Đau đầu, mệt mỏi, sốt là những biểu hiện thường gặp sau khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19. Hãy cùng tìm hiểu xem có nên dùng thuốc giảm đau hạ sốt khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19 không và tầm quan trọng của việc uống thuốc giảm đau hạ sốt đúng cách nhé!
Bạn đang đọc: Có nên dùng thuốc giảm đau hạ sốt khi tiêm vaccine ngừa COVID-19?
Contents
Uống thuốc hạ sốt đúng cách sau khi tiêm vắc xin COVID-19
Có nên dùng thuốc để phòng ngừa sốt?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo không nên sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt như paracetamol, aspirin, ibuprofen, naproxen,… trước khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19 để phòng ngừa tác dụng phụ khi tiêm vắc xin, vì có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin.
Sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 nếu xuất hiện các tác dụng phụ như sốt, đau đầu hoặc đau cơ, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt không kê đơn để giảm các tác dụng phụ trên.
Lưu ý:
- Không sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt khi bạn dị ứng hay có bất kỳ chống chỉ định cụ thể nào.
- Không dùng quá liều vì có thể gây ra tác dụng phụ cho cơ thể.
- Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
- Khi xuất hiện tác dụng phụ như phát ban, sốt, mệt mỏi, chóng mặt cần liên hệ ngay với cơ sở Y tế.
Thuốc hạ sốt có làm giảm phản ứng miễn dịch sau tiêm?
Các nghiên cứu về việc sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt để kiểm soát tác dụng phụ trong khoảng thời gian tiêm chủng không ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin ngừa COVID-19. [1]
Các cơ quan y tế cũng khuyến nghị sử dụng các loại thuốc giảm đau hạ sốt để điều trị các triệu chứng sau khi tiêm vắc xin COVID-19. [2]
Làm thế nào để đối phó với cơn sốt sau tiêm chủng?
Để giảm bớt cơn sốt sau khi tiêm chủng, bên cạnh việc dùng thuốc bạn có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà như:
- Lau người bằng nước ấm: Nước ấm giúp làm giãn nở lỗ chân lông, tăng khả năng lưu thông mạch máu, nên tản nhiệt nhanh hơn và giúp làm hạ nhiệt.
- Uống nhiều nước và bổ sung nước điện giải bằng oresol đường uống: Để bù nước và bù điện giải đã mất khi bị sốt, từ đó giúp người bệnh nhanh hồi phục.
- Mặc quần áo nhẹ và thoáng mát giúp tránh bị quá nóng.
- Nghỉ ngơi nếu cảm thấy cơ thể mệt mỏi và khó chịu.
- Sử dụng khăn lạnh sẽ giúp làm giảm cơn sốt và giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
- Theo dõi triệu chứng: Nếu cơn sốt kéo dài kèm theo các triệu chứng đau đầu, đau cơ, phát ban thì hãy liên hệ với Bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời.
Khi bạn bị viêm tại chỗ tiêm thì nên dùng các túi chườm lạnh tại vị trí viêm để giảm tình trạng này. Còn đối với trường hợp cánh tay bị đau nhức hay căng cứng, nên vận động nhẹ cánh tay để giúp lưu thông máu và giảm tình trạng đau.
Không nên sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt trước khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19
Những tác dụng phụ của vắc xin
Tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca
Vắc xin ngừa COVID-19 AstraZeneca được nghiên cứu và phát triển bởi Hãng dược AstraZeneca của Vương quốc Anh và Đại học Oxford, có hiệu lực bảo vệ lên đến hơn 89% và được sử dụng cho đối tượng trên 18 tuổi.
Tuy nhiên, sau khi tiêm vắc xin này thường xảy ra các tác dụng phụ như:
- Toàn thân: đau cơ, mệt mỏi, khó chịu, đau các khớp, cảm giác ớn lạnh và buồn nôn,…
- Tại chỗ tiêm: sưng, ngứa, đau, ban đỏ và viêm.
Tác dụng phụ rất hiếm gặp sau khi tiêm vắc xin AstraZeneca là hội chứng huyết khối kèm giảm tiểu cầu (TTS), và nguy cơ mắc phải TTS thấp hơn khi tiêm liều thứ 2. [3]
Tác dụng phụ thường gặp của vắc xin AstraZeneca là đau đầu, đau cơ
Tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin Pfizer
Vắc xin Pfizer có hiệu lực bảo vệ từ 95 đến 100% sau 7 ngày từ khi tiêm liều thứ 2. Tác dụng phụ thường gặp sau tiêm vắc xin Pfizer là sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau khớp, đau vai, mất ngủ, buồn nôn, sưng và đau tại vị trí tiêm,…
Khác với vắc xin AstraZeneca tác dụng phụ xảy ra khá sớm, thì vắc xin Pfizer lại xảy ra chậm hơn, thường là 1 – 2 ngày sau khi tiêm. Và đây là một dấu hiệu bình thường cho thấy rằng hệ miễn dịch đang tạo kháng thể bảo vệ khi đáp ứng với vắc xin.
Tác dụng phụ của vắc xin Pfizer thường xảy ra 1 – 2 ngày sau tiêm
Tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin Moderna
Vắc xin Moderna có hiệu lực bảo vệ là 94,1%, đây là một loại vắc xin rất an toàn và được sử dụng trên khắp thế giới.
Tác dụng phụ thường gặp sau tiêm vắc xin Moderna là đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, sốt và ớn lạnh, đau khớp, sưng và đau tại vị trí tiêm,…
Các tác dụng phụ nghiêm trọng như sốc phản vệ, viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim rất hiếm gặp khi tiêm vắc xin Moderna.
Tìm hiểu thêm: 16 thực phẩm chữa rối loạn cương dương hiệu quả, an toàn
Vắc xin Moderna hiếm khi gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng
Khi xuất hiện tác dụng phụ sau tiêm vắc xin cần làm gì?
Tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin thường xảy ra trong vòng từ 12 – 24 giờ, tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp kéo dài hơn vài ngày.
Vì vậy, bạn nên tiếp tục theo dõi tình trạng sau tiêm vắc xin trong vòng 7 ngày đầu và liên hệ với Bác sĩ ngay nếu gặp tác dụng dụng nghiêm trọng sau tiêm vắc xin như:
- Đau tức ngực, ngất xỉu.
- Đau toàn thân một cách dữ dội và bất thường.
- Sốt cao liên tục trên 39 độ.
- Khó thở, hụt hơi, người tím tái.
- Phát ban, nổi mẩn đỏ và xuất huyết dưới da.
Liên hệ với Bác sĩ ngay nếu gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng sau tiêm vắc xin
Những lưu ý sau khi tiêm
Để hạn chế tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe bạn nên:
- Duy trì một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, sử dụng thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất, chất xơ và các loại quả nhiều vitamin C.
- Uống nhiều nước sau tiêm.
- Nghỉ ngơi đầy đủ, đặc biệt nghỉ ngơi trong ngày tiêm, tránh làm những việc cần tiêu tốn nhiều năng lượng sau khi tiêm.
- Vận động một cách nhẹ nhàng giúp mạch máu lưu thông và giảm tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin.
- Có thể sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ như paracetamol, ibuprofen, aspirin,… Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến Bác sĩ trước khi sử dụng.
- Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá vì làm tác dụng phụ trở nên trầm trọng hơn.
>>>>>Xem thêm: Nên dùng omega 3 hay omega 3-6-9
Duy trì một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học sau tiêm vắc xin
Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt để giảm tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin Covid nhưng cần tuân thủ điều trị, không sử dụng quá liều. Bên cạnh việc dùng thuốc, nên duy trì chế độ ăn uống hợp lý, uống đủ nước, nghỉ ngơi đầy đủ,… Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ đến người thân và bạn bè nhé!
Nguồn: Trung tâm Y tế Bình Tân, Health