Răng khôn là chiếc răng cuối cùng mọc ra khỏi nướu ở bốn góc hàm. Khi chúng mọc ngầm hay mọc lệch, bạn sẽ gặp những cơn đau dữ dội, nướu sưng đỏ và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Trong bài viết này, hãy cùng tìm lời giải đáp cho câu hỏi bị đau răng khôn nên làm gì nhé!
Bạn đang đọc: Đau răng khôn nên làm gì? 9 cách giảm đau răng khôn nhanh, hiệu quả
Contents
Chườm đá
Chườm túi nước đá vào hàm có tác dụng gây tê và giảm viêm, do đó giúp giảm đau khá tốt. Người bệnh có thể áp dụng cách chườm đá khi đau răng khôn bằng các bước sau:
- Xoa túi chườm nhẹ nhàng xung quanh vùng má bị sưng, đau trong khoảng 15 phút.
- Bạn có thể chườm đi chườm lại với thời gian nghỉ giữa các lần khoảng 15 phút cho đến khi cơn đau giảm bớt. [2]
Chườm đá giúp giảm đau do răng khôn
Súc miệng bằng nước muối
Nước muối có khả năng rửa trôi vi khuẩn trên bề mặt răng và niêm mạc miệng hiệu quả. Đôi khi, sự tích tụ của vi khuẩn trong nướu bị tổn thương do răng khôn có thể là nguyên nhân gây đau. Do đó, súc miệng bằng nước muối có thể giúp hỗ trợ điều trị nhiễm trùng và giảm cảm giác khó chịu.
Để pha nước muối súc miệng, bạn có thể hòa tan 1-2 thìa muối vào một cốc nước mới đun sôi. Khi nước nguội bớt, hãy súc miệng trong vài phút, sau đó nhổ ra. Bạn nên súc miệng bằng nước muối 2 – 3 lần/ngày cho đến khi cơn đau bắt đầu giảm bớt. [2]
Súc miệng bằng nước muối làm rửa trôi vi khuẩn
Dùng đinh hương
Tinh dầu đinh hương được sử dụng lâu đời nay trong điều trị bỏng và vết thương, đồng thời được dùng làm thuốc giảm đau trong chăm sóc răng miệng cũng như điều trị sâu răng và đau răng.[3]
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt chất eugenol trong tinh dầu đinh hương có khả năng chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa hiệu quả.[4]
Bạn có thể sử dụng đinh hương hoặc tinh dầu đinh hương đều được. Nếu sử dụng đinh hương, bạn nên:
- Đun sôi 4 – 6 nhánh đinh hương để tạo thành nước đinh hương.
- Dùng nước đó để xoa lên vùng nướu bị sưng đau.
Nếu sử dụng tinh dầu đinh hương, bạn nên:
- Nhỏ vài giọt dầu đinh hương lên miếng bông gòn.
- Đặt miếng bông gòn vào vị trí chiếc răng khôn đang gây đau.
- Giữ bông gòn tại chỗ cho đến khi cơn đau giảm bớt và sau đó loại bỏ nó.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng với lượng lớn, eugenol có thể gây độc cho gan. Nếu bạn vô tình uống 10 – 30ml tinh dầu đinh hương sẽ xuất hiện các triệu chứng quá liều. Vì thế, bạn hãy cẩn thận tránh nuốt vày chất này khi sử dụng để giảm đau răng.
Đinh hương được nghiên cứu giúp giảm đau hiệu quả
Nhai hành tây
Một nghiên cứu vào năm 2021 cho thấy hành tây có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn do đó chúng có thể giúp giảm sưng và chống nhiễm trùng nướu tại vị trí răng khôn mọc. [5]
Để sử dụng hành tây như một biện pháp khắc phục tình trạng đau răng khôn tại nhà, bạn nên:
- Cắt 1 miếng hành tây.
- Nhai hành tây bên phía miệng bị đau.
- Tiếp tục nhai trong vài phút cho đến khi cơn đau giảm bớt rồi nhổ bã hành tây ra. [1]
Nhai hành tây giúp giảm đau răng khôn
Đắp túi trà
Một nghiên cứu vào năm 2016 cho thấy chất tanin chứa trong túi trà có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm [6]. Điều này có nghĩa là túi trà có thể giúp giảm sưng và chống nhiễm trùng hiệu quả.
Để sử dụng túi trà như một phương pháp điều trị tại nhà, bạn nên:
- Pha một tách trà và đặt cốc vào tủ lạnh với túi trà vẫn còn trong đó.
- Sau khi trà nguội, lấy túi trà ra và đặt vào trong miệng nơi bị đau.
- Vệ sinh lại bằng việc súc miệng với nước muối ấm. [1]
Đắp túi trà giúp giảm sưng và chống nhiễm trùng hiệu quả
Đắp tỏi và gừng
Một nghiên cứu vào năm 2016 về các biện pháp khắc phục tình trạng sâu răng sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, tỏi nghiền được phát hiện là một trong những chất có khả năng tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh răng miệng hiệu quả hơn cả [7]. Ngoài ra, việc kết hợp tỏi với gừng nghiền thành bột sẽ làm cho tỏi càng hiệu quả hơn.
Bạn có thể nghiền tỏi sống thành một hỗn hợp sệt giống như bột nhão trước khi thêm gừng tươi xắt nhỏ và đắp hỗn hợp này lên nướu bị sưng đau. Tuy mùi tỏi sống khiến nhiều người khó chịu, nhưng đây chắc chắn là giải pháp hữu hiệu cho những người bị đau răng khôn. [2]
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Les Laboratoiries Servier Industries của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Đắp tỏi và gừng giúp tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh răng miệng
Đắp nghệ
Nghệ đã được sử dụng lâu đời nay như một loại gia vị cũng như là một vị thuốc tự nhiên để điều trị nhiều loại bệnh. Đặc tính chống viêm và thúc đẩy nhanh lành vết thương của curcumin trong nghệ giúp nó có khả năng hỗ trợ chữa đau răng khôn.
Bạn có thể đắp trực tiếp bột nghệ lên vùng răng sưng đau, hoặc pha hỗn hợp bao gồm:
- 2 phần nghệ.
- 1 phần muối.
- 1 phần dầu mù tạt. [2]
Đắp nghệ thúc đẩy nhanh lành vết thương
Dùng tinh dầu hoa oải hương
Dầu hoa oải hương có khả năng giảm đau, kháng khuẩn và làm dịu chứng viêm. Hơn nữa, người ta thường dùng nó để hỗ trợ điều trị chứng rối loạn lo âu và giúp an thần dễ đi vào giấc ngủ.
Bệnh nhân có thể pha loãng 1 giọt dầu oải hương vào 1 thìa cà phê dầu nền (carrier oil). Sử dụng ngón tay hoặc 1 miếng bông gòn để thoa hỗn hợp lên vùng bị sưng đau vài lần trong ngày.
Ngoài ra, bạn có thể thêm 2 giọt dầu oải hương vào một cốc nước ấm để làm nước súc miệng. Sử dụng cách này 3 lần/ngày cho đến khi tình trạng đau răng khôn của bạn thuyên giảm. [2]
Tinh dầu oải hương hỗ trợ làm dịu chứng viêm do răng khôn
Thoa gel lô hội nguyên chất
Lô hội (nha đam) rất giàu chất chống oxy hóa và có đặc tính chống viêm. Nó có thể được sử dụng để làm dịu và giảm viêm xung quanh khu vực răng khôn mọc lên. Nó cũng giúp chữa lành nướu của bạn nếu chúng bị tổn thương do răng khôn mọc.
Bạn có thể thoa gel lô hội trực tiếp lên nướu, sẽ giúp làm mát khu vực đó để giảm đau tạm thời. [2]
Thoa gel lô hội giúp giảm đau quanh khu vực răng khôn
Lưu ý khi giảm đau răng khôn tại nhà
Khi mọc răng khôn, bạn nên thực hiện một số điều sau đây để giảm nguy cơ đau răng khôn hoặc tổn thương nướu:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Đánh răng 2 lần/ngày, sử dụng chỉ nha khoa và các loại nước súc miệng để giảm lượng vi khuẩn trong khoang miệng, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
- Uống nhiều nước: Điều này giúp rửa trôi thức ăn thừa cũng như các loại vi khuẩn bám trên răng miệng.
- Tránh ăn thức ăn nhiều đường: Thức ăn chứa nhiều đường khi mắc lại trên răng của bạn, đặc biệt trong quá trình răng khôn mọc, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, nguy cơ gây nhiễm trùng nướu và sâu răng.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ giúp giảm nguy cơ đau răng khôn
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Dấu hiệu cần gặp bác sĩ?
Bạn nên đi thăm khám nha sĩ ngay nếu xuất hiện các triệu chứng sau:
- Đau nhức răng dữ dội kéo dài.
- Đau đầu thường xuyên.
- Trong nước bọt có máu.
- Cảm thấy có áp-xe đang phát triển bên dưới nướu.
Mặc dù không phải ai cũng cần phải nhổ răng khôn, nhưng Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyến cáo nên chụp X-quang và theo dõi răng khôn thường xuyên.[8]
>>>>>Xem thêm: Đi mưa về nên làm gì? 10 bí quyết bảo vệ sức khỏe mùa mưa hiệu quả
Nếu tình trạng đau nhức răng kéo dài, bạn nên đến gặp nha sĩ để được điều trị
Các nha khoa uy tín
- Hà Nội: Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội, Khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Bạch Mai,…
- TP.HCM: Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP.HCM, Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn, Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM,…
Bài viết trên đã cung cấp một số biện pháp hiệu quả và an toàn ngay tại nhà để giảm thiểu các cơn đau răng khôn. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tìm đến sự trợ giúp của nha sĩ để chấm dứt hoàn toàn và ngăn chặn các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân cùng biết nhé!