Nghệ là loại gia vị và dược liệu phổ biến trong y học cổ truyền. Cùng với sự phát triển của y học hiện đại, đã có rất nhiều công dụng của nghệ đã được khoa học chứng minh và đưa vào ứng dụng. Hãy cùng tìm hiểu về công dụng của nghệ trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Củ nghệ tươi có tác dụng gì? 16 công dụng “vàng” của nghệ với sức khỏe
Contents
- 1 Phòng chống alzheimer
- 2 Hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp
- 3 Trị thâm mụn
- 4 Khả năng bảo vệ hệ tim mạch
- 5 Phòng chống các loại virus gây bệnh
- 6 Phòng ngừa và trị bệnh tiểu đường type II
- 7 Ngăn ngừa bệnh trầm cảm
- 8 Ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư
- 9 Trị nhức đầu
- 10 Chống oxy hóa
- 11 Giảm các triệu chứng của bệnh sốt theo mùa
- 12 Làm chậm quá trình lão hóa
- 13 Bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do
- 14 Ngăn ngừa thoái hóa mắt
- 15 Có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn
- 16 Hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày
- 17 Tác dụng phụ của nghệ
- 18 Đối tượng không nên sử dụng nghệ
- 19 Những lưu ý khi sử dụng
Phòng chống alzheimer
Bệnh Alzheimer là tình trạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất và chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Mặc dù có thể điều trị hết một số triệu chứng của bệnh, tuy nhiên tốt hơn hết là ngăn chặn bệnh xảy ra ngay từ đầu.
Curcumin có khả năng kháng viêm và chống oxy hóa hiệu quả, chặn khử các gốc tự do từ đó giúp ngăn chặn các tác nhân gây bệnh. Ngoài ra Curcumin còn làm giảm lượng cholesterol trong não hạn chế nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. [1]
Curcumin có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer
Hỗ trợ điều trị viêm khớp dạng thấp
Curcumin hứa hẹn là một hoạt chất điều trị viêm khớp dạng thấp tiềm năng. Nhiều nghiên cứu cho thấy chất curcumin có thể giúp điều trị các triệu chứng của bệnh viêm khớp như đau, sưng nóng ở các khớp, cứng khớp. Trong một số trường hợp, nó thậm chí còn hiệu quả hơn cả thuốc chống viêm. [2]
Nghệ giúp giảm các triệu chứng trong bệnh viêm khớp dạng thấp
Trị thâm mụn
Trong nghệ có chứa rất nhiều thành phần chống oxy hóa và chống viêm như curcumin, vitamin C, vitamin E,… Những hoạt chất này có khả năng làm tăng độ sáng, đều màu da, giảm thâm mụn, giúp da căng bóng, trắng sáng tự nhiên.
Nghê chứa lượng lớn vitamin giúp giảm thâm mụn hiệu quả
Khả năng bảo vệ hệ tim mạch
Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Curcumin có trong nghệ có thể cải thiện chức năng của lớp nội mô, giảm tình trạng rối loạn chức năng nội mô, nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tim.
Ngoài ra, một nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung curcumin có hiệu quả trong việc cải thiện chức năng nội mô ở phụ nữ sau mãn kinh tương đương với tác động của tập thể dục nhịp điệu. [3]
Sử dụng nghệ thường xuyên giúp cải thiện sức khỏe tim mạch
Phòng chống các loại virus gây bệnh
Curcumin có thể giúp bạn chống lại nhiều loại virus, bao gồm cả Herpes và cúm. Nhâm nhi một ít trà nghệ có thể giúp bạn xua đi cảm giác khó chịu vì những triệu chứng của cúm như đau đầu, sổ mũi, hắt hơi,…[4]
Sử dụng trà nghệ hằng ngày giúp đem lại nhiều lợi ích
Phòng ngừa và trị bệnh tiểu đường type II
Curcumin có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường thông qua các đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, đồng thời cải thiện nhiều yếu tố gây ra bệnh tiểu đường như kháng insulin và tăng LDL cholesterol (xấu). [5]
Nghệ giúp ngăn chặn các tác nhân gây ra bệnh tiểu đường
Ngăn ngừa bệnh trầm cảm
Khi bạn bị trầm cảm, một loại protein được gọi là yếu tố thần kinh có nguồn gốc từ não BDNF (brain-derived neurotrophic factor) sẽ bị giảm và vùng hồi hải mã bắt đầu co lại làm mất khả năng ghi nhớ. Curcumin có trong nghệ có công dụng tăng mức BDNF, hứa hẹn là một loại thuốc chống trầm cảm hiệu quả. [6]
Một nghiên cứu trên 60 bệnh nhân mắc chứng rối loạn trầm cảm nặng cho thấy bổ sung curcumin có kết quả tương đương với uống thuốc fluoxetine điều trị trầm cảm càng chứng minh tiềm năng hoạt chất curcumin có thể là một phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả cho bệnh trầm cảm. [7]
Curcumin cũng có thể làm tăng mức serotonin và dopamine – là những chất dẫn truyền thần kinh giúp điều chỉnh tâm trạng và các chức năng khác của cơ thể.
Một số nghiên cứu cho thấy nghệ giúp ngăn ngừa trầm cảm
Ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư
Ung thư là một căn bệnh nguy hiểm được đặc trưng bởi sự phát triển không kiểm soát của tế bào. Curcumin đã được phát hiện là có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của ung thư trên động vật bằng cách:
- Tiêu diệt các tế bào ung thư.
- Giảm sự hình thành mạch từ đó hạn chế sự phát triển của các khối u.
- Hạn chế sự lây lan của ung thư.
- Đặc biệt, curcumin có thể ngăn ngừa ung thư hệ tiêu hóa ngay từ đầu như ung thư đại trực tràng và ung thư đại tràng.
Curcumin có trong nghệ giúp hạn chế sự lây lan các tế bào ung thư
Trị nhức đầu
Tương tự gừng thì củ nghệ cũng được khuyên dùng như một phương pháp điều trị đau đầu – đặc biệt là đối với chứng đau nửa đầu nhờ vào hoạt chất serotonin có trong củ nghệ.
Serotonin có trong nghệ giúp giảm các cơn đau đầu khó chịu
Chống oxy hóa
Curcumin là một chất chống oxy hóa mạnh có thể vô hiệu hóa các gốc tự do nhờ cấu trúc hóa học của nó. Ngoài ra, curcumin có thể ngăn chặn hoạt động của các gốc tự do và có thể kích thích hoạt động của các chất chống oxy hóa khác.
Tìm hiểu thêm: Thuốc Pharmaton có tác dụng gì đối với sức khoẻ? 7 lưu ý khi sử dụng
Nghệ được biết đến công dụng chống oxy hóa nổi bật
Giảm các triệu chứng của bệnh sốt theo mùa
Sốt hoặc các triệu chứng dị ứng theo mùa khác như ngứa, sổ mũi và nghẹt mũi có thể thuyên giảm bằng cách bổ sung hoạt chất curcumin.
Nghệ có công dụng giảm bớt các triệu chứng do cảm cúm gây ra
Làm chậm quá trình lão hóa
Nhờ đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa, nghệ có thể là một phương pháp điều trị hiệu quả cho nhiều tình trạng da khác nhau, bao gồm mụn trứng cá, bệnh chàm (viêm da dị ứng), lão hóa và bệnh vẩy nến.
Nghệ giúp cản thiện độ đàn hồi và chức năng của da
Bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do
Tiếp xúc quá nhiều với các gốc tự do có thể dẫn đến một số bệnh và tình trạng sức khỏe bao gồm ung thư, viêm khớp, bệnh tim và bệnh Alzheimer,… Do đó, các loại gia vị giàu chất chống oxy hóa như nghệ có thể đóng vai trò bảo vệ bạn khỏi tác hại của các gốc tự do.
Đặc biệt, curcumin có khả năng loại bỏ các loại gốc tự do khác nhau, kiểm soát enzym, trung hòa các gốc tự do và ngăn chặn một số enzym tạo ra các loại gốc tự do khác.
Nghệ giúp chống lại các gốc tự do nhờ đặc tính chống oxy hóa mạnh
Ngăn ngừa thoái hóa mắt
Curcumin trong nghệ có lợi trong việc kiểm soát các rối loạn viêm và thoái hóa mắt giúp việc giữ cho đôi mắt luôn khỏe mạnh.
Sử dụng nghệ thường xuyên giúp tăng cường thị lực
Có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn
Một trong những tác dụng nổi tiếng của củ nghệ là chống viêm và phần lớn khả năng chống viêm là nhờ hoạt chất curcumin có trong nó. Curcumin có thể giúp điều trị các tình trạng viêm mạn tính như bệnh viêm ruột, viêm tụy và viêm khớp.
Với liều lượng phù hợp curcumin có thể là chất chống viêm hiệu quả hơn so với các loại thuốc chống viêm thông thường như ibuprofen và aspirin.
Nghệ có tính kháng viêm cao giúp hỗ trợ điều trị các bệnh viêm mạn tính
Hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày
Một số nghiên cứu ban đầu trên động vật đã phát hiện ra rằng nghệ có thể giúp cải thiện các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích như đau bụng. Củ nghệ cũng đang được nghiên cứu để điều trị các bệnh như Crohn (viêm ruột) và viêm loét đại tràng.
Đau dạ dày gây cảm giác đau và khó khăn trong sinh hoạt
Tác dụng phụ của nghệ
Có rất ít tác dụng phụ hoặc rủi ro sức khỏe liên quan đến nghệ và hoạt chất curcumin. Tuy nhiên, nếu sử dụng curcumin với liều lượng quá cao có thể dẫn đến đầy hơi, tiêu chảy, nhức đầu, buồn nôn và phân màu vàng.
Nên sử dụng curcumin hàng ngày từ 0-3 mg trên một kg cân nặng người dùng để đạt được hiệu quả tối ưu.
Nên sử dụng nghệ đúng liều lượng để tránh các tác dụng phụ
Đối tượng không nên sử dụng nghệ
Đối với hầu hết chúng ta, nghệ là một lựa chọn an toàn, tuy nhiên cũng có một số trường hợp cần thận trọng như:
- Phụ nữ mang thai: nên tránh dùng nghệ với số lượng lớn, do curcumin có thể làm thay đổi nồng độ hormone estrogen.
- Thiếu máu thiếu sắt: do hoạt chất trong nghệ sẽ liên kết với sắt trong ruột, làm giảm sự hấp thu và khiến các triệu chứng thiếu máu trở nên tồi tệ hơn.
- Sỏi mật, tắc nghẽn ống mật hoặc bệnh về gan: bạn nên lưu ý rằng nghệ làm tăng tiết mật.
- Nếu đang dùng thuốc làm loãng máu, thuốc trị tiểu đường hoặc PPI như omeprazole: nên đặc biệt cẩn thận với nghệ. Bạn nên đến gặp bác sĩ gia đình hoặc dược sĩ để được tư vấn chế độ ăn phù hợp khi sử dụng các loại thuốc ấy. [8]
Cần sử dụng nghệ đúng cách và an toàn để đạt hiệu quả tối ưu
Những lưu ý khi sử dụng
Một vài lưu ý bạn cần biết khi sử dụng nghệ như sau:
- Nghệ nếu dùng quá nhiều có thể gây đau bụng do dạ dày tiết quá nhiều acid.
- Phụ nữ mang thai không nên bổ sung nghệ liều cao dưới dạng viên uống, chỉ nên sử dụng như một loại gia vị.
- Sắc tố vàng của nghệ có thể làm ố mặt bàn và vải, vì vậy bạn nên cẩn thận khi sử dụng. Tương tự, khi thoa nghệ lên da, da bạn sẽ tạm thời có màu vàng và khó rửa sạch hết ngay.
- Nên bôi thử nghệ trên cánh tay trước khi thoa lên mặt, nếu xuất hiện tình trạng dị ứng như da bị sưng, tấy đỏ thì không nên bôi thoa nghệ lên mặt. [9]
>>>>>Xem thêm: Tảo xoắn spirulina là gì? 11 công dụng của tảo xoắn đối với sức khỏe
Phụ nữ có thai cần lưu ý trước khi sử dụng củ nghệ
Với những công dụng của nghệ đối với sức khỏe thì thật đáng tiếc nếu như bị bỏ qua. Chính vì vậy hãy tận dụng một cách tốt nhất để giúp cho cơ thể khỏe mạnh. Nếu thấy bài viết trên hữu ích thì hãy chia sẻ đến gia đình và bạn bè cùng nhau biết nhé!