Dị ứng phấn hoa phải làm sao? Cách xử lý và phòng ngừa dị ứng phấn hoa

Rate this post

Một số người sau khi ngửi phấn hoa có thể xuất hiện những triệu chứng như sổ mũi, chảy nước mũi, nặng hơn là khó thở. Vậy khi gặp tình trạng dị ứng phấn hoa bạn phải làm gì, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Dị ứng phấn hoa phải làm sao? Cách xử lý và phòng ngừa dị ứng phấn hoa

Triệu chứng dị ứng phấn hoa

Khi tiếp xúc với phấn hoa, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Đau họng, ho
  • Ngứa mắt, chảy nước mắt.
  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi.
  • Da phát ban, mẩn ngứa.
  • Thở khò khè.[2]

Các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng vài phút hoặc vài giờ sau khi tiếp xúc với phấn hoa. Bên cạnh đó, các triệu chứng có thể nặng hoặc nhẹ, tùy thuộc vào mức độ nhạy cảm của cơ thể với phấn hoa.

Dị ứng phấn hoa phải làm sao? Cách xử lý và phòng ngừa dị ứng phấn hoa

Người bị dị ứng phấn hoa có thể xuất hiện tình trạng sổ mũi, chảy nước mũi

Cách điều trị dị ứng phấn hoa

Sử dụng thuốc

Bạn có thể dùng thuốc kháng histamine H1 để ngăn cản sự hình thành histamine gây nên quá trình viêm. Một số thuốc thường được sử dụng là loratadine và cetirizine.

Nếu thuốc điều trị kháng histamine không có tác dụng, bác sĩ có thể chỉ định giải mẫn cảm bằng cách sử dụng thuốc đặc trị để làm giảm đáp ứng của cơ thể với phấn hoa.

Trong trường hợp xuất hiện tình trạng viêm, ngứa mũi hoặc nghẹt mũi nặng, người bệnh sẽ được chỉ định dùng corticoid để làm giảm các triệu chứng. Tuy nhiên, dù ở trường hợp nào, người bệnh cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ khi sử dụng thuốc. [3]

Dị ứng phấn hoa phải làm sao? Cách xử lý và phòng ngừa dị ứng phấn hoa

Sử dụng thuốc kháng histamin H1 có thể giúp giảm các triệu chứng dị ứng phấn hoa

Biện pháp làm giảm triệu chứng tại nhà

Để giảm tình trạng dị ứng tại nhà, người có tiền sử dị ứng nên hạn chế tiếp xúc các tác nhân bằng cách thực hiện các biện pháp sau:

  • Đóng cửa sổ vào mùa hoa: Đây là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để ngăn chặn phấn hoa, bụi bẩn và các tác nhân gây dị ứng khác xâm nhập vào nhà ở.
  • Sử dụng máy lọc không khí trong nhà: Máy lọc không khí có thể giúp loại bỏ các tác nhân gây dị ứng trong không khí, từ đó hạn chế kích ứng.
  • Thay quần áo mỗi khi về nhà: Phấn hoa và các tác nhân gây dị ứng khác có thể bám vào quần áo khi bạn đi ra ngoài. Do đó, bạn nên thay quần áo ngay khi về nhà để hạn chế tiếp xúc với các tác nhân này.
  • Rửa mũi để giảm lượng phấn hoa trong niêm mạc mũi: Rửa mũi bằng nước muối sinh lý có thể giúp làm sạch mũi và loại bỏ phấn hoa, bụi bẩn và các tác nhân gây dị ứng khác khỏi niêm mạc mũi.
  • Giặt chăn màn, ga giường mỗi tuần 1 lần: Phấn hoa và các tác nhân gây dị ứng khác có thể bám vào chăn màn, ga giường. Do đó, bạn nên giặt chăn màn, ga giường mỗi tuần 1 lần để loại bỏ các tác nhân gây dị ứng.

Dị ứng phấn hoa phải làm sao? Cách xử lý và phòng ngừa dị ứng phấn hoa

Rửa mũi thường xuyên sẽ giúp làm giảm tình trạng dị ứng phấn hoa

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ

Người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị khi tình trạng dị ứng kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, cụ thể như:

  • Các triệu chứng không cải thiện sau khi sử dụng thuốc theo toa hoặc các biện pháp khắc phục tại nhà.
  • Các triệu chứng dị ứng phấn hoa của bạn trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.
  • Người bệnh có tiền sử hen suyễn hoặc các bệnh hô hấp khác.

Trong một số trường hợp, dị ứng phấn hoa có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, cần được xử trí y tế kịp thời. Dưới đây là một số dấu hiệu dị ứng phấn hoa cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức:

  • Khó thở.
  • Đau ngực.
  • Da tím tái.
  • Sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng.
  • Mạch đập nhanh nhưng yếu.

Tìm hiểu thêm: Vitamin K2 là gì? Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ khi sử dụng

Dị ứng phấn hoa phải làm sao? Cách xử lý và phòng ngừa dị ứng phấn hoa

Khi xuất hiện triệu chứng khó thở, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám

Cách chẩn đoán dị ứng phấn hoa

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám những đặc điểm dị ứng để chẩn đoán điều trị, đồng thời đặt những câu hỏi cho bệnh nhân và người nhà như:

  • Đây là lần thứ mấy xuất hiện tình trạng này?
  • Các lần xuất hiện trước có diễn ra vào thời gian nào đặc biệt không?
  • Đã từng phải đi cấp cứu lần nào vì tình trạng này chưa?

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm để chẩn đoán dị ứng phấn hoa. Các xét nghiệm này có thể bao gồm:

  • Test lẩy da: Xét nghiệm này được bác sĩ thực hiện bằng cách bôi một ít phấn hoa lên da và sau đó dùng một cây kim nhỏ để chọc vào da. Kết quả được chờ sau 10 phút, nếu bạn bị dị ứng với phấn hoa, da của bạn sẽ bị sưng và đỏ tại vị trí chọc kim.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này được thực hiện để đo lượng kháng thể IgE trong máu của bạn. Kháng thể IgE là các protein do hệ thống miễn dịch của bạn tạo ra khi tiếp xúc với phấn hoa. [1]

Dị ứng phấn hoa phải làm sao? Cách xử lý và phòng ngừa dị ứng phấn hoa

Bác sĩ có thể tiến hành thăm khám những đặc điểm dị ứng để chẩn đoán

Các bệnh viện uy tín

Khi xuất hiện những dấu hiệu của dị ứng phấn hoa, người bệnh nên đến chuyên khoa dị ứng – miễn dịch để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tham khảo một số bệnh viện uy tín như:

  • Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Gia An 115,…
  • Tại Hà Nội: Bệnh viện E, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Quân đội Trung ương 108,…

Dị ứng phấn hoa phải làm sao? Cách xử lý và phòng ngừa dị ứng phấn hoa

Người bệnh nên thăm khám ở chuyên khoa dị ứng – miễn dịch sớm nhất

Cách phòng ngừa dị ứng phấn hoa

Không có cách chữa trị dứt điểm tình trạng dị ứng phấn hoa, nhưng có nhiều cách để phòng ngừa hoặc giảm thiểu các triệu chứng gặp phải. Dưới đây là một số cách phòng ngừa dị ứng phấn hoa:

  • Hỏi bác sĩ để tiến hành điều trị dự phòng trước khi mùa phấn hoa bắt đầu.
  • Hạn chế ra ngoài vào những ngày thời tiết khô và lộng gió, khi phấn hoa phát tán nhiều nhất.
  • Đóng cửa sổ trong mùa phấn hoa.
  • Sử dụng máy lọc không khí để lọc đi lượng phấn hoa.
  • Không đi bộ dưới những cây cối đang ra hoa.
  • Đeo kính và đội mũ khi ra đường để tránh phấn hoa rơi vào mắt hoặc tóc.
  • Hạn chế tiếp xúc với vật nuôi.
  • Thay quần áo mặc hàng ngày.
  • Không nên phơi chăn màn, quần áo bên ngoài trời, gần nơi có phấn hoa, tác nhân dị ứng. [4]

Dị ứng phấn hoa phải làm sao? Cách xử lý và phòng ngừa dị ứng phấn hoa

>>>>>Xem thêm: Đậu mùa khỉ lây qua đường nào và các biện pháp phòng ngừa

Máy lọc không khí có thể giúp loại bỏ phấn hoa trong nhà

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các thông tin về tình trạng dị ứng phấn hoa. Đây là bệnh lý phổ biến ở nhiều người, chính vì vậy, người bệnh nên trang bị cho mình những kiến thức để phòng tránh cũng như giảm thiểu tần suất mắc bệnh này nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *