Việc đeo kính cận bị nhức đầu là tình trạng không hiếm gặp đối với những người bị cận thị, đặc biệt đối với người mới được bác sĩ chỉ định sử dụng kính cận lần đầu tiên. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu lý do vì sao đeo kính cận lại gây nhức đầu nhé!
Bạn đang đọc: Đeo kính cận bị nhức đầu: Tìm hiểu ngay 6 nguyên nhân sau
Contents
Căng cơ mắt
Cấu trúc của mỗi mắt bao gồm 6 cơ có vai trò điều tiết độ tụ của thủy tinh thể giúp ta nhìn thấy các vật ở xa và gần.
Cận thị xảy ra khi trục nhãn cầu quá dài hoặc do sự suy giảm khả năng co giãn thủy tinh thể của mắt, khiến tia sáng đi vào mắt hội tụ tại một điểm trước võng mạc thay vì trên võng mạc.
Nếu bạn vừa mới bắt đầu đeo kính cận hay vừa được bác sĩ chỉ định kính mới mà độ cận thay đổi đáng kể, cơ mắt của bạn có thể sẽ phải làm việc nhiều hơn. Chính điều này có thể là nguyên nhân gây căng cơ mắt và nhức đầu.[1]
Cơ mắt bị căng thẳng gây nhức đầu
Chưa quen mắt với thấu kính
Cơ mắt của một người bị cận thị khi chưa đeo kính cần phải làm việc chăm chỉ hơn bình thường để giúp họ nhìn rõ những thứ ở xa. Việc sử dụng kính cận sẽ giúp giảm áp lực khi phải điều tiết quá mức cho cơ mắt.
Tuy vậy, vài ngày đầu sau khi mới đeo kính hoặc vừa thay đổi độ cận của kính, cơ mắt của bạn sẽ chưa kịp thích ứng để điều tiết lại độ tụ nên vẫn tiếp tục hoạt động với cường độ cũ như trước khi đeo kính hay thay thấu kính mới.
Các tác dụng phụ có thể gặp khi bạn đeo thấu kính cận mới bao gồm: nhức đầu, chóng mặt, khô mỏi mắt và chảy nước mắt.
Tuy nhiên, bạn không cần phải quá lo lắng, sau một khoảng thời gian, cơ mắt của bạn sẽ quen dần với sự thay đổi này và các tình trạng trên sẽ được cải thiện.[2]
Việc chưa quen mắt với thấu kính mới có thể gây đau đầu
Gọng kính không phù hợp với gương mặt
Khi bạn được chỉ định mắt kính mới, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thay luôn sang gọng kính mới trong trường hợp gọng kính của bạn quá lỏng lẻo khiến kính hay bị trễ xuống mũi. Hoặc ngược lại, khung kính quá chặt, gây áp lực lên hai bên thái dương và phía sau tai.
Các trường hợp gọng kính quá lỏng hay quá chặt đều có thể khiến bạn bị nhức đầu. Bạn nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn giúp lựa chọn được khung kính vừa vặn với khuôn mặt và có khoảng cách phù hợp với đồng tử của bạn.
Bạn nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn giúp lựa chọn được khung kính phù hợp
Đo sai độ cận
Sai sót là điều không thể tránh khỏi hoàn toàn trong quá trình khám thị lực. Bạn có thể không may nhận được một đơn kính với độ cận thấp hoặc cao hơn con số thực của bạn.
Trong cả hai trường hợp, nếu kính mà bạn được thay mới có độ cận cao hoặc thấp hơn độ cận thực tế của bạn đều sẽ khiến bạn bị căng cơ mắt hay nhức đầu.
Tuy nhiên, nhức đầu do đeo kính mới sẽ hết trong vài ngày. Nếu tình trạng không được cải thiện, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra lại mắt và xác định xem kính mắt mới kê có lỗi hay không.
Đo sai độ cận cũng là nguyên nhân khiến bạn bị nhức đầu
Sử dụng máy tính và thiết bị kỹ thuật số
Người sử dụng máy tính và các thiết bị kỹ thuật số trong thời gian dài với khoảng cách gần có nguy cơ mắc cận thị và khiến tình trạng cận thị diễn tiến nặng hơn.
Chữ được hiển thị nhỏ, cường độ ánh sáng xanh cao chiếu vào mắt cũng như độ tương phản kém giữa nền và văn bản trên các thiết bị này khiến đôi mắt phải hoạt động với cường độ cao để điều tiết ánh sáng. Điều này dễ gây mỏi mắt, đau mắt và nhức đầu.
Tìm hiểu thêm: Thương hiệu Kyung Dong Pharm của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật
Sử dụng các thiết bị điện tử quá lâu có thể gây mỏi mắt và nhức đầu
Mắt kính bị xước, bẩn
Mắt kính bị bẩn, xước gây ảnh hưởng đến tầm nhìn của bạn, mọi vật có thể bị mờ đi khi hiển thị qua kính. Muốn nhìn rõ vật thể, cơ mắt của bạn buộc phải hoạt động với cường độ cao hơn để điều tiết thủy tinh thể.
Đây là lý do tại sao đeo kính bị xước và bẩn lại khiến bạn bị mỏi mắt và nhức đầu, nếu cứ tiếp tục sử dụng mà không thay sang tròng kính mới, tật cận thị của bạn có nguy cơ trở nên tệ hơn trong tương lai.
Tròng kính bị xước, bẩn có thể khiến tật cận thị của bạn trở nên tệ hơn
Khi nào gặp bác sĩ?
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Mắt của bạn có thể sẽ mất vài ngày để thích ứng hoàn toàn theo kính cận mới. Nếu sau một tuần đeo kính, bạn vẫn còn gặp các tình trạng như đau đầu, chóng mặt hay buồn nôn, bạn hãy đến gặp ngay bác sĩ để được kiểm tra lại mắt cũng như độ phù hợp với kính cận.
Hãy đến gặp bác sĩ nếu tình trạng đau đầu kéo dài hơn một tuần
Chẩn đoán
Quá trình chẩn đoán thường được bắt đầu bằng việc bác sĩ hỏi về các triệu chứng mà bạn gặp phải nhằm loại trừ những nguyên nhân khác cũng có thể gây đau đầu.
Sau đó họ sẽ tiến hành kiểm tra thị lực của bạn để xác định xem có cần điều chỉnh lại độ cận của tròng kính hay không cũng như đánh giá xem khung kính đã vừa vặn với khuôn mặt của bạn chưa để khắc phục.
Việc kiểm tra thị lực để xác định xem có cần điều chỉnh lại độ cận của kính hay không
Các bệnh viện đa khoa uy tín
- TP. HCM: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Y Dược TP. HCM, Bệnh viện Nhân dân 115,…
- Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa,…
>>>>>Xem thêm: Thịt gà bao nhiêu calo? Ăn thịt gà có béo không?
Bệnh viện Bạch Mai là địa chỉ uy tín để khám các vấn đề về mắt
Bài viết trên đã thông tin cho bạn về nguyên nhân khiến việc đeo kính cận gây nhức đầu cũng như các dấu hiệu cần gặp bác sĩ. Nếu bạn thấy hay và hữu ích, đừng quên chia sẻ cho bạn bè và người thân cùng biết nhé!