Cỏ ngọt là một loại chất tạo ngọt tự nhiên rất phổ biến vì nó chứa ít hoặc thậm chí không chứa calo. Điều này có thể làm cho cỏ ngọt thay thế được đường hay không, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Bạn đang đọc: Cỏ ngọt là gì? Có nên sử dụng cỏ ngọt thay thế cho đường
Cỏ ngọt là một chất làm ngọt tự nhiên được chiết xuất từ lá cây cỏ ngọt (Stevia rebaudiana). Vị ngọt của cỏ ngọt cao hơn vị ngọt của đường gấp 200 – 300 lần nhưng hầu như không có calo. Loại cỏ ngọt này đem lại những lợi ích đối với cân nặng và lượng đường trong máu, thậm chí có thể làm giảm các nguy cơ về bệnh tim mạch. Vậy có thể thay thế đường bằng cỏ ngọt không, bài viết dưới đây sẽ trình bày những lợi ích và nhược điểm của cỏ ngọt và những tiềm năng của nó so với đường.
Contents
Thành phần dinh dưỡng của cỏ ngọt
Cỏ ngọt là chất làm ngọt tự nhiên được chiết xuất từ lá cây cỏ ngọt. Vị ngọt của chúng đến từ các phân tử steviol glycoside, ngọt gấp 250–300 lần so với đường thông thường. Ngày nay cỏ ngọt đang được sử dụng trên toàn cầu nhằm mục đích giảm hàm lượng đường có trong thực phẩm và đồ uống.
Cỏ ngọt về cơ bản là hầu như không chứa calo và carbohydrates. Mặc dù nó ngọt hơn rất nhiều so với đường tuy nhiên chỉ cần bổ sung một lượng cỏ ngọt cũng nạp cho cơ thể rất ít calo hoặc carbohydrates, 1 muỗng canh cỏ ngọt chỉ cung cấp khoang 45 calo. Điều này có ý nghĩa cho chế độ ăn uống của những đối tượng mắc tiểu đường, những người cần phải lưu ý lượng calo nạp vào.
Mặc dù lá cây cỏ ngọt chứa nhiều vitamin và khoáng chất, nhưng hầu hết chúng sẽ bị mất đi khi cây được chế biến thành chất làm ngọt. Hơn nữa, vì một số sản phẩm cỏ ngọt có chứa thêm các thành phần bổ sung nên hàm lượng chất dinh dưỡng của các sản phẩm cỏ ngọt có thể khác nhau.
Lợi ích và nhược điểm của cỏ ngọt
Cỏ ngọt có một số ưu và nhược điểm mà bạn sẽ cần phải cân nhắc. Chất tạo ngọt này không chứa calo và không làm tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên, nó thường đắt hơn các sản phẩm thay thế đường khác trên thị trường. Và sau đây là những ưu điểm và nhược điểm của cỏ ngọt.
Lợi ích của cỏ ngọt
Mặc dù cỏ ngọt là một chất làm ngọt tương đối mới, nhưng nó có liên quan đến một số lợi ích sức khỏe như sau:
Bởi vì cỏ ngọt chứa rất ít calo, hầu như không có nên là nó có thể giúp bạn giảm cân khi bạn sử dụng cỏ ngọt thay thế cho đường thông thường, cỏ ngọt cung cấp khoảng 45 calo mỗi muỗng canh, tương đương với 12 gam cỏ ngọt.
Trong một nghiên cứu ở 31 người trưởng thành về ảnh hưởng của cỏ ngọt, aspartame và sucrose đối với lượng thức ăn ăn vào, cảm giác no cũng như lượng đường và insulin sau ăn, đã báo cáo rằng những người được cho sử dụng cỏ ngọt (290kcal) ít ăn thêm vào bữa trưa và bữa tối của họ, mức độ no của họ tương đương với khi tiêu thụ lượng calorie sucrose cao (493kcal) và còn làm giảm đáng kể lượng đường sau ăn [1]
Cỏ ngọt cũng có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường trong máu.
Trong một nghiên cứu về tác dụng của thạch dừa được thay thế bằng cỏ ngọt đối với các phản ứng của Glucose, Insulin và C-Peptide trong máu ở 12 đối tượng khỏe mạnh, những người ăn món tráng miệng bằng thạch dừa với 50% cỏ ngọt và 50% đường có lượng đường trong máu thấp hơn 16% sau khi ăn so với những người ăn cùng món tráng miệng này được làm bằng 100% đường [2].
Trong các nghiên cứu về tác động của cỏ ngọt đối với chuột bị tiểu đường, cây cỏ ngọt đã được chứng minh là cải thiện độ nhạy cảm với insulin (hormone làm giảm lượng đường trong máu bằng cách cho phép đường vào tế bào để sử dụng làm năng lượng) và làm giảm mức đường huyết [3] [4].
Và có một số nghiên cứu trên động vật đã liên kết việc tiêu thụ cỏ ngọt với việc giảm chất béo trung tính và tăng mức cholesterol “tốt” HDL, cả hai điều này đều có liên quan đến việc giảm nguy cơ bệnh tim [5][nguon title=”Antihyperglycemic and Antihyperlipidemic Activity of Hydroponic Stevia rebaudiana Aqueous Extract in Hyperglycemia Induced by Immobilization Stress in Rabbits” link=”https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28758125/”][/nguon] [7]
Nhược điểm của cỏ ngọt
Tìm hiểu thêm: Hết mỏi mắt với bài tập massage mắt đúng cách chỉ trong vòng 2 phút
Mặc dù cỏ ngọt có nguồn gốc từ thực vật nhưng nó vẫn là một sản phẩm được tinh chế cao. Cỏ ngọt cũng có một dư vị đắng mà nhiều người có thể cảm thấy khó chịu. Vì lý do này, một số nhà sản xuất đã thêm các loại đường và thành phần khác để cân bằng hương vị. Tuy nhiên điều này sẽ làm giảm lợi ích dinh dưỡng của cỏ ngọt nguyên chất [8].
Các loại cỏ ngọt có trên thị trường thường thêm các chất khác vào, chẳng hạn như maltodextrin. Chất này có khả năng làm suy giảm phản ứng chống vi khuẩn của các tế bào của cơ thể và ngăn chặn cơ chế bảo vệ của hệ vi khuẩn đường ruột. Bản thân cỏ ngọt cũng có thể gây hại cho vi khuẩn đường ruột của bạn.
Trong một nghiên cứu về chất làm ngọt không dinh dưỡng có tác dụng kìm khuẩn và thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột ở chuột, rebaudioside A, một trong những glycoside steviol phổ biến nhất trong cỏ ngọt, đã ức chế sự phát triển của một chủng vi khuẩn đường ruột có lợi là E.coli tới 83%. Cũng như các chất làm ngọt khác, cỏ ngọt cũng có tác dụng kìm khuẩn chọn lọc trên hệ vi sinh đường ruột của vật chủ [9].
Hãy nhớ rằng vì cỏ ngọt chỉ mới phổ biến rộng rãi gần đây nên việc nghiên cứu về tác dụng lâu dài đối với sức khỏe của chúng vẫn còn hạn chế. Vì thế các chuyên gia khuyên rằng phải nâng cao kiến thức về mối liên hệ giữa việc tiêu thụ chất ngọt nhiều và những rủi ro nhất định.
Cỏ ngọt có tốt cho sức khỏe hơn đường không?
Cỏ ngọt có ít calo và carbohydrates hơn đường vì thế nó đem lại nhiều lợi ích sức khỏe hơn cho những người bị tiểu đường, người ăn chế độ ăn ít calo hoặc ít carb. Thay thế đường bằng cỏ ngọt cũng làm giảm chỉ số đường huyết trong thực phẩm (GI), có nghĩa là thức ăn sẽ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu ở mức độ thấp hơn. Trong khi đường có chỉ số đường huyết trong thực phẩm là 65 – 100, khiến lượng đường trong máu tăng nhanh sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe, thì cỏ ngọt không chứa carbohydrates nên không làm tăng lượng đường trong máu và do đó nó có chỉ số đường huyết trong thực phẩm bằng 0.
Đường và nhiều dạng của nó, bao gồm sucrose (đường ăn) và siro ngô có hàm lượng fructose cao (đường HFCS), có liên quan đến chứng viêm, béo phì. Do đó, bạn nên hạn chế ăn thêm đường. Vì đường có liên quan đến nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe, nên thay thế đường bằng cây cỏ ngọt có thể được khuyến khích. Tuy nhiên, tác động lâu dài của việc thường xuyên tiêu thụ cây cỏ ngọt vẫn chưa được biết rõ.
Có nên dùng cỏ ngọt thay thế toàn bộ cho đường?
>>>>>Xem thêm: Lợi ích của dầu gấc đối với sức khỏe làn da bạn nên biết
Cỏ ngọt hiện đang được sử dụng rộng rãi như một chất thay thế đường trong nấu ăn gia đình và sản xuất thực phẩm. Tuy nhiên, một trong những vấn đề lớn nhất với cây cỏ ngọt là dư vị đắng của nó. Các nhà khoa học thực phẩm đang nghiên cứu phát triển các phương pháp chiết xuất và chế biến cỏ ngọt mới để có thể khắc phục điều này.
Trong nấu nướng, đường trải qua một quá trình độc đáo được gọi là phản ứng Maillard, phản ứng này cho phép thực phẩm chứa đường được caramel hóa và từ đó nó chuyển sang màu vàng nâu. Đường cũng là chất giúp hình thành cấu trúc và khối lượng cho các loại bánh nướng. Vì thế khi đường được thay thế hoàn toàn bằng cỏ ngọt, bánh nướng có thể không có hình dạng giống như phiên bản có đường.
Mặc dù sử dụng một lượng nhỏ cỏ ngọt có thể là một cách lành mạnh để thay thế đường, nhưng tốt nhất nên sử dụng ít đường và ít chất thay thế đường hơn vì chúng có thể đem lại những bất lợi cho sức khỏe. Thay vào đó, bạn nên chọn các nguồn ngọt tự nhiên từ thức ăn, chẳng hạn như trái cây.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cỏ ngọt. Cỏ ngọt là chất làm ngọt mạnh chứa ít calo nên bạn có thể thay thế đường bằng cỏ ngọt trong chế độ ăn của mình. Tuy nhiên, hãy sử dụng cả đường và cỏ ngọt ở mức vừa phải để đạt được sức khỏe tốt.
Nguồn: Healthline
Có thể bạn quan tâm:
>>>>> Hướng dẫn chọn và sử dụng đường ăn kiêng đúng cách
>>>>> Ăn quá nhiều đường có gây bệnh tiểu đường không?