Đau mắt đỏ là một trong những bệnh lý thường gặp ở mắt mang đến cảm giác khó chịu và ảnh hưởng sinh hoạt của người bệnh. Hãy cùng tìm hiểu đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi? Cách điều trị và phòng ngừa tái phát
Contents
Đau mắt đỏ là gì? Các dấu hiệu của đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ là tình trạng viêm mô trong suốt lót mí mắt và nhãn cầu, hay còn gọi là kết mạc. Từ đó dẫn đến các mạch máu nhỏ bị sưng lên và kích thích lộ rõ hơn khiến lòng trắng của mắt có màu đỏ hoặc hồng.
Đau mắt đỏ là một trong những bệnh nhiễm trùng mắt phổ biến nhất, do các nguyên nhân như:
- Virus.
- Vi khuẩn.
- Chất gây dị ứng như nấm mốc, phấn hoa…
- Hóa chất hoặc các chất kích thích trong bụi bẩn, dầu gội, mỹ phẩm…
- Vật lạ trong mắt.
- Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD).
- Trẻ sơ sinh bị tắc ống dẫn nước mắt. [1]
Các triệu chứng đau mắt đỏ phổ biến:
- Đỏ và ngứa, khó chịu ở một hoặc cả hai mắt.
- Tăng chảy nước mắt.
- Chất dịch màu vàng tiết ra ở một hoặc cả hai mắt tạo thành lớp vảy trên mí mắt, đặc biệt là sau khi ngủ.
- Sưng kết mạc và/hoặc mí mắt.
- Tăng nhạy cảm với ánh sáng. [2]
Đau mắt đỏ là một trong những bệnh nhiễm trùng mắt phổ biến nhất
Bị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi hẳn?
Hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ thường sẽ khỏi trong vòng 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, thời gian khỏi của bệnh đau mắt đỏ còn phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản:
- Do virus thường sẽ hết sau 7 – 14 ngày, nặng hơn có thể mất từ 2 đến 3 tuần.
- Do nhiễm trùng thường cải thiện sau 2 đến 5 ngày, chậm nhất là 2 tuần.
- Do dị ứng thường sẽ biến mất trong vòng vài giờ sau khi tránh xa chất gây dị ứng. [3]
Hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ thường sẽ khỏi trong vòng 7 đến 10 ngày
Đau mắt đỏ có thể tự khỏi không?
Các trường hợp đau mắt đỏ nhẹ thường tự khỏi trong vòng vài ngày đến vài tuần. Tuy vậy, việc điều trị dưới chỉ định của bác sĩ có thể giúp kiểm soát sự khó chịu và loại bỏ nhiễm trùng nhanh hơn:
- Thuốc kháng sinh, thường dùng tại chỗ dưới dạng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ giúp rút ngắn thời gian nhiễm trùng, giảm các biến chứng và giảm sự lây lan sang người khác.
- Thuốc dị ứng và một số thuốc nhỏ mắt (thuốc kháng histamin và thuốc co mạch tại chỗ) giúp cải thiện triệu chứng đau mắt đỏ dị ứng.
Cách điều trị đau mắt đỏ
Bạn có thể giảm triệu chứng đau mắt đỏ bằng các biện pháp sau:
- Ngừng đeo kính áp tròng cho đến khi các triệu chứng không còn xuất hiện.
- Chườm mát hoặc chườm ấm lên mắt để cảm thấy dễ chịu hơn. Không dùng chung khăn mặt hoặc khăn tắm với người khác để tránh lây lan bệnh.
- Rửa tay thường xuyên và tránh chạm vào mắt vì tay chứa nhiều vi khuẩn có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
- Sử dụng khăn trải giường và khăn sạch hàng ngày.
- Sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc nước mắt nhân tạo không cần kê đơn có thể giúp giảm ngứa và rát do các chất kích thích, rửa sạch các chất gây dị ứng khỏi mắt. Tuy nhiên, trong trường hợp chưa xác định được nguyên nhân gây đau mắt đỏ, bạn chỉ nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh cho mắt.
- Mang khẩu trang và mắt kiếng khi ra ngoài để tránh các tác nhân hoặc chất kích thích như khói, vi trùng, phấn hoa, bụi, clo hoặc lông thú cưng.
Chế độ ăn dành cho người đau mắt đỏ
Những thực phẩm nên kiêng
Người bị đau mắt đỏ nên tránh sử dụng các thực phẩm để không làm ảnh hưởng tới quá trình hồi phục bệnh như:
- Đồ ăn cay nóng như ớt, gừng, tỏi… có thể gây kích thích thần kinh thị giác, tăng cảm giác nóng, ngứa, rát, khó chịu ở mắt.
- Các loại hải sản như cá, tôm, cua, ốc, ngao… nhiều chất dinh dưỡng nhưng cũng tồn tại nhiều chất kích ứng dễ gây dị ứng vùng da quanh mắt.
- Rau muống có thể kích thích tình trạng tăng tiết dịch, gỉ mắt gây khó khăn cho việc vệ sinh và gia tăng nhiễm trùng.
- Rượu, bia, trà, cà phê, thuốc lá cũng như các chất gây kích thích hệ thần kinh thị giác, khiến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
- Các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có đường có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch và làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Sự khác nhau giữa kem dưỡng da ban ngày và ban đêm, lưu ý khi dùng
Đồ ăn cay nóng gây kích thích thần kinh thị giác, tăng cảm giác khó chịu ở mắt.
Những thực phẩm nên bổ sung vào chế độ ăn
Việc bổ sung chất chống oxy hóa mạnh, vitamin và khoáng chất vào chế độ ăn uống có thể giúp giảm tổn thương do đau mắt đỏ thông qua các thực phẩm:
- Cải bó xôi, cải xoăn, rau mùi tây cung cấp lutein và zeaxanthin dồi dào, chống oxy hóa và giúp bảo vệ mắt khỏi bị thoái hóa.
- Rau củ quả có màu cam như cà rốt, khoai lang, bí ngô,… cung cấp beta carotene có vai trò quan trọng trong hoạt động bình thường của mắt.
- Trái cây như việt quất, dâu, cam, quýt, bưởi, nho… cung cấp vitamin C, chất xơ và polyphenol chống oxy hóa tốt cho đôi mắt.
- Lòng đỏ của trứng gà chứa một lượng lutein và zeaxanthin, protein, kẽm, chất chống oxy hóa bảo vệ mắt khỏi các nhiễm trùng.
- Những loại cá giàu axit béo omega 3 như cá hồi, cá thu, cá mòi,… có thể giúp giảm viêm và hỗ trợ sức khỏe của mắt.
- Chất astaxanthin có trong thịt đỏ giúp chống oxy hóa, hạn chế sự tiến triển của một số vấn đề liên quan đến mắt.
- Quả lý chua đen giúp giảm nhanh các triệu chứng sưng, viêm, đau mắt khó chịu ở những bệnh nhân đau mắt đỏ, đẩy nhanh quá trình hồi phục.
- Các loại hạt hạnh nhân, quả óc chó, hạt hướng dương… cung cấp nguồn vitamin E bảo vệ mắt khỏi các gốc tự do.
Cách phòng ngừa đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ là tình trạng rất dễ lây lan từ người này sang người khác. Do đó, thực hành vệ sinh tốt có thể kiểm soát sự lây lan cũng như phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ:
- Tránh chạm hoặc dụi mắt.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
- Sử dụng khăn, miếng gạc, bông gòn sạch rửa chất dịch xung quanh mắt hàng ngày. Vứt bỏ bông gòn hoặc giặt khăn với nước nóng và chất tẩy rửa sau khi sử dụng, rửa lại tay bằng xà phòng và nước ấm.
- Không dùng chung khăn lau mặt và khăn tắm.
- Thay vỏ gối thường xuyên.
- Vứt bỏ các mỹ phẩm trang điểm mắt cũ.
- Không dùng chung mỹ phẩm dành cho mắt và sử dụng các vật dụng chăm sóc mắt cá nhân khi đau mắt đỏ. [4]
Tránh chạm hoặc dụi mắt giúp phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ
Khi nào cần gặp bác sĩ
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu xuất hiện những triệu chứng sau:
- Đau mắt, cảm giác có vật gì đó mắc trong mắt.
- Xuất hiện dịch màu xanh hoặc vàng trên mắt khi thức dậy.
- Cảm giác mắt mờ và nhạy cảm với ánh sáng.
- Các triệu chứng đau, ngứa không thuyên giảm trong vòng 12 đến 24 giờ sử dụng thuốc không kê đơn.
- Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi bị đau mắt đỏ.
>>>>>Xem thêm: Tuổi dậy thì ở nam giới bắt đầu khi nào? Các dấu hiệu nhận biết
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu xuất hiện những triệu chứng đau mắt đỏ
Các bệnh viện chuyên khoa mắt uy tín
Trường hợp bị đau mắt đỏ và cần sự can thiệp của y tế, bạn có thể đến chuyên khoa mắt của các bệnh viện dưới đây:
- Tp. Hồ Chí Minh: Bệnh viện mắt thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Chợ Rẫy,…
- Hà Nội: Bệnh viện mắt Hà Nội 2, Bệnh viện mắt Trung Ương, Bệnh viện Bạch Mai,…
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh đau mắt đỏ cũng như cách phòng và điều trị hữu ích. Hãy chia sẻ để lan tỏa thông tin này đến mọi người bạn nhé!