Hướng dẫn cách sử dụng nhân sâm đúng cách an toàn và hiệu quả ngay tại nhà

Rate this post

Nhân sâm từ lâu đời đã được xem là thảo dược quý với nhiều giá trị đối với sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu cách sử dụng nhân sâm vừa an toàn lại hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang đọc: Hướng dẫn cách sử dụng nhân sâm đúng cách an toàn và hiệu quả ngay tại nhà

Nhân sâm là gì?

Nhân sâm là một loại cây lâu năm phát triển chậm, thuộc chi Panax, họ Araliaceae, thường có thân phân nhánh, lá có cuống dài và mép răng cưa. Một cây nhân sâm trung bình 6 năm tuổi sẽ có tổng chiều dài rễ khoảng 34cm với rễ chính khoảng 7-10 cm và rộng 3cm cùng có một số rễ con trọng lượng trung bình dao động từ 70-100g.

Rễ nhân sâm thường được thu hoạch lúc 4 đến 6 tuổi vào mùa thu. Theo truyền thống, rễ nhân sâm được coi là bộ phận duy nhất có hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, các bộ phận khác của nhân sâm như hoa, lá và quả cũng được phát hiện là có hiệu quả qua các nghiên cứu khác nhau.[1]

Hướng dẫn cách sử dụng nhân sâm đúng cách an toàn và hiệu quả ngay tại nhà

Rễ nhân sâm là bộ phận duy nhất có hiệu quả điều trị

Các loại nhân sâm phổ biến

Tùy thuộc vào thời gian trồng, nhân sâm có thể được chia thành 3 loại phổ biến:

  • Nhân sâm tươi: được thu hoạch dưới 4 năm. Sâm được thu hoạch mang về làm sạch nhưng vẫn giữ nguyên hình thái bên ngoài, được bán dưới dạng tươi với giá phụ thuộc vào nguồn gốc xuất xứ.
  • Nhân sâm trắng (Bạch sâm): được thu hoạch từ 4 – 6 năm. Bạch sâm là sâm tươi được gọt vỏ, phơi khô nhiều lần đến khi lượng nước trong củ giảm còn dưới 14% . Sau đó, trần sâm trong nước sôi, tẩm đường, phơi hoặc sấy khô.
  • Nhân sâm đỏ (Hồng sâm): thu hoạch sau 6 năm trở lên, được hấp trước rồi sấy khô sao cho lượng nước trong sâm giảm xuống còn mức dưới 14%. Kết quả cuối cùng là hồng sâm có màu hồng nhạt, trong suốt, vị ngọt và hơi đắng. Nhân sâm đỏ được coi là hiệu quả hơn vì đã được hấp trước làm bất hoạt các enzyme dị hóa, tăng cường tác dụng của các thành phần trong sâm.

Ngoài ra, nhân sâm còn được phân loại dựa vào xuất xứ gồm:[2]

  • Nhân sâm châu Á hoặc nhân sâm Hàn Quốc (Panax Ginseng).
  • Nhân sâm Mỹ (Panax quinquefolius).

Nhân sâm Mỹ và châu Á khác nhau về nồng độ các hợp chất hoạt động. Từ đó mang lại nhiều tác dụng khác nhau đối với cơ thể.

Hướng dẫn cách sử dụng nhân sâm đúng cách an toàn và hiệu quả ngay tại nhà

Nhân sâm được chia thành 3 loại phổ biến

Nên dùng nhân sâm bao nhiêu tuổi để có lợi nhất cho sức khỏe

Tổng nồng độ các thành phần chính trong rễ nhân sâm – ginsenoside và saponin tăng theo tuổi cây. Saponin trong sâm củ 4 năm tuổi là cao nhất, đạt trên 95%, cao hơn cả nhân sâm 6 năm tuổi (chỉ trên 75%).

Tuy nhiên, củ sâm 4 năm tuổi lại có hình thức chưa được hoàn chỉnh, chưa hình thành đủ các phần chi. Đồng thời trọng lượng cũng chưa đạt tối đa. Do đó, nhân sâm 6 năm tuổi là loại nhân sâm phù hợp, đủ thời gian để phát triển cả về chất cũng như về lượng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Hướng dẫn cách sử dụng nhân sâm đúng cách an toàn và hiệu quả ngay tại nhà

Nhân sâm 6 năm tuổi là loại nhân sâm phù hợp, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Các tác dụng của nhân sâm đối với sức khỏe

Chống oxy hóa

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất nhân sâm và hợp chất ginsenoside trong nhân sâm có khả năng ức chế tình trạng viêm, giảm tổn thương oxy hóa tế bào. Từ đó có thể bảo vệ cơ thể khỏi các tình trạng bệnh mãn tính.[3][4]

Một nghiên cứu trên 12 nam giới năm 2022 cho thấy rằng việc bổ sung chiết xuất nhân sâm Mỹ trong thời gian ngắn sẽ làm giảm tình trạng tổn thương cơ do tập thể dục (EIMD). Đồng thời, hoạt tính chống oxy hóa của các thành phần trong nhân sâm góp phần giảm sự peroxid hóa lipid trong khi tập thể dục, bảo vệ đối với tổn thương cơ tim.[5]

Một nghiên cứu khác vào năm 2014 cho thấy sử dụng nhân sâm đỏ có thể làm giảm tình trạng stress oxy hóa bằng cách tăng hoạt động của enzyme chống oxy hóa ở phụ nữ sau mãn kinh sau 12 tuần.[6]

Hướng dẫn cách sử dụng nhân sâm đúng cách an toàn và hiệu quả ngay tại nhà

Sử dụng nhân sâm đỏ có thể làm giảm tình trạng stress oxy hóa

Cải thiện chứng rối loạn cương dương

Một nghiên cứu năm 2014 cho rằng nhân sâm với đặc tính chống oxy hóa có thể bảo vệ chống lại stress oxy hóa trong mạch máu và mô của dương vật. Từ đó có thể giúp phục hồi, cải thiện chức năng cương dương ở chuột mắc bệnh tiểu đường.[7]

Ngoài ra, các nghiên cứu khác chỉ ra rằng nhân sâm có thể thúc đẩy sản xuất oxit nitric, kích hoạt sự thư giãn của mô cơ trơn thể hang. Từ đó dẫn đến tăng lưu lượng máu vào dương vật và tăng phản ứng cương dương.[8][9]

Một nghiên cứu năm 2021 nhận định rằng nhân sâm có thể là một giải pháp thảo dược hữu ích trong điều trị rối loạn cương dương (ED).[10]

Hướng dẫn cách sử dụng nhân sâm đúng cách an toàn và hiệu quả ngay tại nhà

Nhân sâm có thể là một giải pháp thảo dược hữu ích trong điều trị rối loạn cương dương

Tăng cường hệ miễn dịch

Theo một nghiên cứu năm 2021, nhân sâm có đặc tính kháng khuẩn, chống nấm và chống vi rút mạnh mẽ. Từ đó nhân sâm được cho là một chất điều hòa miễn dịch và tăng cường chức năng của hệ thống miễn dịch ở người.[11]

Một nghiên cứu khác trên động vật cho thấy chiết xuất nhân sâm đỏ có thể làm tăng số lượng tế bào bạch cầu cần thiết cho khả năng miễn dịch và thúc đẩy khả năng chống oxy hóa trong gan.[12]

Một nghiên cứu khác năm 2021 cho thấy dùng 2g hồng sâm Hàn Quốc mỗi ngày trong 8 tuần có thể tăng cường hệ thống miễn dịch thông qua sự gia tăng các tế bào T, tế bào B và bạch cầu.[13]

Hướng dẫn cách sử dụng nhân sâm đúng cách an toàn và hiệu quả ngay tại nhà

Nhân sâm là một chất điều hòa và tăng cường chức năng miễn dịch

Ngăn ngừa ung thư

Ginsenosides có trong nhân sâm được chứng minh có hữu ích trong việc ngăn chặn chu kỳ chết tế bào và ức chế tăng sinh mạch máu, giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.[14][15]

Một báo cáo năm 2015 đã kết luận rằng nguy cơ phát triển ung thư gồm ung thư đại trực tràng, ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan,… thấp hơn 16% ở những bệnh nhân sử dụng nhân sâm.[16]

Ngoài ra, nhân sâm còn có thể giúp cải thiện sức khỏe của những người đang thực hiện hóa trị. Đồng thời làm giảm tác dụng phụ cũng như nâng cao hiệu quả của một số phương pháp điều trị ung thư.[17]

Chống lại mệt mỏi và tăng năng lượng

Polysaccharides và oligopeptide trong nhân sâm được nghiên cứu có khả năng ức chế quá trình stress oxy hóa và chuyển hóa năng lượng cao hơn trong tế bào. Từ đó có thể giúp giảm mệt mỏi.[18][19]

Theo một số nghiên cứu, việc dùng nhân sâm Mỹ hoặc châu Á có thể làm giảm các triệu chứng mệt mỏi liên quan đến ung thư với liều 2.000 mg hoặc 3.000 mg mỗi ngày.

Một báo cáo năm 2018 đã kết luận rằng nhân sâm có thể cải thiện các triệu chứng của hội chứng mệt mỏi mãn tính chỉ sau 15 ngày. Do đó, nhân sâm là một trong những loại được sử dụng với tác dụng cải thiện năng lượng, sức khỏe thể chất, chống lại mệt mỏi.[20]

Một đánh giá khác năm 2016 cũng cho thấy rằng bổ sung nhân sâm có thể không chỉ giúp giảm mệt mỏi mà còn có thể nâng cao hiệu suất thể chất.[21]

Hướng dẫn cách sử dụng nhân sâm đúng cách an toàn và hiệu quả ngay tại nhà

Nhân sâm có thể cải thiện các triệu chứng của hội chứng mệt mỏi mãn tính

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Một đánh giá năm 2019 cho thấy nhân sâm có thể điều hòa bài tiết insulin từ tế bào tuyến tụy, tăng cường hấp thu glucose trong máu, chống oxy hóa và chống viêm. Từ đó cho thấy khả năng chống tiểu đường tích cực đối với bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2.[22]

Một đánh giá khác năm 2016 cho thấy việc bổ sung nhân sâm có thể làm giảm lượng đường trong máu lúc đói và cải thiện độ nhạy insulin ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.[23]

Một nghiên cứu năm 2018 cho kết quả rằng sử dụng chiết suất nhân sâm Mỹ mỗi ngày trong 8 tuần có thể làm giảm đường huyết lúc đói và HbA1c – một dấu hiệu kiểm soát tiểu đường. Từ đó, chiết xuất nhân sâm Mỹ được thêm vào phương pháp điều trị bổ sung hiệu quả và an toàn trong việc kiểm soát bệnh đái tháo đường tuýp 2.[24]

Ngoài ra, hồng sâm cũng đã được chứng minh rằng có hiệu quả trong việc giảm nồng độ glucose trong máu và tăng mức insulin sau bữa ăn khi được sử dụng mỗi ngày trong 4 tuần.[25]

Cải thiện trí nhớ và chức năng nhận thức

Một số nghiên cứu cho thấy ginsenosides và hợp chất chuyển hóa K trong nhân sâm có thể bảo vệ tế bào não chống lại tổn thương do các gốc tự do gây ra, tăng cường nhận thức. Ngoài ra, ginsenoside còn được nhận định có vai trò trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh về thần kinh.[26][27]

Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy rằng tiêu thụ nhân sâm thường xuyên trong ít nhất 5 năm có thể cải thiện chức năng nhận thức sau này trong cuộc sống.[28]

Theo một đánh giá khác năm 2017 nhận định rằng nhân sâm cũng có thể giúp điều chỉnh phản ứng miễn dịch và sự thay đổi nội tiết tố do căng thẳng. Từ đó, duy trì cân bằng nội môi và ngăn chặn sự xuất hiện của các bệnh tâm lý như lo âu, trầm cảm.[29]

Ngoài ra, các nghiên cứu trên bệnh nhân Alzheimer cũng cho rằng nhân sâm giúp cải thiện các triệu chứng nhận thức, khả năng học tập, trí nhớ và tác động tích cực đến chức năng não.[30]

Chống viêm

Theo một nghiên cứu năm 2020, ginsenosides – thành phần hoạt động của nhân sâm có thể góp phần ngăn chặn quá trình viêm bằng cách điều hòa các biểu hiện cytokine gây viêm.

Từ đó mang lại hiệu quả trong quá trình sửa chữa mô và phục hồi cân bằng nội mô, giảm các bệnh liên quan đến viêm như tiểu đường, ung thư, bệnh tim mạch và các bệnh thần kinh.[31]

Hướng dẫn cách sử dụng nhân sâm đúng cách an toàn và hiệu quả ngay tại nhà

Ginsenosides trong nhân sâm có thể góp phần ngăn chặn quá trình viêm

Phòng ngừa cảm cúm

Nghiên cứu năm 2014 cho thấy ginsenosides của nhân sâm có tác dụng bảo vệ các tế bào nội mô chống lại tình trạng viêm và chu trình chết tế bào (apoptosis) do virus cúm gây ra.[32]

Ngoài ra, một thử nghiệm năm 2012 cho rằng sử dụng chiết xuất hồng sâm có thể giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh cúm và cảm lạnh, tăng kháng thể và hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên. Từ đó, giảm tỷ lệ mắc cúm và nhiễm trùng đường hô hấp trên, cải thiện chất lượng cuộc sống và điều hòa miễn dịch của người sử dụng nhân sâm.[33]

Tìm hiểu thêm: Mẹo chữa bệnh quai bị tại nhà không dùng thuốc

Hướng dẫn cách sử dụng nhân sâm đúng cách an toàn và hiệu quả ngay tại nhà

Sử dụng chiết xuất hồng sâm có thể giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh cúm và cảm lạnh

Kích thích tuần hoàn, lưu thông máu

Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy hồng sâm Hàn Quốc có thể cải thiện lưu thông máu trong cơ thể con người sau 8 tuần sử dụng.[34]

Hơn nữa, một báo cáo năm 2012 cũng nhận định rằng ginsenoside trong nhân sâm làm tăng lưu lượng tưới máu mạch vành ở tim, cải thiện lưu thông máu bằng cách ức chế sự kết tập tiểu cầu và hoạt động đông máu.[35]

Hướng dẫn cách sử dụng nhân sâm đúng cách an toàn và hiệu quả ngay tại nhà

Hồng sâm Hàn Quốc có thể cải thiện lưu thông máu trong cơ thể con người

Cách sử dụng nhân sâm đúng cách an toàn và hiệu quả

Bạn có thể sử dụng nhân sâm bằng nhiều cách khác nhau như:

  • Dùng trực tiếp: Bạn có thể gọt vỏ và nhai trực tiếp củ nhân sâm còn sống. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nhân sâm để ngâm rượu hoặc pha trà.
  • Thực phẩm chức năng: Bạn có thể sử dụng thực phẩm chức năng dạng bột, viên nén, viên nang chứa rễ hoặc chiết xuất nhân sâm. Bột chiết xuất từ ​​rễ nhân sâm có thể hòa tan trong các loại đồ uống khác nhau và chứa lượng nhân sâm cao hơn so với 2 dạng bào chế còn lại.
  • Liều dùng hàng ngày thường là 1–2 g rễ nhân sâm thô hoặc 200–400 mg chiết xuất. Khuyến nghị bắt đầu với liều thấp và tăng dần theo thời gian.
  • Chọn chiết xuất nhân sâm có chứa 2–3% ginsenoside và dùng trước bữa ăn để tăng hiệu quả hấp thụ và đạt được lợi ích tốt nhất.
  • Dùng trong thực phẩm: Nhân sâm có thể được sử dụng chung trong chế biến thực phẩm như súp, hầm, các món xào, sinh tố, cháo,…

Hướng dẫn cách sử dụng nhân sâm đúng cách an toàn và hiệu quả ngay tại nhà

Bạn có thể dùng nhân sâm để pha trà uống

Nên sử dụng nhân sâm bao nhiêu một ngày

Theo Dược điển thảo dược Hàn Quốc khuyến nghị, lượng nhân sâm sử dụng cho mục đích y tế hàng ngày từ 1,5 – 10g, thậm chí có thể tăng lên tới 30g. Tuy nhiên, đối với thực phẩm bổ sung vào chế độ ăn uống, liều nhân sâm chỉ được giới hạn ở mức 2,4 – 80 mg ginsenoside mỗi ngày.[36]

Ngoài ra, các nghiên cứu khác cũng đề xuất liều hàng ngày đối với chiết xuất nhân sâm Panax là 200mg hoặc 0,5 – 2g rễ khô. Khi dùng dưới dạng viên nang, liều lượng nhân sâm thường dao động từ 100 – 600mg/ngày.[37]

Hướng dẫn cách sử dụng nhân sâm đúng cách an toàn và hiệu quả ngay tại nhà

Liều hàng ngày khuyến nghị đối với chiết xuất nhân sâm là 200mg

Ai không nên dùng nhân sâm?

Mặc dù đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể, tuy nhiên có một số đối tượng không nên sử dụng nhân sâm gồm:

  • Người khỏe mạnh.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.
  • Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
  • Đối tượng có tiền sử bị bệnh tim mạch hoặc vấn đề về huyết áp.
  • Người bị đái tháo đường đang điều trị bằng thuốc cần tham khảo ý kiến của Bác sĩ.
  • Bệnh nhân bị rối loạn chảy máu, có vấn đề về đông máu, đang dùng các thuốc chống đông máu hoặc chống loạn thần.
  • Đối tượng bị rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, phân lỏng.

Hướng dẫn cách sử dụng nhân sâm đúng cách an toàn và hiệu quả ngay tại nhà

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ không nên dùng nhân sâm

Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng nhân sâm

Sử dụng nhân sâm có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn như:[38]

  • Đau đầu, chóng mặt, mất ngủ.
  • Gặp các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng,…
  • Tim loạn nhịp, thay đổi huyết áp và lượng đường trong máu.
  • Phản ứng dị ứng da.
  • Phụ nữ có thể bị thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, đau vú và chảy máu âm đạo.

Hướng dẫn cách sử dụng nhân sâm đúng cách an toàn và hiệu quả ngay tại nhà

Đau đầu mất ngủ là tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng nhân sâm

Lưu ý khi sử dụng nhân sâm

Nhân sâm thường an toàn và không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng khi tuân thủ các lưu ý sau:[39]

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng vì nhân sâm có thể làm thay đổi lượng đường huyết trong cơ thể và giảm hiệu quả của thuốc chống đông máu.
  • Không sử dụng nhân sâm cho trẻ em, người đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Không nên sử dụng nhân sâm quá 3 tháng bởi sử dụng nhân sâm kéo dài có thể làm giảm hiệu quả của chúng trong cơ thể.
  • Dùng nhân sâm trong thời gian từ 2–3 tuần, sau đó nghỉ 1–2 tuần để đạt được lợi ích tối đa nhất.
  • Lựa chọn mua nhân sâm ở những cơ sở uy tín để đảm bảo xuất xứ rõ ràng và chất lượng tốt.

Hướng dẫn cách sử dụng nhân sâm đúng cách an toàn và hiệu quả ngay tại nhà

Không nên sử dụng nhân sâm với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin về công dụng của nhân sâm cũng như cách sử dụng hợp lý. Tuy nhân sâm là một vị thuốc bồi bổ cơ thể nhưng không nên quá lạm dụng, tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích bạn nhé!

  • What Is Ginseng?

    https://www.webmd.com/diet/supplement-guide-ginseng

  • Antioxidant, Anti-Inflammatory and Antithrombotic Effects of Ginsenoside Compound K Enriched Extract Derived from Ginseng Sprouts

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34279442/

  • Effects of Panax ginseng and ginsenosides on oxidative stress and cardiovascular diseases: pharmacological and therapeutic roles

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8753520/

  • American Ginseng Attenuates Eccentric Exercise-Induced Muscle Damage via the Modulation of Lipid Peroxidation and Inflammatory Adaptation in Males

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8746757/

  • Antioxidative effects of Korean red ginseng in postmenopausal women: a double-blind randomized controlled trial

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24814037/

  • Panax notoginseng saponins improve erectile function through attenuation of oxidative stress, restoration of Akt activity and protection of endothelial and smooth muscle cells in diabetic rats with erectile dysfunction

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/24458001/

  • Effects of Panax ginseng and ginsenosides on oxidative stress and cardiovascular diseases: pharmacological and therapeutic roles

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8753520/

  • Development and therapeutic applications of nitric oxide releasing materials to treat erectile dysfunction

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4806684/

  • Alternative medicine and herbal remedies in the treatment of erectile dysfunction: A systematic review

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8451697/

  • Adaptogenic effects of Panax ginseng on modulation of immune functions

    https://ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7790873/

  • A comparative study on immune-stimulatory and antioxidant activities of various types of ginseng extracts in murine and rodent models

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6191938/

  • Immuno-enhancement effects of Korean Red Ginseng in healthy adults: a randomized, double-blind, placebo-controlled trial

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7790881/

  • Ginseng on Cancer: Potential Role in Modulating Inflammation-Mediated Angiogenesis

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28068835/

  • Red ginseng and cancer treatment

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26850342/

  • Ginseng consumption and risk of cancer: A meta-analysis

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27616903/

  • Recent advances in ginseng as cancer therapeutics: a functional and mechanistic overview

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25347695/

  • Anti-Fatigue Effects of Small Molecule Oligopeptides Isolated from Panax ginseng C. A. Meyer in Mice

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27983571/

  • Recent Advances in Panax ginseng C.A. Meyer as a Herb for Anti-Fatigue: An Effects and Mechanisms Review

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8151278/

  • Ginseng as a Treatment for Fatigue: A Systematic Review

    https://www.liebertpub.com/doi/10.1089/acm.2017.0361?

  • Efficacy of Ginseng Supplements on Fatigue and Physical Performance: a Meta-analysis

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27822924/

  • Review of Ginseng Anti-Diabetic Studies

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6943541/

  • The Efficacy of Ginseng-Related Therapies in Type 2 Diabetes Mellitus

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4753873/

  • Efficacy and safety of American ginseng (Panax quinquefolius L.) extract on glycemic control and cardiovascular risk factors in individuals with type 2 diabetes: a double-blind, randomized, cross-over clinical trial

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29478187/

  • Postprandial glucose-lowering effects of fermented red ginseng in subjects with impaired fasting glucose or type 2 diabetes: a randomized, double-blind, placebo-controlled clinical trial

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25015735/

  • Ginsenosides: A Potential Neuroprotective Agent

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/29854792/

  • Compound K derived from ginseng: neuroprotection and cognitive improvement

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/27801453/

  • Effects of lifetime cumulative ginseng intake on cognitive function in late life

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5968575/

  • Effects of ginseng on stress-related depression, anxiety, and the hypothalamic–pituitary–adrenal axis

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5628357/

  • Panax ginseng as an adjuvant treatment for Alzheimer”s disease

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/30337800/

  • Pro-Resolving Effect of Ginsenosides as an Anti-Inflammatory Mechanism of Panax ginseng

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7175368/

  • Antiviral activity of ginseng extract against respiratory syncytial virus infection

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4072342/

  • A placebo-controlled trial of Korean red ginseng extract for preventing Influenza-like illness in healthy adults

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3297520/

  • Study on improving blood flow with Korean red ginseng substances using digital infrared thermal imaging and Doppler sonography: randomized, double blind, placebo-controlled clinical trial with parallel design

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23596810/

  • Cardiovascular Diseases and Panax ginseng: A Review on Molecular Mechanisms and Medical Applications

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3659571/#

  • Safety and tolerability of Korean Red Ginseng in healthy adults: a multicenter, double-blind, randomized, placebo-controlled trial

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6190494/#bib12

  • What Is Ginseng?

    https://www.webmd.com/diet/supplement-guide-ginseng

  • What are the health benefits of ginseng?

    https://www.medicalnewstoday.com/articles/262982#side-effects

  • 7 Proven Health Benefits of Ginseng

    https://www.healthline.com/nutrition/ginseng-benefits#safety

  • Xem thêm Hướng dẫn cách sử dụng nhân sâm đúng cách an toàn và hiệu quả ngay tại nhà

    >>>>>Xem thêm: 17 tác dụng của tinh dầu tỏi đối với sức khỏe bạn cần biết

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *