch khử trùng, sát khuẩn và băng gạc che phủ vết thương, tránh để vết thương hở dính bụi bẩn.
Vệ sinh tay sạch sẽ để ngừa vi khuẩn Clostridium
Phòng ngừa trong ăn uống
Thực phẩm đóng hộp là những nguồn có nguy cơ cao chứa độc tố Botulinum. Do đó, cần chú trọng các vấn đề an toàn thực phẩm để phòng ngừa bệnh.
- Lựa chọn sử dụng và bảo quản thực phẩm đóng hộp đúng cách.
- Nên đun sôi thực phẩm đóng hộp trong khoảng 10 phút trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
- Nên sử dụng thực phẩm tươi sạch hàng ngày thay vì sử dụng các sản phẩm đóng hộp.
- Kiểm tra các loại nguyên liệu trước khi sử dụng, không sử dụng những loại nguyên liệu hư hỏng, có mùi ôi thiu để chế biến món ăn.
- Đảm bảo ăn chín, uống sôi, không sử dụng thức ăn cũ để quá lâu trong tủ lạnh, đồ ăn có mùi vị và màu sắc bất thường.
- Đặc biệt cần hạn chế không cho trẻ em dùng đồ hộp hay mật ong, nhất là với trẻ dưới 12 tháng tuổi.
Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn chín uống sôi và dùng thực phẩm tươi sạch
Xử lý khi bị ngộ độc Botulinum
Dấu hiệu nhận biết ngộ độc Botulinum
Các dấu hiệu của ngộ độc Botulinum thường xuất hiện sau ăn các thực phẩm nghi ngờ khoảng 12 – 36 giờ (thời gian ủ bệnh có thể lên đến 2 tuần):
- Người bệnh ban đầu thường biểu hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn ói, đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, sau đó xuất hiện liệt ruột gây táo bón, không trung tiện được. Những biểu hiện này có thể xuất hiện cùng lúc với triệu chứng thần kinh.
- Người bệnh có thể bị liệt với tính chất đối xứng 2 bên, từ vùng đầu mặt lan xuống thân người và chân: liệt các dây thần kinh sọ gây sụp mi, nhìn mờ, nhìn đôi, khó nói, khó nuốt, khàn tiếng… Sau đó, người bệnh bị liệt tay, liệt các cơ vùng ngực bụng và liệt 2 chi dưới.
- Người bệnh thấy khó thở tăng dần, hô hấp khó khăn, không ho khạc được do các cơ hô hấp bị liệt.
- Bí tiểu, người bệnh buồn tiểu nhưng không đi tiểu được.
Khi thấy người bệnh có các dấu hiệu nghi ngờ trên sau khi ăn các sản phẩm nghi nhiễm độc Botulinum, người nhà nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để điều trị.
Không tự ý điều trị tại nhà do người bệnh có nguy cơ tử vong cao do suy hô hấp cấp nếu không được điều trị kịp thời.
Điều trị có hiệu quả cao nhất trong vòng 24 – 96 giờ (tốt nhất 24 – 48 giờ) kể từ khi khởi phát triệu chứng, do đó, cần phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh.
>>>>>Xem thêm: Cách sử dụng baking soda làm trắng răng hiệu quả tại nhà
Liệt cơ hô hấp gây khó thở, nguy cơ tử vong do suy hô hấp
Các bệnh viện chuyên khoa uy tín:
- Tại TP.Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược, Bệnh viện 115…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y, Bệnh viện Saint-paul…
Như vậy, việc đun nóng các sản phẩm đóng hộp như cá hộp, thịt hộp… có thể phòng ngừa ngộ độc Botulinum. Ngoài ra, bài viết trên đã cung cấp thông tin về cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Hãy chia sẻ bài viết trên đến mọi người xung quanh bạn nhé!
Nguồn: WHO, CDC, Thư viện pháp luật