Giang mai là một trong những bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục hay gặp trong xã hội hiện nay. Vậy làm sao để nhận biết bệnh này. Cùng tìm hiểu dấu hiệu của giang mai qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai sớm nhất qua các giai đoạn bệnh
Contents
Dấu hiệu giang mai
Bệnh giang mai bao gồm hai giai đoạn lớn là giang mai sớm và giang mai muộn. Giang mai sớm bao gồm các giai đoạn như giang mai thời kỳ I, giang mai thời kỳ II và giang mai kín sớm. Giang mai muộn bao gồm giang mai kín muộn và giang mai thời kỳ III.
Giang mai thời kì 1
Các triệu chứng thường xuất hiện từ 10 ngày – 3 tháng sau khi vi khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể. Đặc điểm dễ nhận biết trong giai đoạn này là xuất hiện những vết loét nhỏ, đơn độc trên da.
Các vết này có thể xuất hiện ở trực tràng hoặc âm đạo, không gây ngứa và sẽ tự hết sau 3 – 10 tuần dù điều trị hay không.[2]
Có thể xuất hiện những vết loét trên da trong giai đoạn I
Giang mai thời kì 2
Nếu tại giai đoạn 1 không được phát hiện và điều trị kịp thời sau 4 – 6 tuần, có thể xuất hiện những tổn thương đặc trưng cho giang mai thời kì II như:
- Đào ban: ban, dát đỏ ở các vị trí như lòng bàn tay, bàn chân có tính chất đối xứng và không gây ngứa.
- Mảng niêm mạc: tồn tại các vết trợt màu trắng xuất hiện ở niêm mạc miệng, sinh dục.
- Sẩn giang mai: màu đỏ hồng, hình bán nguyệt, đa hình thái, đa kích thước, màu xám, nổi gồ cao.
- Các triệu chứng đi kèm: mệt mỏi, sốt nhẹ, rụng tóc, đau đầu. [2]
Đào ban là triệu chứng đặc trưng của giang mai giai đoạn 2
Giang mai giai đoạn tiềm ẩn
Giang mai kín là giai đoạn không xuất hiện bất kỳ triệu chứng gì và kéo dài nhiều năm, nhưng các vi khuẩn vẫn nhân lên và tấn công các cơ quan. Dựa vào thời điểm mắc bệnh, người ta chia giang mai thành hai loại như:
- Giang mai kín sớm: thời gian mắc dưới 2 năm.
- Giang mai kín muộn: thời gian mắc trên 2 năm, dễ chuyển thành giang mai thời kì 3.[2]
Giang mai kín thường không xuất hiện triệu chứng
Giang mai thời kì 3
Giang mai thời kì 3 thường hiếm và thường xuất hiện ở những người không được phát hiện và điều trị kịp thời. Giai đoạn này thường xuất hiện sau 10 – 30 năm kể từ ngày nhiễm khuẩn ban đầu.
Giang mai có thể ảnh hưởng đến các cơ quan và gây ra những triệu chứng như:
- Thần kinh: rối loạn hành vi, rối loạn nhận thức, rối loạn chức năng các dây thần kinh, viêm màng não, đột quỵ, yếu liệt các cơ.
- Mắt: đau mắt, đỏ mắt, giảm thị lực, nhạy cảm với ánh sáng.
- Tai: ù tai, giảm thính lực, giảm thăng bằng.
- Tim mạch: viêm động mạch chủ, phình động mạch chủ, hở van động mạch chủ, hẹp động mạch vành.
- Gôm giang mai: đặc trưng tổn thương da, tổn thương ở hạ bì gây ra các vết loét to mềm, chảy dịch dễ thành sẹo.[1]
Giang mai giaia đoạn 3 có thể ảnh hưởng đến tai
Triệu chứng giang mai ở trẻ sơ sinh
Giang mai ở trẻ sơ sinh thường do người mẹ mắc giang mai không được phát hiện và điều trị kịp thời. Ban đầu, bệnh thường không có triệu chứng nhưng sau một thời gian sẽ xuất hiện một số biến chứng ở các cơ quan như:
- Gan to.
- Vàng da.
- Tổn thương thần kinh.
- Bất thường về xương.
- Điếc bẩm sinh, viêm giác mạc.[2]
Tìm hiểu thêm: Biến thể phụ mới JN.1 COVID-19, chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Giang mai gây ra gan to ở trẻ sơ sinh
Bệnh giang mai có chữa được không?
Trong giai đoạn đầu, khi vi khuẩn chưa làm tổn thương các cơ quan, có thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn nếu sử dụng theo kháng sinh đúng phác đồ.
Khi xuất hiện những biến chứng liên quan đến thần kinh hoặc các cơ quan khác, điều trị không giúp hồi phục thương tổn nhưng có thể hỗ trợ giúp các biến chứng không xuất hiện nhiều hơn.[1]
Khi nào thì cần liên hệ y tế
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Khi xuất hiện những dấu hiệu sau, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và phát hiện giang mai một cách kịp thời:
- Có các dấu hiệu của bệnh giang mai như những vết loét hoặc đào ban.
- Bạn tình thông báo đã mắc bệnh giang mai.
- Quan hệ với người mới mà không sử dụng bao cao su.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc có dự định mang thai.
- Dùng chung bơm kim tiêm.[3]
Khi quan hệ tình dục với người mắc giang mai nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị
Xét nghiệm bệnh giang mai ở đâu?
Khi xuất hiện những dấu hiệu của bệnh giang mai, người bệnh nên đến các cơ sở y tế gần nhất, các phòng khám hay bệnh viện chuyên khoa Da liễu, Truyền nhiễm. Hoặc bất kỳ bệnh viện đa khoa tai địa phương để được thăm khám kịp thời.
Ngoài ra, có thể tham khảo một số bệnh viện lớn, uy tín dưới đây để được chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp, tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra.
- Tại TP. HCM: Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Hùng Vương.
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Bệnh viện Đại học Y dược Hà Nội.
Chẩn đoán giang mai
Bác sĩ tiến hành thăm khám da và các bộ phận liên quan để phát hiện ra giai đoạn của bệnh. Đồng thời tiến hành khai thác tiền sử tiếp xúc cũng như quan hệ tình dục của người bệnh để xác định yếu tố nguy cơ.
Bác sĩ chỉ định những phương pháp để xét nghiệm bệnh tùy thuộc vào giai đoạn mà bác sĩ hướng tới:
- Soi tươi xoắn khuẩn: tìm ra vi khuẩn gây bệnh bằng bệnh phẩm từ vết loét.
- Tìm kháng thể giang mai trong máu.
- Sử dụng PCR để xác định DNA của vi khuẩn từ dịch tiết hoặc các dịch cơ thể.
- Xét nghiệm huyết thanh giang mai.[1]
Soi tươi có thể giúp phát hiện giang mai
Con đường lây truyền và cách phòng tránh giang mai
Do giang mai lây truyền chủ yếu qua đường máu và quan hệ tình dục không an toàn nên để phòng tránh bệnh này, bạn nên thực hiện những gợi ý sau:
- Quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su.
- Khám bệnh định kỳ để phát hiện sớm bệnh giang mai.
- Không quan hệ với người mắc bệnh giang mai.
- Phụ nữ có thai hoặc dự định có thai nên kiểm tra sức khỏe để tránh lây bệnh cho con của mình.[1]
>>>>>Xem thêm: Top 12 viên uống cấp nước cho da hiệu quả được hội chị em tin dùng
Sử dụng biện pháp an toàn để giảm nguy cơ mắc bệnh giang mai
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức về dấu hiệu nhận biết giang mai. Đây là bệnh lý nguy hiểm và khó phát hiện nên bạn cần đảm bảo quan hệ tình dục an toàn và đảm bảo biết được các bệnh lý mà đối tác của mình đang mắc phải.