Tới tháng hay còn gọi là chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, khi tới tháng người phụ nữ sẽ có các dấu hiệu như nổi mụn, khí hư ra nhiều, đau bụng, đau lưng,… Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về các dấu hiệu sắp tới tháng nhé!
Bạn đang đọc: Dấu hiệu sắp tới tháng là gì? 13 dấu hiệu đến tháng bạn nữ cần lưu ý
Contents
Ngực to ra và sưng lên
Theo Học viện Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ (AAFP), sự thay đổi nồng độ hormone estrogen và progesterone là nguyên nhân phổ biến nhất khiến bạn bị đau ngực trước kỳ kinh.
Nồng độ progesterone bắt đầu tăng trước chu kỳ kinh nguyệt vài ngày. Điều này làm cho các tuyến vú trong ngực của bạn to ra và sưng lên. [1]
Những thay đổi này làm ngực có cảm giác đau đớn, sưng lên thậm chí có thể lan đến vùng gần nách trước hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt và các triệu chứng tiền kinh nguyệt này sẽ dần biến mất khi bạn đến kỳ kinh nguyệt.
Để làm giảm triệu chứng sưng đau ngực thì bạn nên sử dụng các loại túi chườm lạnh hoặc nóng chườm giúp làm dịu cơn đau. Đồng thời, bạn nên lựa chọn mặc các loại áo lót rộng rãi, massage ngực nhẹ nhàng trong lúc tắm để cảm thấy thoải mái hơn.
Ngực to ra và sưng lên do thay đổi nồng độ hormon trong cơ thể
Đau bụng vùng dưới
Đau bụng có thể bắt đầu trong những ngày trước kỳ kinh nguyệt và kéo dài trong vài ngày (thường từ 1 đến 2 ngày). Đau bụng vùng dưới có thể biểu hiện nhẹ (đau âm ỉ) đến nặng (đau dữ dội) khiến bạn không thể hoạt động như những ngày bình thường. [2]
Đau bụng trước khi hành kinh ở bụng thường đau phần dưới của bụng. Cảm giác đau, chuột rút cũng có thể lan tỏa về phía dưới lưng và đùi trên của bạn.
Đau gây ra do các cơn co thắt tử cung, giúp làm bong lớp lót bên trong của tử cung (nội mạc tử cung) gây nên hiện tượng chảy máu khi đến kỳ kinh.
Một số tình trạng sức khỏe của phụ nữ có thể làm cho triệu chứng đau bụng vùng dưới nghiêm trọng hơn như:
- Lạc nội mạc tử cung.
- Hẹp cổ tử cung.
- Bệnh viêm vùng chậu.
- U xơ tử cung.
Đau bụng vùng dưới bắt đầu từ trước kỳ kinh nguyệt
Nổi mụn
Trong một nghiên cứu năm 2014, 65% người sẽ bị mụn trứng cá khi chuẩn bị đến kỳ kinh nguyệt của họ.
Tuy nhiên, nổi mụn trứng cá trước kỳ kinh rất khác nhau giữa các dân tộc. Theo nghiên cứu, tỷ lệ này chiếm 50% người da trắng, 20% người Mỹ gốc Phi, 19% người gốc Latinh và 5% người châu Á. [3]
Những nốt mụn trước thời kỳ kinh nguyệt thời mọc ở cằm và quai hàm và có thể xuất hiện bất kỳ ở đâu trên mặt, lưng hoặc các vùng khác trên cơ thể.
Mụn trứng cá được gây ra bởi những thay đổi nội tiết tố tự nhiên liên quan đến chu kỳ sinh sản nữ. Khi hiện tượng rụng trứng xảy ra, nồng độ estrogen và progesterone giảm trong khi androgen, chẳng hạn như testosterone, tăng nhẹ làm kích thích sản xuất bã nhờn, tạo điều kiện cho mụn trứng cá xuất hiện
Mụn thường sẽ hết khi gần cuối kinh nguyệt hoặc ngay sau khi nồng độ estrogen và progesterone bắt đầu tăng trở lại. Chúng ta nên theo một chế độ ăn uống lành mạnh và uống nhiều nước có thể giúp giảm nổi mụn khi sắp đến kỳ kinh nguyệt.
Nổi mụn là dấu hiệu khi chuẩn bị đến tháng
Khí hư ra nhiều
Một dấu hiệu khác cho thấy kỳ kinh của bạn sắp đến là việc tiết ra nhiều khí hư hơn so với lúc bình thường. Nguyên nhân của hiện tượng này là do nồng độ nội tiết tố bị biến đổi, kích thích cổ tử cung sản xuất nhiều chất nhầy hơn. Vì thế bạn sẽ cảm thấy vùng kín ẩm ướt hơn bình thường.
Tuy nhiên nếu kèm các triệu chứng như ngứa âm đạo, khí hư có mùi hôi và màu sắc bất thường thì bạn cần đi khám bác sĩ ngay vì đây là những triệu chứng của bệnh phụ khoa.
Cổ tử cung tăng tiết chất nhầy trong kỳ kinh nguyệt
Mệt mỏi
Trong một nghiên cứu năm 2019, các nhà nghiên cứu nhận thấy khoảng 90% người đang hành kinh sẽ cảm thấy mệt mỏi trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt. [4]
Khi kỳ kinh nguyệt của bạn chuẩn bị đến, cơ thể sẽ chuyển từ trạng thái duy trì thai kỳ sang trạng thái chuẩn bị hành kinh. Một số nguyên nhân khi đến kỳ kinh bạn khiến bạn cảm thấy mệt mỏi:
- Nồng độ hormone (serotonin) trong cơ thể giảm.
- Mất nước.
- Mất sắt, do bạn bị chảy máu nhiều trong kỳ kinh.
Cảm thấy mệt mỏi trong những ngày trước khi bạn đến tháng là điều khá phổ biến. Ngay cả khi nghỉ ngơi đầy đủ thì bạn vẫn có thể thấy mức năng lượng của mình thấp hơn so với những thời điểm khác trong chu kỳ của bạn.
Mệt mỏi là dấu hiệu chuẩn bị đến tháng
Đau đầu
Theo nghiên cứu đã cho kết quả khoảng 50% người có mối liên quan giữa việc đau đầu và chu kỳ kinh nguyệt của họ. [5]
Một nghiên cứu khác đã đưa ra kết luận đau đầu sẽ xảy ra cao hơn:
- 1,7 lần trong 1 đến 2 ngày trước kỳ kinh nguyệt.
- 2,5 lần trong 3 ngày đầu của kỳ kinh nguyệt. [6]
Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh thường gây ra chứng đau đầu và đau nửa đầu khi nồng độ của nó thay đổi. Các cơn đau đầu có thể xảy ra trước, trong hoặc ngay sau kỳ kinh nguyệt của bạn.
Đau đầu là dấu hiệu sắp tới tháng
Khó ngủ
Khi chuẩn bị đến kỳ kinh nguyệt, nhiệt độ cơ thể của bạn sẽ tăng nhẹ là nguyên nhân gây khó ngủ.
Bên cạnh đó, những triệu chứng khác khi đến kỳ kinh có thể gây rối loạn giấc ngủ như mất ngủ hoặc khó ngủ. Điều này có thể kéo dài vài ngày hoặc 1 tuần trước khi kỳ kinh của bạn. [1]
Tìm hiểu thêm: 11 tác dụng phụ của paracetamol có thể gặp và các lưu ý khi sử dụng
Khó ngủ, mất ngủ là một dấu hiệu cho thấy sắp tới kỳ hành kinh
Đầy hơi, chướng bụng
Khi tới tháng, nồng độ estrogen và progesterone thay đổi khiến cơ thể bạn giữ lại nhiều nước và muối hơn so với bình thường. Điều đó dẫn đến cảm giác đầy hơi, chướng bụng
Triệu chứng này thường bắt đầu từ 3 đến 5 ngày trước khi kỳ kinh và giảm dần sau 2 đến 3 ngày khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt. Vào ngày hành kinh đầu tiên thì vấn đề đầy hơi, chướng bụng sẽ nặng nhất. [7]
Chướng bụng là dấu hiệu sắp tới tháng
Các vấn đề về ruột
Ruột rất nhạy cảm với những thay đổi nội tiết tố, do đó bạn có thể gặp phải những vấn đề liên quan về ruột khi chu kỳ kinh nguyệt sắp đến.
Hormone prostaglandin gây ra các cơn co thắt tử cung dẫn tới các cơn co thắt trong ruột. Do đó bạn có thể gặp một số vấn đề về ruột như sau:
- Tiêu chảy là dấu hiệu thường xuyên.
- Buồn nôn.
- Khí hư.
- Táo bón.
Chu kỳ kinh nguyệt sắp đến có thể gây ra các tình trạng táo bón, tiêu chảy
Tính khí thất thường
Theo nghiên cứu cho rằng từ 5% đến 10% những người đang hành kinh thường trải qua cảm giác lo lắng và trầm cảm.
Đa số sẽ gặp vấn đề này từ trước có kinh 1 tuần, nặng nhất là trước 1 – 2 ngày có kinh và duy trì trong suốt những ngày hành kinh, điều này sẽ giảm dần và biến mất khi hết kinh. Điều này được gọi là rối loạn tiền kinh nguyệt (PMDD).[8]
Do nồng độ estrogen và progesterone giảm có thể gây ra các triệu chứng khi bạn chuẩn bị đến ngày hành kinh:
- Tâm trạng lâng lâng.
- Trầm cảm.
- Cáu gắt.
- Lo lắng.
Estrogen ảnh hưởng đến việc sản xuất serotonin và endorphin – được gọi là hormone hạnh phúc, tạo cảm giác dễ chịu, vui vẻ. Nếu bạn cảm thấy tâm trạng thất thường, thấp thỏm, cáu kỉnh thì đây là dấu hiệu chuẩn bị hành kinh do nồng độ 2 loại hormone trên giảm. [9]
Tính khí thất thường khi tới tháng
Đau vùng thắt lưng
Khi chuẩn bị đến kỳ kinh nguyệt thì xảy ra hiện tượng co thắt tử cung và dụng dưới do giải phóng prostaglandin làm gây ra các cơn co thắt cơ ở lưng dưới. Triệu chứng đau lưng từ nhẹ cho tới nặng tùy theo cơ địa của mỗi người.
Đau lưng phần dưới là dấu hiệu sắp tới tháng
Tiêu chảy hoặc táo bón
Trong khoảng 1 tuần trước kỳ kinh nguyệt, bạn có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy .
- Táo bón thường xảy ra gần ngày rụng trứng, khi nồng độ hormone cao hơn.
- Tiêu chảy thường xảy ra vào ngày hành kinh đầu tiên, khi nội tiết tố giảm xuống.
Tiêu chảy hoặc táo bón
Giảm sút ham muốn tình dục
Hầu hết phụ nữ thường không cảm thấy ham muốn khi chuẩn bị đến kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là trước khi có kinh 1 – 2 ngày. Ham muốn giảm sút là do sự thay đổi nồng độ của hormone trong cơ thể.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như âm đạo khô hạn, mệt mỏi, đầy hơi, đau bụng,… cũng làm giảm nhu cầu quan hệ tình dục.
>>>>>Xem thêm: 11 cách làm hồng nhũ hoa tại nhà đơn giản, hiệu quả
Giảm sút ham muốn tình dục
Bài viết trên đã đưa ra những nội dung về 13 dấu hiệu sắp tới tháng giúp các chị em, phụ nữ có thể nhận biết, nhờ đó có thể chủ động bổ sung vitamin, sắt cần thiết cho những ngày đèn đỏ. Nếu quý đọc giả cảm thấy bài viết hay và bổ ích thì hãy chia sẻ đến cho những người thân yêu nhé!