Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ theo Bộ Y Tế

Rate this post

Mùa mưa lũ là thời điểm thường xuyên xuất hiện các dịch bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp và bệnh lây truyền do muỗi,… Thực hiện đúng những biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Cùng tìm hiểu về cách phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ qua bài viết này nhé!

Bạn đang đọc: Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ theo Bộ Y Tế

10 khuyến cáo phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ của Bộ Y tế

Mùa mưa lũ là cơ hội cho nhiều bệnh dịch phát sinh. Vì vậy để giảm thiểu sự bùng phát dịch, Bộ Y tế đã đưa ra 10 khuyến cáo phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ như sau:

  • Lựa chọn và chế biến thực phẩm đảm bảo ăn toàn hợp vệ sinh, ăn thức ăn đã nấu chín và uống nước đun sôi.
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, sau khi đi vệ sinh.
  • Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa sạch chân và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ hoặc nước bị ô nhiễm.
  • Diệt loăng quăng và bọ gậy bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước và thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn. Loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hay các hốc nước tự nhiên để ngăn muỗi đẻ trứng.
  • Luôn sử dụng màn khi ngủ dù là ban ngày.
  • Thường xuyên vệ sinh và rửa sạch bể nước, giếng nước và các dụng cụ chứa nước.
  • Khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt bằng hóa chất theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
  • Tuân thủ đúng nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đó.
  • Thực hiện thu gom, xử lý và chôn xác súc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
  • Đến khám và điều trị khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh tại các cơ sở y tế gần nhất.[1]

Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ theo Bộ Y Tế

Lựa chọn và chế biến thực phẩm hợp vệ sinh giúp phòng chống bệnh mùa mưa lũ

Phòng chống bệnh ngoài da mùa mưa lũ

Các bệnh ngoài da thường gặp mùa mưa lũ

Mưa lũ làm cho môi trường và nguồn nước dễ bị ô nhiễm, tạo điều kiện cho sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm… Những tác nhân này có thể gây ra nhiều bệnh lý ngoài da, chẳng hạn như:

  • Nấm da: là bệnh lý ngoài da khá phổ biến và có thể lây từ người sang người khi dùng chung đồ cá nhân. Người bệnh có thể có các biểu hiện như mảng nấm trên da, ngứa…
  • Viêm nang lông: có thể làm cho nang lông sưng đỏ và ngứa rát, bệnh tiến triển nặng có thể lan ra và biến thành vết loét trên da.
  • Hắc lào: là bệnh ngoài da do nấm Dermatophyte gây nên để lại các tổn thương trên da mặt, da đầu, thân mình và các chi (kẽ chân, đùi, móng tay…).
  • Lang ben: người bệnh bị lang ben thường có các vết nám màu trắng hoặc nâu xuất hiện trên da vùng ngực, lưng, vai và cổ.
  • Ghẻ lở: là bệnh ngoài da do ký sinh trùng gây ra với các biểu hiện mẩn đỏ, mụn nước, ngứa, viêm nhiễm.
  • Mụn nhọt: là tình trạng nhiễm trùng da do vi khuẩn gây biểu hiện nổi mụn nhọt chứa đầy mủ, đau và ngứa. [2]

Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ theo Bộ Y Tế

Người bệnh bị nấm da có thể có các biểu hiện như mảng nấm trên da và ngứa

Cách phòng ngừa bệnh ngoài da mùa mưa lũ

Các bệnh ngoài da thường gặp trong mùa mưa lũ như: nấm da, viêm nang lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở, mụn nhọt có thể phòng ngừa bằng cách:

  • Không sử dụng nước bẩn để tắm gội và giặt quần áo, nếu không có nước giếng được khử trùng thì phải đánh phèn và lọc bằng cát trước khi dùng.
  • Không mặc quần áo ẩm ướt.[3]
  • Không bơi lội, chơi đùa trong nước ngập do lũ lụt.
  • Tránh lội vào vùng nước bẩn tù đọng, nếu trong tình huống bắt buộc thì cần sử dụng đồ bảo hộ và vệ sinh bằng nước sạch, lau khô ngay sau khi xong, nhất là các kẽ ngón tay, ngón chân.

Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ theo Bộ Y Tế

Nếu không có nước sạch thì phải đánh phèn và lọc bằng cát trước khi dùng nước

Phòng chống bệnh đường hô hấp mùa mưa lũ

Các bệnh đường hô hấp thường gặp mùa mưa lũ

Thời tiết mưa, lạnh và không khí ẩm làm cho người dân dễ mắc phải các bệnh lý về đường hô hấp như:

  • Cảm lạnh: là bệnh nhiễm trùng hô hấp phổ biến nhất, đặc biệt là ở trẻ nhỏ gây biểu hiện nghẹt mũi, chảy mũi nước, hắt xì, đau họng và sốt nhẹ…
  • Cúm: có thể lây lan trong cộng đồng, bệnh gây ra các biểu hiện như sốt cao, ho, đau đầu, mệt mỏi…
  • Viêm họng: là tình trạng có thể được gây ra bởi vi-rút hoặc vi khuẩn gây đau họng, khó nuốt, ho và sốt…
  • Viêm đường hô hấp: bao gồm các bệnh lý như viêm phổi, viêm phế quản… có thể xuất hiện nhiều hơn trong mùa mưa lũ. [4]

Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ theo Bộ Y Tế

Cảm lạnh là bệnh nhiễm trùng hô hấp phổ biến gây biểu hiện nghẹt mũi và hắt xì

Cách phòng ngừa bệnh đường hô hấp mùa mưa lũ

Bạn có thể phòng ngừa các bệnh đường hô hấp trong mùa mưa lũ để bảo vệ sức khỏe với các biện pháp như:

  • Chú ý giữ ấm khi thời tiết lạnh, nhất là ở người già và trẻ em.
  • Hạn chế tiếp xúc với người có biểu hiện cúm hay viêm đường hô hấp.
  • Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Đến khám và điều trị khi có các biểu hiện nghi ngờ mắc các bệnh về đường hô hấp. [5]

Tìm hiểu thêm: Hãng sản xuất ALCON LABORATORIES, INC của nước nào? Có tốt không? Các dòng sản phẩm nổi bật

Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ theo Bộ Y Tế

Chú ý giữ ấm cho trẻ khi lạnh để phòng bệnh đường hô hấp trong mùa mưa lũ

Phòng chống bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá mùa mưa lũ

Các bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá mùa mưa lũ

Các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa thường gặp trong mùa mưa lũ bao gồm:

  • Tiêu chảy do vi khuẩn E.coli: có thể gây tiêu chảy nặng kèm đi cầu phân có máu.
  • Lỵ: là bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa cấp tính với biểu hiện đi cầu phân nhầy máu.
  • Thương hàn: do vi khuẩn Salmonella typhi gây ra, bệnh khởi phát đột ngột với biểu hiện sốt cao.
  • Tả: là bệnh lý cấp tính có thể gây tử vong do tiêu chảy gây mất nước và điện giải nặng.
  • Viêm gan A: do vi-rút Hepatitis A (HAV) gây ra tình trạng viêm gan cấp, bệnh thường không gây nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời.

Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ theo Bộ Y Tế

Lỵ là bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa cấp tính

Cách phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá

Những biện pháp giúp phòng ngừa bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa là:

  • Sử dụng nước đã qua xử lý, khử trùng để ăn uống và sinh hoạt.
  • Thực hiện nguyên tắc “ăn chín, uống sôi”, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn hay đi vệ sinh.
  • Xử lí phân, chất thải và xác động vật đúng tiêu chuẩn.
  • Uống và tiêm vắc-xin phòng bệnh đầy đủ theo chính sách của nhà nước.
  • Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung men vi sinh để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.[6]

Các bệnh về mắt thường gặp mùa mưa lũ

Một số bệnh về mắt phổ biến trong mùa mưa lũ như:

  • Viêm bờ mi: là tình trạng các tuyến nhỏ ở gốc lông mi bị viêm do kích ứng, tạo thành mẩn đỏ và gây khó chịu. [7]
  • Đau mắt đỏ: do vi-rút gây ra tình trạng viêm kết mạc làm mạch máu ở đây giãn ra và khiến mắt bị đỏ.[8]
  • Viêm tuyến lệ: có thể do nhiễm trùng, viêm hoặc vô căn với biểu hiện chảy ghèn nhiều, đôi khi phù kết mạc và nổi hạch ở trước tai và cổ. [9]

Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ theo Bộ Y Tế

Đau mắt đỏ gây viêm kết mạc làm mạch máu ở đây giãn ra và khiến mắt bị đỏ.

Cách phòng ngừa bệnh về mắt mùa mưa lũ

Một số biện pháp giúp phòng ngừa các bệnh về mắt trong mùa mưa lũ như:

  • Không rửa mặt, tắm gội và chơi đùa với nước bẩn.
  • Thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng.
  • Không dùng chung khăn mặt, chậu rửa mặt với người bị đau mắt đỏ.
  • Dùng các biện pháp diệt ruồi vì ruồi có thể truyền bệnh đau mắt đỏ từ người bệnh sang người lành.
  • Những người có nguy cơ tiếp xúc với nước bẩn cần tra thuốc nhỏ mắt (Chloramphenicol 0,4% hoặc Argirol 1%).

Phòng chống bệnh do muỗi truyền mùa mưa lũ

Các bệnh do muỗi truyền thường gặp mùa mưa lũ

Vào mùa mưa, số lượng muỗi gia tăng nhanh chóng tạo điều kiện cho sự bùng phát các bệnh lây truyền do muỗi. Nổi bật là bệnh sốt xuất huyết do muỗi vằn mang vi-rút Dengue gây ra, người bệnh thường có biểu hiện sốt cao và nổi các chấm xuất huyết dưới da.

Ngoài ra, còn có một số bệnh truyền nhiễm thường gặp khác do muỗi trong mùa mưa lũ như: Chikungunya, bệnh sốt rét, sốt virus, cúm, bệnh Leptospirosis…[10]

Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ theo Bộ Y Tế

Người bệnh bị sốt xuất huyết thường nổi các chấm xuất huyết dưới da

Cách phòng ngừa bệnh do muỗi truyền mùa mưa lũ

Một số cách phòng ngừa bệnh do muỗi truyền trong mùa mưa lũ như:

  • Sử dụng màn khi đi ngủ, mặc quần áo dài và bôi thuốc chống côn trùng để phòng muỗi đốt kể cả ban ngày.
  • Diệt lăng quăng, bọ gậy và thường xuyên vệ sinh các dụng cụ chứa nước để không cho muỗi đẻ trứng.
  • Phun hóa chất diệt muỗi ở các khu vực có nguy cao và những nơi đang lưu hành dịch sốt xuất huyết.
  • Đến khám và điều trị ngay khi có các biểu hiện của sốt xuất huyết như sốt cao liên tục, nổi chấm xuất huyết. Lưu ý người bệnh không tự ý điều trị tại nhà.

Các bệnh mùa mưa lũ có thể được phòng ngừa bằng cách tuân thủ các biện pháp phòng bệnh như sử dụng nguồn nước sạch để ăn uống và sinh hoạt, thường xuyên vệ sinh cá nhân và nhà ở…Bạn hãy chia sẻ bài viết với mọi người nếu thấy thông tin hữu ích nhé!

  • COMMON SKIN PROPLEMS DURING THE MONSOONS

    https://www.drbatras.com/common-skin-problems-during-the-monsoons

  • Common Skin Problems During The Monsoon And How To Deal With Them?

    https://www.lybrate.com/topic/common-skin-problems-during-the-monsoon-and-how-to-deal-with-them/76d2b3285a94d0b8e291be7ad3709515

  • 5 RESPIRATORY INFECTIONS THAT RAIN BRINGS

    https://www.bangkokhospital.com/en/content/5-respiratory-infections-came-with-rain

  • Breathe Freely: Maintaining Respiratory Wellness in the Monsoon

    https://www.maxhealthcare.in/blogs/breathe-freely-maintaining-respiratory-wellness-monsoon

  • Dos and don’ts for gastric problems in monsoon

    https://www.hindustantimes.com/lifestyle/health/dos-and-don-ts-for-gastric-problems-in-monsoon-101690429685158.html

  • Blepharitis

    https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/blepharitis/symptoms-causes/syc-20370141

  • Pink eye (conjunctivitis)

    https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pink-eye/symptoms-causes/syc-20376355

  • Dacryoadenitis

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK535384/

  • 10 MOST COMMON MONSOON DISEASES

    https://www.odomosprotect.com/blog/10-most-common-monsoon-diseases

  • Xem thêm Khuyến cáo phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ theo Bộ Y Tế

    >>>>>Xem thêm: Quả la hán có tác dụng gì? 8 công dụng la hán quả bạn không nên bỏ qua

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *