Sảy thai là một điều mất mát lớn đối với phụ nữ. Nếu tình trạng này không được phát hiện và xử trí sớm có thể gây mất máu và nguy hiểm đến tính mạng, thậm chí vô sinh sau này. Cùng tìm hiểu về những dấu hiệu sảy thai qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Dấu hiệu sảy thai sớm nhất, chi tiết theo từng tuần cần lưu ý
Contents
Các dấu hiệu nhận biết sảy thai sớm nhất
Tùy theo mức độ phát triển của bào thai trong tử cung mà sảy thai sẽ có những biểu hiện khác nhau. Một số dấu hiệu sớm để phát hiện sảy thai theo từng tuần gồm:[1][2][3]
Dấu hiệu sảy thai trong 4 tuần đầu
Trong 4 tuần đầu thai kỳ, bào thai còn rất nhỏ và đang di chuyển vào tử cung để làm tổ. Do đó ở giai đoạn này, bạn có thể chưa biết mình mang thai do dấu hiệu mang thai phổ biến nhất là chậm kinh còn chưa đến, thường dựa vào kết quả kiểm tra nước tiểu với que thử thai.
Các dấu hiệu sảy thai thường nhẹ nhàng và dễ nhầm lẫn với kinh nguyệt như:
- Chảy máu âm đạo: bạn sẽ phát hiện những vết máu số lượng ít, có màu đỏ, hồng hoặc nâu dính trên quần lót.
- Đau bụng: dấu hiệu phổ biến nhất là đau bụng dưới âm ỉ giống đau bụng kinh kèm theo đau tức vùng thắt lưng.
Chảy máu âm đạo là dấu hiệu sảy thai trong những tuần đầu
Dấu hiệu sảy thai từ 5 – 12 tuần
Giai đoạn từ 5 đến 12 tuần là thời điểm bào thai đã làm tổ và phát triển trong tử cung. Bạn bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu mang thai rõ rệt như ốm nghén, căng ngực, sợ mùi hương lạ.
Khi sảy thai vào giai đoạn này, người bệnh có thể gặp các biểu hiện như:
- Đau bụng: thường thành từng cơn, dữ dội do tử cung tăng co bóp để đẩy bào thai ra ngoài. Một số bệnh nhân có thể kèm theo dấu hiệu đau vùng xương chậu, đau lưng.
- Chảy máu âm đạo khi mang thai: thường là máu đỏ tươi kèm các mảnh mô hoặc cục máu đông. Lượng máu chảy ít hay nhiều tùy thuộc vào kiểu sảy thai. Máu chảy càng nhiều thì nguy cơ sảy thai càng cao
- Dấu hiệu mang thai biến mất: sản phụ không còn cảm thấy buồn nôn, căng tức ngực do sự sụt giảm của các hormone duy trì thai kỳ.
Đau bụng dưới thành cơn là biểu hiện của sảy thai từ tuần thứ 5 – 12
Dấu hiệu sảy thai từ tuần 13 trở đi
Bào thai từ tuần thứ 13 trở nên đã có kích thước lớn nên khi sảy thai thường có nhiều biểu hiện rõ ràng. Một số triệu chứng phổ biến nhất bao gồm:
- Đau bụng dưới dữ dội, thành từng cơn, có thể kèm theo đau lưng và quanh vùng xương chậu.
- Chảy máu âm đạo với số lượng lớn, màu đỏ tươi khiến người bệnh dễ bị mất máu cấp, thiếu máu.
- Một vài người bệnh có thể gặp thêm biểu hiện như sụt cân, sốt kèm theo ớn lạnh, chóng mặt do nhiễm trùng hoặc xuất huyết.
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Novarex của nước nào? Có tốt không? Các sản phẩm nổi bật
Sảy thai từ tuần thứ 13 trở đi có thể gặp triệu chứng đau bụng dữ dội, sốt và ớn lạnh
Nguyên nhân gây sảy thai
Sảy thai có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như những bất thường trong bào thai hoặc tình trạng bệnh lý của sản phụ. Một số nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng này gồm:[4]
Các rối loạn về di truyền hoặc nhiễm sắc thể
Phần lớn các ca sảy thai sớm trong tam cá nguyệt đầu tiên liên quan đến rối loạn di truyền và nhiễm sắc thể. Khi bào thai xuất hiện những bất thường trong cấu trúc di truyền thường rất khó có thể phát triển toàn diện trong buồng tử cung. Các rối loạn di truyền của bào thai có thể gặp như:
- Các đột biến gen.
- Thiếu hoặc thừa nhiễm sắc thể.
- Bất thường trong sự phát triển rau thai.
Bệnh lý
Các bệnh lý toàn thân của người mẹ hoặc tình trạng nhiễm trùng xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ cũng là nguyên nhân dẫn đến sảy thai sớm. Một số bệnh lý và nguyên nhân gây sảy thai phổ biến như:
- Bệnh mạn tính: tăng huyết áp, đái tháo đường, suy thận mạn.
- Bệnh tự miễn: viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, bệnh Basedow.
- Bất thường cấu trúc tử cung: u xơ tử cung, tử cung đôi, kích thước tử cung quá nhỏ.
- Các bệnh nhiễm trùng: sởi, quai bị, rubella, sốt xuất huyết, nhiễm Chlamydia.
- Sử dụng một số thuốc: methotrexate, isotretinoin.
- Các chấn thương hoặc tai nạn có va chạm vào ổ bụng.
Mẹ mắc quai bị trong 3 tháng đầu có thể dẫn đến sảy thai
Tỉ lệ sảy thai theo tuần
Thai nhi phát triển trong tử cung theo từng giai đoạn và có các đặc điểm khác nhau. Sảy thai thường gặp nhất trong những tuần đầu tiên sau đó giảm dần theo thời gian, cụ thể là:[5][6]
- Trong 6 tuần đầu: đây là khoảng thời gian có tỉ lệ sảy thai cao nhất, lên tới 85%. Đặc biệt với phụ nữ từ 35 – 45 tuổi có nguy cơ sảy thai đến 35% và trên 45 tuổi lên đến 50%.
- Từ 6 đến 12 tuần: tỷ lệ sảy thai giảm xuống còn khoảng 10%.
- Từ tuần thứ 13 trở đi: thai nhi đã phát triển tương đối ổn định nên nguy cơ sảy thai chỉ còn khoảng 5%.
Điều trị khi bị sảy thai
Dọa sảy thai
Trong trường hợp dọa sảy thai, bạn nên nghỉ ngơi hoàn toàn theo chỉ dẫn của bác sĩ đến khi các triệu chứng dọa sảy giảm bớt. Có một số điều bạn cần lưu ý trong giai đoạn này: [7]
- Tránh quan hệ tình dục và các hoạt động mạnh.
- Hạn chế du lịch đến những nơi xa xôi, khó tiếp cận với các cơ sở y tế trong trường hợp cần thiết.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết khi nào sức khỏe ổn định và có thể hoạt động bình thường trở lại.
Sảy thai
Sảy thai là tình trạng cần được các bác sĩ thăm khám để chẩn đoán thể bệnh nhằm đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Một số biện pháp thường gặp:
- Dùng thuốc: bác sĩ có thể kê đơn misoprostol, một loại thuốc có tác dụng kích thích tử cung co bóp mạnh hơn để tống khối thai sảy ra ngoài.
- Thủ thuật: bác sĩ sẽ thực hiện một thủ thuật gọi là “hút và nạo” bao gồm việc dùng một dụng cụ nhỏ để mở cổ tử cung và loại bỏ mô nằm bên trong. Đây là phương pháp điều trị sảy thai khi bệnh nhân không thể dùng thuốc, hoặc khi có nguy cơ nhiễm trùng hoặc xuất huyết nhiều.
Sảy thai kiêng ăn gì?
Cơ thể phụ nữ sau khi sảy thai thường rất yếu và nhạy cảm, dễ bị tổn thương bởi nhiều tác nhân. Do đó, để nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì người bệnh nên hạn chế ăn một số thực phẩm sau:[8]
- Thực phẩm nhiều tinh bột và ít chất xơ: gây rối loạn đường huyết, cản trở tiêu hóa khiến người bệnh mệt mỏi, đầy bụng.
- Đồ ngọt: do lượng đường trong máu cao có thể làm chậm tốc độ làm lành vết thương, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Chất béo trong thịt, sữa: thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa có thể khiến cơ thể khó chịu, lâu hồi phục do làm tăng các phản ứng viêm.
- Đồ ăn vặt: do chứa nhiều calo nhưng hàm lượng chất dinh dưỡng trong đồ ăn vặt tương đối thấp. Do đó, nếu dùng nhiều đồ ăn vặt có thể khiến bạn no và giảm tiêu thụ các thức ăn giàu dinh dưỡng cần thiết để phục hồi cơ thể.
- Thực phẩm từ đậu nành: sữa đậu nành chứa nhiều phytate có thể ngăn cản cơ thể hấp thu sắt – một khoáng chất cần thiết trong quá trình hồi phục sau sảy thai.
Phòng ngừa sảy thai
Để có một thai kỳ khỏe mạnh và phòng ngừa sảy thai ngoài mong muốn, bạn nên áp dụng một số biện pháp sau:
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi trong tử cung như sắt, folate, protein và canxi.
- Không sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác trong suốt thai kỳ.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng thuốc điều trị bệnh khi mang thai.
- Đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên với xà phòng, nước rửa tay để ngăn ngừa các bệnh lý nhiễm trùng.
- Khám thai định kỳ ít nhất 1 tháng/lần để đánh giá được sự phát triển của thai nhi.
- Tiêm vaccine phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm như sởi, rubella trước khi mang thai.
>>>>>Xem thêm: Chỉ số SPF, PA là gì? Cách đọc chỉ số kem chống nắng chị em nên biết
Tiêm vaccine ngừa bệnh truyền nhiễm có thể hạn chế tình trạng sảy thai
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích để bạn có thể kịp thời phát hiện dấu hiệu sảy thai sớm như đau bụng, chảy máu âm đạo… Hãy chia sẻ thông tin này đến với những bạn bè và người thân của bạn nhé!