Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ và cách điều trị hiệu quả

Rate this post

Trĩ là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đi ngoài phân máu ở phụ nữ. Bệnh nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và xuất hiện những biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ và cách điều trị nhé qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ và cách điều trị hiệu quả

Phân loại bệnh trĩ

Búi trĩ có thể xuất hiện bên trong hoặc bên ngoài trực tràng, phụ thuộc vào nơi tĩnh mạch sưng to, bao gồm hai loại:

Trĩ nội

Là những búi trĩ xuất hiện phía trên đường lược (là một đường tưởng tưởng phân định giữa trực tràng và hậu môn).

Do phần biểu mô phía trên đường lược được phân bố bởi thần kinh tạng nên ở giai đoạn sớm các triệu chứng thường kín đáo, có thể đau nhẹ vùng hậu môn khi đi đại tiện hoặc thấy máu dính trên giấy vệ sinh nên người bệnh thường bỏ qua. Trĩ nội thường được chia làm bốn loại.

Trĩ ngoại

Búi trĩ nằm ở cạnh hậu môn, ngay dưới da, dưới đường lược. Do phần biểu mô dưới đường lược được phân bố bởi thần kinh tủy sống nên các triệu chứng như sưng, đau, ngứa thường xuất hiện sớm và khá rầm rộ.[1]

Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ và cách điều trị hiệu quả

Trĩ được phân thành hai loại

Dấu hiệu của bệnh trĩ ở phụ nữ

Chảy máu

Khi các búi trĩ to lên và chiếm chỗ ở hậu môn, chúng sẽ cản trở việc đi ngoài của người bệnh. Để đẩy phân ra, người bệnh phải rặn mạnh, làm cho mạch máu bị tổn thương.

Tùy theo các mức độ tổn thương mà máu có thể chảy thành tia, nhỏ giọt hay chỉ dính phân, trên giấy khi lau.

Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ và cách điều trị hiệu quả

Các búi trĩ chặn đường ra có thể gây nên chảy máu khi đại tiện

Ngứa hậu môn

Khi búi trĩ nội sa ra ngoài, do tính chất khác biệt của biểu mô phía trên đường lược, tiết ra chất nhầy gây ẩm ướt và khó chịu cho người bệnh. Trĩ nội hay trĩ ngoại cũng thường xuyên cọ xát vào quần gây ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh.

Khối u ở hậu môn

Người bệnh có thể phát hiện khối u hoặc vết sưng kích thước bằng hạt đậu hoặc quả nhỏ ở gần hậu môn. Ngoài ra, nếu dùng gương quan sát ở hậu môn có thể thấy được hình dạng của búi trĩ.

Tuy nhiên, màu sắc của búi trĩ có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng của bệnh. Trong một số trường hợp, búi trĩ có thể có màu đỏ do viêm nhiễm, hoặc màu xanh, tím nếu có tình trạng tắc nghẽn máu

Đau hậu môn

Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ và cách điều trị hiệu quả

Búi trĩ gây nên đau rát hậu môn

Sa búi trĩ

Các búi trĩ nội ở giai đoạn đầu thường nằm bên trong trực tràng và không thể nhìn thấy từ bên ngoài. Nhưng khi bị kích thích do rặn hay hoạt động mạnh, chúng sẽ to lên và sa ra ngoài hậu môn, gọi là sa búi trĩ.

Lúc đầu, búi trĩ sa chỉ xuất hiện khi đi vệ sinh, có thể tự co lại vào trong hoặc dùng tay đẩy lên được, tuy nhiên khi búi trĩ lớn dần sẽ sa ra ngoài liên tục gây đau và khó chịu.[2]

Tìm hiểu thêm: Hãng sản xuất Galeniques Vernin của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật

Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ và cách điều trị hiệu quả

Trĩ giai đoạn muộn có thể xuất hiện sa búi trĩ

Bệnh trĩ ở nữ nguy hiểm như thế nào?

Ở phụ nữ, các biến chứng và nguy cơ hầu như giống ở nam giới. Bệnh trĩ có thể dẫn tới thiếu máu mạn tính do làm chảy máu kéo dài. Ngoài ra, khi búi trĩ sa ra ngoài sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng âm đạo, viêm nhiễm phụ khoa, nhiễm trùng hậu môn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Lưu ý, trong thai kỳ, vì áp lực hệ tĩnh mạch trực tràng tăng, cũng như áp lực ổ bụng tăng, đây là yếu tố nguy cơ trực tiếp gây trĩ nên phụ nữ mang thai cần chú ý chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng hợp lý để phòng ngừa bệnh trĩ.

Cách chẩn đoán bệnh trĩ

Để chẩn đoán bệnh trĩ, bác sĩ sẽ kết hợp thăm khám lâm sàng và sử dụng các phương pháp cận lâm sàng như:

  • Thăm khám trực tràng bằng tay: bác sĩ dùng ngón tay để phát hiện, kiểm tra tình trạng búi trĩ.
  • Nội soi: sử dụng camera để xác định các búi trĩ cũng như mức độ tiến triển, ngoài ra còn có thể loại trừ các khối u hoặc bất thường khác gây chảy máu tại hậu môn – trực tràng.

Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ và cách điều trị hiệu quả

Nội soi hậu môn trực tràng giúp quan các búi trĩ nội

Cách điều trị bệnh trĩ

Tùy thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh mà bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng nội khoa hoặc ngoại khoa trong điều trị.

Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa có tác dụng khi bệnh ở giai đoạn đầu (trĩ độ 1, độ 2) bao gồm chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày và sử dụng một số loại thuốc.

  • Giữ chế độ ăn uống hợp lý, ít gia vị, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để tránh táo bón.
  • Hạn chế ngồi lâu một chỗ.
  • Dùng thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen.

Điều trị ngoại khoa

Dựa vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng các thủ thuật sau để điều trị búi trĩ như:

  • Thắt vòng cao su: sử dụng ống cao su bao quanh búi trĩ và thắt chặt chúng nhằm làm giảm nguồn cấp máu đến vùng này. Sau một thời gian búi trĩ sẽ tự rụng. Lúc này, búi trĩ và vòng cao su sẽ theo phân ra ngoài.
  • Đốt điện: sử dụng điện với nhiệt độ cao để cắt nguồn cấp máu cho búi trĩ khiến cho búi tự rụng.
  • Quang đông hồng ngoại: sử dụng nhiệt từ ánh sáng hồng ngoại để cắt nguồn máu nuôi búi trĩ do đó giảm kích thước của chúng.
  • Tiêm xơ tĩnh mạch: sử dụng chất gây xơ làm xuất hiện tình trạng viêm trong búi trĩ để giảm lượng máu đến cung cấp cho búi trĩ khiến búi trĩ teo và rụng.
  • Cắt trĩ: bác sĩ tiến hành dùng thủ thuật ngoại khoa để cắt phần búi trĩ lồi ra.
  • Mổ trĩ Longo: đây là phương pháp cắt trĩ bằng ghim, thường ít gây đau và giúp giảm thời gian hồi phục so với cắt trĩ thông thường.

Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ và cách điều trị hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Cát cánh là gì? Lợi ích của cát cánh đối với sức khỏe

Cắt trĩ giúp loại bỏ búi trĩ ở vùng hậu môn

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những dấu hiệu để nhận biết bệnh trĩ ở phụ nữ. Đây là bệnh lý không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng. Chính vì vậy, phát hiện ra sớm bệnh trĩ là một trong những việc làm hết sức cần thiết. Nếu thấy bài viết hay, hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *