Cúc tím (Echinacea) có nên dùng cho trẻ em không?

Rate this post

Cúc tím có tên khoa học Echinacea là một loại thảo mộc thường dùng ở dạng trà hay viên nén với nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ. Vậy sử dụng Cúc tím có thể sử dụng cho trẻ em được không và ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ em. Kenshin sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Cúc tím (Echinacea) có nên dùng cho trẻ em không?

Cúc tím (Echinacea) được biết đến nhiều như một phương thuốc thảo dược có tác dụng cải thiện hệ thống miễn dịch, chống lại nhiễm trùng đường hô hấp trên, giảm viêm, chống oxy hoá… vậy lợi ích của Cúc tím đối với sức khoẻ của trẻ thì như thế nào, có an toàn không. Cùng nhau tìm hiểu để rõ hơn nhé.

Lợi ích của Cúc tím (Echinacea) đối với trẻ em

Trong điều trị cảm lạnh

Cúc tím (Echinacea) có nên dùng cho trẻ em không?

Các bậc cha mẹ đôi khi sử dụng Cúc tím để điều trị cảm lạnh cho con mình. Ở một phân tích tổng hợp về đánh giá echinacea để phòng ngừa và điều trị cảm cúm thông thường đã phát ra rằng echinacea làm giảm 58% khả năng bị cảm lạnh [1]. Nó cũng cho thấy Cúc tím là giảm thời gian cảm lạnh xuống 1,4 ngày. Tuy nhiên ở một phân tích sử dụng echinacea để ngăn ngừa và điều trị cảm lạnh bao gồm 4631 người tham gia, phát hiện ra rằng các sản phẩm echinace có lợi ích từ yếu đến không thể điều trị cảm lạnh thông thường [2].

Ở một thử nghiệm lâm sàng về hiệu quả và độ an toàn của echinacea trong điều trị nhiễm trùng hô hấp trên ở trẻ em được thực hiện ở trẻ em khoẻ mạnh từ 2 đến 11 tuổi, kết quả nhận thấy rằng echinacea không hữu ích để điều trị các triệu chứng nhiễm trùng hô hấp trên. Thử nghiệm trên cũng cho thấy trẻ em sử dụng echinacea dễ bị phát ban hơn những trẻ không sử dụng nó, tác dụng phụ này có thể là do dị ứng hoặc là do phản ứng quá mẫn cấp tính ở trẻ em [3].

Một bài viết về điều trị cảm lạnh thông thường ở trẻ em và người lớn được xuất bản bởi American Family Doctor cho thấy bằng chứng hiện có không ủng hộ việc sử dụng echinacea để điều trị cảm lạnh cho trẻ em [4].

Đối với bệnh nhiễm trùng tai

Cúc tím (Echinacea) có nên dùng cho trẻ em không?

Nhiễm trùng tai ở trẻ em là một căn bênh phổ biến gây cảm giác chịu đau nhức, thậm chí là sốt. Trong một nghiên cứu về echinacea và điều trị nắn xương ở trẻ em bị viêm tai giữa tái phát, cho thấy echinacea không những không có giá trị điều trị nhiễm trùng tai mà còn làm tăng thêm nguy cơ mắc bệnh ở trẻ em [5].

Đối với điều trị mụn trứng cá

Tìm hiểu thêm: 12 tác dụng của nước hoa hồng giúp nàng khỏe đẹp mỗi ngày

Cúc tím (Echinacea) có nên dùng cho trẻ em không?

Trong một thử nghiệm về khả năng sử dụng echinacea trong mụn trứng cá phát hiện ra rằng echinacea tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và giảm viêm. Tuy nhiên các thử nghiệm trên người đối với echinacea và mụn trứng cá vẫn còn cần thiết để xác định xem liệu tác dụng này có thể được nhân rộng ở người hay không [6].

Liều lượng khi sử dụng Cúc tím (Echinacea)

Cúc tím (Echinacea) có nên dùng cho trẻ em không?

Liều lượng khuyên dùng của Cúc tím đối với người trưởng thành mỗi ngày 450 – 4000mg trong thời gian tối đa 4 tháng. Tuy nhiên vì các Cúc tím là một loài thảo dược dưới dạng bổ sung nên không được quản lý nên không có khuyến cáo chính thức về liều lượng an toàn của echinacea dành cho trẻ em. Và không được khuyến khích sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Nếu bạn muốn cho con mình sử dụng Cúc tím thì nên tìm hiểu kỹ về liều lượng hay xem hướng dẫn chi tiết trên sản phẩm để biết được cách thức sử dụng thích hợp cho từng độ tuổi và cân nặng của trẻ em. Hoặc bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ em sử dụng.

Lưu ý sử dụng Cúc tím (Echinacea) đối với trẻ em

Cúc tím (Echinacea) có nên dùng cho trẻ em không?

>>>>>Xem thêm: 5 cách trị rụng tóc sau sinh an toàn, hiệu quả cho mẹ bỉm sữa

Cúc tím có thể mang đến những tác dụng phụ không mong muốn cho trẻ em cũng như người lớn nếu sử dụng quá liều hay trong thời gian dài như: phát ban, mẩn ngứa, buồn nôn, rối loạn tiêu hoá…

Cúc tím được chiết xuất ở nhiều dạng khác nhau như viên ngậm, siro, trà, bột, cao lỏng… Các sản phẩm này có thể chứa những sản phẩm bạn muốn tránh sử dụng như: dầu cọ, siro bắp, đường. Nên cần đọc kỹ thành phần cũng như liều lượng khuyến cáo.

Và một số sản phẩm của Cúc tím có thể có chứa thêm các thành phần khác như vitamin C, Kẽm… có thể có những lợi ích nhất định cho người lớn. Tuy nhiên những thành phần này có thể sẽ không có bất kỳ lợi ích nào cho trẻ, trừ khi trẻ đang bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất.

Bạn nên tìm mua các sản phẩm chứa echinacea ở các nhà sản xuất đáng tin cậy, nổi tiếng cung cấp sự minh bạch về thành phần và chất lượng sản phẩm của họ để đảm bảo an toàn. Để tránh một số sản phẩm echinacea có nhiễm các chất độc như chì, asen, selen…hay là trong một số trường hợp không hề có echinacea trong sản phẩm hoặc có ít hơn so với chỉ định.

Hy vọng qua đây bạn có thể hiểu hơn về việc sử dụng cúc tím cho trẻ em, những nghiên cứu về Cúc tím cho trẻ em còn hạn chế và cần được nghiên cứu thêm, tốt hơn hết bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể đưa ra kết luận đúng nhất trước khi cho trẻ sử dụng Cúc tím.

Nguồn: Healthline

Bạn có thể quan tâm:

>>>>>> Cúc tím (Echinacea) là gì? Những lợi ích tuyệt vời mà Cúc tím mang đến cho sức khoẻ

>>>>>> Cúc tím (Echinacea) có thể giúp điều trị cảm lạnh không?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *