Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao có người chỉ va đập nhẹ cũng bị nứt gãy xương trong khi những người khác thì không? Đo mật độ xương là phương pháp để chẩn đoán loãng xương và giúp xác định tình trạng sức khỏe xương của bạn liệu có chắc khỏe hay không. Hãy cùng tìm hiểu về phương pháp này nhé!
Bạn đang đọc: Đo mật độ xương là gì? Ai nên kiểm tra loãng xương
Contents
Đo mật độ xương là gì?
Đo mật độ xương (xét nghiệm mật độ khoáng của xương BMD) là xét nghiệm để đo hàm lượng khoáng của xương bao gồm canxi và các khoáng chất khác, nhằm kiểm tra độ chắc khỏe của xương. Lượng khoáng trong xương càng cao thì mật độ xương càng dày, xương càng chắc khỏe và khó bị nứt gãy hơn.
Đo mật độ xương là gì?
Vì sao cần thực hiện kiểm tra mật độ xương?
Xét nghiệm kiểm tra mật độ xương sẽ được bác sĩ chỉ định để đưa ra chẩn đoán, phương pháp điều trị và theo dõi kết quả điều trị loãng xương. Bạn cũng có thể yêu cầu xét nghiệm này nếu bản thân có các yếu tố nguy cơ và muốn kiểm tra tình trạng sức khỏe của xương để phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý về xương.
Vì sao cần thực hiện kiểm tra mật độ xương?
Ai nên kiểm tra mật độ xương?
- Tất cả phụ nữ từ 65 tuổi trở lên, nam từ 70 tuổi trở lên.
- Nữ từ 50-65 tuổi và nam từ 50-70 tuổi kèm các yếu tố nguy cơ loãng xương: tiền sử bản thân hoặc gia đình bị loãng xương hay gãy xương, mãn kinh sớm (), dùng corticosteroid > 3 tháng với liều > 5mg/ ngày, trọng lượng cơ thể thấp (BMI ) thiếu vitamin D, hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu, thường xuyên té ngã…
- Người bị giảm hấp thu canxi, vitamin D.
- Người mắc các bệnh lý nội tiết: cường cận giáp, cường giáp, cường vỏ thượng thận.
- Suy thận mạn phải lọc máu chu kỳ dài ngày.
- Người có bệnh lý xương khớp mạn tính: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp.
- Người sử dụng lâu dài một số loại thuốc làm cản trở quá trình xây dựng xương, gây mất xương như: thuốc chống động kinh, heparin, barbiturat, prednisone,…
- Những người đã mất ít nhất 3,8 cm chiều cao: nguyên nhân rất có thể là do loãng xương.
- Những người dễ bị nứt xương, gãy xương chỉ do va đập nhẹ hay thậm chí là ho hoặc hắt hơi mạnh.
- Những người bị giảm nồng độ hormone giới tính do một số phương pháp điều trị ung thư: giảm nồng độ testosterone ở nam giới khi điều trị ung thư tuyến tiền liệt,…
Ai nên kiểm tra mật độ xương?
Phương pháp đo mật độ xương
Có nhiều phương pháp đo mật độ xương:
- Chụp cắt lớp vi tính định lượng (QCT): Phương pháp được sử dụng để chẩn đoán và có liều chiếu xạ cao.
- Siêu âm định lượng (QUS): Sử dụng sóng âm thanh thay vì bức xạ và không được sử dụng để chẩn đoán.
- Cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp này tương tự QCT, tuy nhiên phức tạp, chi phí tốn kém và không được sử dụng để chẩn đoán.
- Đo hấp thụ tia X năng lượng kép (DEXA hoặc DXA): Sử dụng liều chiếu xạ thấp, là phương pháp phổ biến và tiêu chuẩn nhất hiện nay để kiểm tra mật độ xương và chẩn đoán loãng xương.
Có nhiều phương pháp đo mật độ xương
Quy trình đo mật độ xương
Những điều cần chuẩn bị khi kiểm tra mật độ xương
Kiểm tra mật độ xương là xét nghiệm nhanh chóng, dễ dàng, không xâm lấn và không đau. Hầu như không cần chuẩn bị gì quá phức tạp trước khi tiến hành.
Bệnh nhân có thể chuẩn bị một số thông tin cá nhân như: năm sinh, chiều cao, cân nặng, tiền sử bệnh lý, tiền sử sử dụng thuốc,…để thuận lợi cho quá trình bác sĩ thăm khám hơn.
Tìm hiểu thêm: Virus HPV có thể gây ra bệnh gì?
Hầu như không cần chuẩn bị trước khi đo mật độ xương
Quá trình đo mật độ xương
Nhìn chung các xét nghiệm đo mật độ xương có quy trình khá tương đồng. Trong quá trình xét nghiệm DXA và QCT bác sĩ sẽ sử dụng một máy có thể phát ra và phát hiện tia X.
Xương của một người hấp thụ bao nhiêu lượng tia bức xạ X tùy thuộc vào mật độ khoáng chất trong xương của họ. Từ đó có thể sử dụng con số này để ước tính mật độ xương của người đó. Quét QUS cũng hoạt động theo cách tương tự nhưng với sóng siêu âm.
Quy trình đo mật độ xương dễ dàng và nhanh chóng
Kết quả đo mật độ xương
Kiểm tra mật độ xương cho ra kết quả ở 2 dạng điểm, điểm T (T-score) và điểm Z (Z-score). Chỉ số T – score thường được sử dụng để chẩn đoán loãng xương.
Tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương theo WHO:
- Bình thường: T – score ≥ – 1.
- Thưa xương: – 2,5
- Loãng xương: T – score ≤ – 2,5.
- Loãng xương nặng: loãng xương + tiền sử gãy xương.
Kết quả đo mật độ xương thể hiện ở 2 điểm
Đo mật độ xương có giúp phòng ngừa loãng xương không?
Loãng xương là tình trạng bị giảm khối lượng xương, khiến xương trở nên giòn, xốp và có nguy cơ dễ nứt gãy hơn. Loãng xương thường tiến triển âm thầm, ít biểu hiện, triệu chứng và thường chỉ được phát hiện sau chấn thương.
Mật độ xương thấp có thể là nguy cơ và dấu hiệu của loãng xương. Do vậy, đo mật độ xương giúp bạn kiểm tra được tình trạng sức khỏe của xương để có những can thiệp kịp thời như thay đổi chế độ dinh dưỡng, bổ sung vitamin và các khoáng chất để tăng cường sự chắc khỏe xương, từ đó ngăn ngừa loãng xương.
Đo mật độ xương có giúp phòng ngừa loãng xương không?
Các hạn chế của kiểm tra mật độ xương
- Chống chỉ định cho phụ nữ có thai.
- Chống chỉ định với bệnh nhân sử dụng một số chất trong 7 ngày: thuốc cản quang chứa iod, Baryt, đồng vị phóng xạ.
- Tiếp xúc quá nhiều với bức xạ sẽ gây nên nguy cơ bị ung thư. Tuy nhiên, xét nghiệm này sẽ không được thực hiện thường xuyên. Đồng thời, việc đưa chẩn đoán chính xác và điều trị bệnh kịp thời sẽ mang lại lợi ích cho bạn nhiều hơn nguy cơ đó rất nhiều.
>>>>>Xem thêm: Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống AIDS (World AIDS Day) 1/12/2023
Kiểm tra mật độ xương có một số hạn chế
Đo mật độ xương ở đâu thì uy tín?
Nếu có nhu cầu đo mật độ xương hoặc cần tham khảo ý kiến chuyên môn của bác sĩ về xét nghiệm này, bạn có thể đến chuyên khoa Xương Khớp tại các cơ sở y tế để được thăm khám nhé!
- TP.Hồ Chí Minh: Bệnh viện đại học Y dược, Bệnh viện chợ rẫy, Bệnh viện nhân dân Gia Định,…
- Hà Nội: Bệnh viện 108, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện E,…
Trên đây, Kenshin đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về xét nghiệm đo mật độ xương. Nếu thấy bài viết hữu ích, bạn hãy chia sẻ cho bạn bè cùng biết nhé!
Nguồn: Mayoclinic, Hopkinsmedicine, Bhcf, Nhs.uk, Webmd, JAMA Network