Có thể sử dụng cam thảo để điều trị đau dạ dày không?

Rate this post

Cam thảo là một loại thảo dược đã được sử dụng từ xưa tới giờ với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Vậy có sử dụng cam thảo để điều trị đau dạ dày không? Mời bạn đọc hãy cùng tham khảo qua bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Có thể sử dụng cam thảo để điều trị đau dạ dày không?

Cam thảo là vị thuốc được rất nhiều thầy thuốc đông y và tây y tin dùng. Các tác dụng nổi bật của cam thảo là chữa ho, giảm viêm, giải độc,… Hơn nữa, nhiều người còn nói rằng cam thảo có thể chữa bệnh dạ dày. Thực hư thông tin này ra sao? Hãy cùng đi tìm câu trả lời thông qua bài viết hữu ích sau.

Có thể sử dụng cam thảo để điều trị đau dạ dày không?

Tác dụng của cam thảo đối với bệnh dạ dày

Cam thảo có thể làm giảm trào ngược axit và chứng khó tiêu

Rễ cam thảo là một phương thuốc dân gian được sử dụng để điều trị chứng ợ nóng. Nó có thể giúp tăng lớp màng nhầy của niêm mạc thực quản. Chất nhầy thừa này có thể hoạt động như một rào cản đối với axit trong dạ dày và thực quản. Nó có thể giúp các mô bị tổn thương được chữa lành đồng thời ngăn ngừa sự xuất hiện của trào ngược axit trong tương lai.

Một nghiên cứu chứng minh cam thảo giảm chứng khó tiêu: nghiên cứu diễn ra 30 ngày ở 50 đối tượng kết quả cho thấy người sử dụng viên nang cam thảo 75 mg với tần suất hai lần trên ngày đã giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng, so với giả dược.

Một nghiên cứu chứng minh cảm thảo giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản: nghiên cứu kéo dài 8 tuần với 58 người lớn bị GERD cho thấy việc sử dụng rễ cam thảo hàng ngày có hiệu quả hơn trong việc giảm các triệu chứng (bao gồm trào ngược axit và chứng ợ nóng) trong khoảng thời gian 2 năm so với các loại thuốc kháng axit thường dùng.

Khi được sử dụng kết hợp với các loại thảo mộc khác, rễ cam thảo có thể giúp giảm đau do rối loạn tiêu hóa chức năng (FD), đây là một chứng rối loạn mãn tính có biểu hiện khó chịu ở bụng trên ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa và sinh hoạt hàng ngày của con người.

Có thể sử dụng cam thảo để điều trị đau dạ dày không?

Cam thảo có thể giúp điều trị loét dạ dày tá tràng

Vai trò của cam thảo trong điều trị bệnh loét dạ dày tá tràng ngày càng được quan tâm. Chiết xuất rễ cam thảo và glycyrrhizin của nó có thể giúp điều trị loét dạ dày tá tràng.

Đặc biệt, một thí nghiệm tác dụng của cam thảo đối với vi khuẩn H. pylori đã được thực thi. (H. pylori là nguyên nhân chính gây ra bệnh loét dạ dày tá tràng và đây cùng là một trong những bệnh khó diệt trừ tận gốc hiện nay). Theo bài đánh giá tác dụng của việc thêm cam thảo vào phác đồ điều trị tiêu chuẩn của Helicobacter pylori trên Tạp chí Bệnh truyền nhiễm Brazil cho thấy rằng rễ cam thảo được thêm vào liệu pháp bộ ba kháng sinh tiêu chuẩn. Kết quả: rễ cam thảo đã giúp làm tăng tỷ lệ diệt trừ vi khuẩn H. pylori tăng tỷ lệ từ 62,5% ở nhóm dùng giả dược lên đến 83,3% ở nhóm dùng cam thảo.

Tìm hiểu thêm: Biến chứng thần kinh hậu Covid-19

Có thể sử dụng cam thảo để điều trị đau dạ dày không?

Cách sử dụng cam thảo trong điều trị đau dạ dày

Uống cao lỏng có chiết xuất từ cam thảo, mỗi lần dùng 15ml. Sử dụng 4 lần/ ngày và duy trì bài thuốc trong 6 tuần.

Trà cam thảo có thể giúp chữa lành vết loét dạ dày và giảm chứng khó tiêu nhưng bạn nên đảm bảo tiêu thụ không quá 1 cốc (240 ml) mỗi ngày. Liều lượng lên đến 5 đến 15 gam một ngày được coi là an toàn khi sử dụng trong thời gian ngắn.

Cách pha trà cam thảo giảm đau dạ dày theo dân gian:

– Chuẩn bị khoảng 1 – 2g rễ cam thảo cho vào tách

– Cho 200ml nước sôi vào hãm trong 10 – 15 phút

– Uống từng ngụm nhỏ để đạt hiệu quả tốt (nên uống khi trà còn ấm)

Có thể sử dụng cam thảo để điều trị đau dạ dày không?

Những lưu ý khi sử dụng cam thảo trong điều trị dạ dày

Có thể sử dụng cam thảo để điều trị đau dạ dày không?

>>>>>Xem thêm: 8 bài thuốc chữa yếu sinh lý ở nam giới bằng y học cổ truyền

Phụ nữ mang thai cũng nên tránh các loại thuốc thảo dược có chứa rễ cam thảo vì sử dụng nhiều cam thảo có thể gây sinh non.

Cam thảo cũng nên tránh ở những người bị rối loạn chức năng thận hoặc gan.

Rễ cam thảo đã được chứng minh là tương tác với một số loại thuốc, bao gồm các hoạt chất trong: thuốc huyết áp, chất làm loãng máu, thuốc giảm cholesterol (bao gồm cả statin), thuốc lợi tiểu, thuốc tránh thai dựa trên estrogen, thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Vậy nên hãy thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng cam thảo để chữa bệnh dạ dày cùng lúc với các loại thuốc trên.

Nếu bạn chọn sử dụng cam thảo để điều trị bệnh dạ dày, hãy sử dụng theo chỉ dẫn trên bao bì hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Không sử dụng sản phẩm này nhiều hơn mức khuyến cáo trên nhãn.

Không sử dụng các dạng khác nhau (bột, rễ, chiết xuất, chất lỏng, trà, v.v.) của cam thảo cùng một lúc mà không có lời khuyên của bác sĩ bởi hành động này làm tăng nguy cơ quá liều.

Bài viết là tổng hợp những thông tin xung quanh việc sử dụng cam thảo để điều trị bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính hỗ trợ, nếu muốn trị dứt điểm căn bệnh dạ dày bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị của mình nhé.

Nguồn: Healthline, verywellhealth

Có thể bạn quan tâm:

>>>>> Trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì, kiêng ăn gì

>>>>> Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *