Hướng dẫn cách sử dụng bạc hà đúng cách an toàn và hiệu quả

Rate this post

Bạc hà đặc biệt có hương vị the mát, không chỉ làm gia tăng sự hấp dẫn cho các món ăn và thức uống hàng ngày mà còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu cách sử dụng bạc hà đúng cách an toàn và hiệu quả qua bài viết sau nhé!

Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách sử dụng bạc hà đúng cách an toàn và hiệu quả

Bạc hà là gì?

Bạc hà (Mentha x piperita) là một loại thảo mộc thuộc họ bạc hà, có mùi thơm dễ chịu cùng vị cay nhẹ và the mát. Bạc hà được sử dụng để làm gia tăng hương vị cho các món ăn và thức uống hàng ngày.

Trong y học, người ta thường chiết tinh dầu từ lá bạc hà để làm thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích, chứng khó tiêu và đau đầu do căng thẳng, lo lắng, mất ngủ,… thông qua liệu pháp mùi hương.

Ngoài ra, tinh dầu khi bôi lên da có thể làm nóng bề mặt da và giúp xoa dịu cơn đau trong mô cơ dưới da. Bên cạnh đó, tinh dầu có khả năng bay hơi nên có thể tạo ra cảm giác the mát trên da và giảm ngứa.[1]

Hướng dẫn cách sử dụng bạc hà đúng cách an toàn và hiệu quả

Bạc hà là một loại thảo mộc có mùi thơm nhẹ và vị cay the mát

Cách sử dụng bạc hà đúng cách an toàn và hiệu quả

Nhiều người biết rằng bạc hà rất tốt cho sức khỏe và thường thêm chúng vào các món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy tác dụng của bạc hà không được phát huy khi kết hợp cùng với thức ăn.

Bạc hà cần được sử dụng đúng cách mới có thể mang lại những tác động có lợi cho sức khỏe chẳng hạn như:[2]

  • Ăn lá tươi hoặc khô để trị hôi miệng.
  • Hít tinh dầu – thông qua liệu pháp mùi hương để cải thiện chức năng của não bộ và các triệu chứng cảm lạnh.
  • Bôi ngoài da để giảm đau.
  • Uống thuốc viên làm giảm co thắt ở đường tiêu hóa, điều trị hội chứng ruột kích thích và chứng khó tiêu.

Theo Tây Y

Trong Tây y, người ta chiết tinh dầu bạc hà để tổng hợp sản xuất thuốc dạng viên nang, kem bôi da hay dạng xông hít,… để phù hợp với mục đích điều trị:[3]

  • Hội chứng ruột kích thích (IBS): Uống tinh dầu bạc hà giúp làm dịu cơn đau dạ dày, giảm chứng đầy hơi và tiêu chảy ở người bệnh IBS.
  • Chứng co thắt khi nội soi: Tinh dầu bạc hà có thể giúp giảm đau và co thắt trong quá trình thực hiện nội soi – một thủ thuật được sử dụng để quan sát hình ảnh bên trong đường tiêu hóa.
  • Chứng đau dạ dày: Uống tinh dầu bạc hà giúp làm dịu các cơn đau tại dạ dày.
  • Cải thiện tình trạng khó chịu ở núm vú do cho con bú: Phụ nữ đang cho con bú thoa tinh dầu bạc hà lên vùng bầu vú sẽ hạn chế được tình trạng nứt nẻ và làm dịu các cơn đau ở núm vú.
  • Chứng đau đầu do căng thẳng: Thoa dầu bạc hà lên da có thể giúp xoa dịu tinh thần, giảm đau đầu do căng thẳng.

Hướng dẫn cách sử dụng bạc hà đúng cách an toàn và hiệu quả

Chiết tinh dầu bạc hà để tổng hợp sản xuất thuốc dạng viên nang, kem bôi da hay dạng xông hít

Theo Đông y

Trong Đông y, bạc hà là một vị thuốc từ tự nhiên có thể cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe. Với mỗi loại bệnh, y học dân gian sẽ có những bài thuốc riêng để phù hợp với tính chất của bệnh, cụ thể như sau:[4]

  • Trị chứng khó tiêu: 10g lá bạc hà đã rửa sạch đem vò nát và hãm với 500ml nước sôi. Nước hãm bạc hà được chia để uống nhiều lần trong ngày, đều đặn 2 – 3 giờ uống một lần.
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS): Việc sử dụng bạc hà dưới nhiều hình thức khác nhau (uống nước hãm, thoa tinh dầu,…) có thể chống co thắt đường ruột.
  • Làm dịu kích ứng, giảm nổi mẩn đỏ ngứa trên da: Pha 3 – 5 giọt tinh dầu bạc hà với 29,57ml dầu nền như dầu dừa hay dầu ô liu trước khi bôi lên da để khắc phục tình trạng mẩn đỏ trên da (lưu ý: bạn nên thoa một ít tinh dầu lên cổ tay trước khi dùng để thử phản ứng dị ứng).
  • Chữa cảm lạnh, cảm cúm: Cách 1 – Hít trực tiếp tinh dầu bạc hà bằng mũi. Cách 2 – Nấu 20g bạc hà với lá chanh, lá bưởi, lá tre, sả, hương nhu, kinh giới, cúc tần,… (mỗi loại 30g) cùng 3 nhánh tỏi đập dập để xông hơi. Cách 3 – Hái 3 nhánh bạc hà tươi giã nát pha với chanh đường và 100ml nước sôi (uống khi còn ấm).
  • Giảm căng thẳng, đau đầu: Hít trực tiếp tinh dầu bạc hà bằng mũi để xoa dịu thần kinh.
  • Bảo vệ sức khỏe răng miệng: Pha 2 – 3 giọt tinh dầu vào ly nước ấm và súc miệng 2 – 3 lần mỗi ngày.
  • Giảm buồn nôn và nôn sau hóa trị ung thư: Hít trực tiếp tinh dầu bạc hà bằng mũi để giảm triệu chứng buồn nôn và nôn.
  • Thúc đẩy chữa lành vết thương: Thoa tinh dầu bạc hà lên vùng da bị tổn thương nhẹ để giúp làm dịu và thúc đẩy quá trình chữa lành.
  • Ngăn ngừa hội chứng buồng trứng đa nang: Dầu cây bạc hà có thể giúp cân bằng nội tiết tố.
  • Tăng cường khả năng miễn dịch: Uống nước hãm bạc hà mỗi ngày có thể giúp kháng khuẩn, chống nấm, tiêu diệt vi rút và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Giảm khó chịu khi cho con bú: Thoa tinh dầu lên bầu vú có thể hạn chế tình trạng nứt nẻ và đau núm vú. Tuy nhiên, mẹ cần lau sạch tinh dầu trước khi cho con bú. Ngoài ra, mẹ cũng không nên thoa qua nhiều tinh dầu vì có thể làm giảm tiết sữa.

Hướng dẫn cách sử dụng bạc hà đúng cách an toàn và hiệu quả

Đông y thường dùng lá bạc hà tươi hoặc khô để hãm nước uống chữa bệnh

Nên sử dụng bạc hà bao nhiêu một ngày?

Hiện chưa có khuyến cáo cụ thể về liều lượng sử dụng bạc hà hay tinh dầu bạc hà. Tuy nhiên, dựa vào các kết quả điều tra nghiên cứu, các nhà khoa học cho thấy tác dụng điều trị bệnh của bạc hà phụ thuộc vào liều lượng dùng và tình trạng bệnh lý, cụ thể như sau:[5]

  • Chứng khó tiêu nên dùng 0,1 – 0,24ml tinh dầu bạc hà.
  • Hội chứng ruột kích thích (IBS) nên dùng khoảng 20 giọt tinh dầu bạc hà (nồng độ ước tính là 916 mg/ml).
  • Trẻ bị đau bụng nên dùng liều 180mg, 1 – 3 lần mỗi ngày.

Một số chuyên gia sức khỏe khác khuyên rằng, người lớn sử dụng tinh dầu bạc hà với liều 270 – 1350mg qua đường uống mỗi ngày, tối đa là 4 tuần.[1]

Tốt nhất, nếu bạn đang gặp một vấn đề sức khỏe nào đó, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán – điều trị đúng cách và an toàn.

Tìm hiểu thêm: Các dấu hiệu và hậu quả của việc nghiện game

Hướng dẫn cách sử dụng bạc hà đúng cách an toàn và hiệu quả

Hiện chưa có khuyến cáo cụ thể về liều lượng sử dụng bạc hà

Sử dụng bạc hà quá nhiều có tốt không?

Nếu dùng quá nhiều bạc hà, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Phản ứng dị ứng với các biểu hiện đau đầu, đỏ bừng mặt và lở miệng.
  • Ợ chua.
  • Khô miệng.
  • Buồn nôn và nôn.

Do không có liều khuyến cáo cụ thể nên việc tham khảo ý kiến từ các chuyên gia y tế trước khi sử dụng bạc hà là rất quan trọng để đảm bảo liều lượng phù hợp với tình trạng bệnh lý.[5]

Hướng dẫn cách sử dụng bạc hà đúng cách an toàn và hiệu quả

Dùng quá nhiều bạc hà có thể gặp phản ứng dị ứng

Lưu ý khi sử dụng bạc hà

Bạc hà rất tốt cho sức khỏe nhưng có một số điều bạn cần lưu ý để sử dụng đúng cách và phát huy được hết công dụng của bạch hà:[5][4]

  • Đối tượng không nên dùng bạc hà: Phụ nữ có thai và đang cho con bú, trẻ em, người bệnh tiểu đường, cao huyết áp, sốt do âm hư, thể trạng suy nhược, táo bón kéo dài, người mắc bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, bệnh tim mạch, bệnh thận, sỏi mật, viêm túi mật, thoát vị hoành.
  • Pha loãng tinh dầu với dầu nền như dầu dừa, dầu olive, dầu jojoba,… trước khi thoa lên da.
  • Không thoa tinh dầu lên vùng da bị lở loét hay trầy xước.
  • Cẩn thận để tránh tinh dầu dính vào mắt.
  • Không nên thoa hay hít tinh dầu bạc hà quá 3 – 4 lần/ngày để tránh bị sung huyết da hoặc khô niêm mạc đường thở.
  • Ngừng sử dụng bạc hà khi các triệu chứng của bệnh đã được cải thiện, tránh dùng liên tục kéo dài.
  • Bạc hà có thể tương tác với một số loại thuốc tân dược như thuốc chống thải ghép dùng cho bệnh nhân sau cấy ghép nội tạng (cyclosporine), thuốc giảm axit dạ dày, thuốc hạ đường huyết, thuốc có thể phân hủy và chuyển hóa ở gan (omeprazole, lansoprazole, carisoprodol,…)
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Cách bảo quản bạc hà:

  • Bảo quản tinh dầu bạc hà ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Bạn có thể giữ bạc hà tươi trong vài ngày bằng cách bảo quản trong tủ lạnh (gói cả cây trong khăn giấy ẩm và cho vào túi nhựa) hoặc cho cả cây vào bình nước.
  • Bạc hà phơi khô có thời hạn sử dụng 1 năm và cần loại bỏ khi hết hạn.
  • Chế phẩm từ bạc hà cần loại bỏ sau một năm sử dụng hoặc theo thời gian chỉ định dùng trên bao bì.

Hướng dẫn cách sử dụng bạc hà đúng cách an toàn và hiệu quả

Không nên thoa hay hít tinh dầu bạc hà quá 3 – 4 lần/ngày

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đầy đủ các thông tin về cách dùng, liều dùng cũng như những lưu ý khi sử dụng bạc hà. Nếu bạn thấy những thông tin này hữu ích thì hãy chia sẻ bài viết đến bạn bè và người thân của mình nhé!

  • 8 Health Benefits of Mint

    https://www.healthline.com/nutrition/mint-benefits

  • https://www.rxlist.com/supplements/peppermint.htm
  • Bạc hà

    https://bvnguyentriphuong.com.vn/duoc-lieu/bac-ha

  • What Is Peppermint Oil?

    https://www.verywellhealth.com/peppermint-oil-for-ibs-1945342

  • Xem thêm Hướng dẫn cách sử dụng bạc hà đúng cách an toàn và hiệu quả

    >>>>>Xem thêm: Thương hiệu Efroze của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *