Ngoài củ sen, ngó sen, hạt sen, lá sen cũng là một trong những thành phần chứa chất dinh dưỡng, là bài thuốc quý được sử dụng từ ngàn đời nay. Vậy lá sen có tác dụng gì, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Lá sen có tác dụng gì? Đối tượng nên lưu ý khi sử dụng
Contents
Giới thiệu về lá sen và thành phần dinh dưỡng
Lá sen là thực vật thuộc họ Thụy liên, thường được thu hoạch vào mùa thu, đem phơi hoặc sấy khô tạo thành thảo dược từ lâu đời.
Lá sen có chứa rất nhiều chất có tác dụng tốt cho cơ thể như:
- Alkaloid: là tên gọi chung của một hợp chất có nguồn gốc thực vật chứa nitơ có nhiều dược tính phong phú như quinidin có tác dụng chống sốt rét,…
- Flavonoid: là chất chống oxy hoá, có tác dụng làm chậm quá trình oxy hóa trong cơ thể.
- Tanin: thuộc nhóm polyphenol, có thể kết hợp với các protein cao phân tử, có tác dụng chống oxy hóa rất tốt. Ngoài ra, chất này còn có tác dụng kháng viêm hiệu quả.
- Vitamin C: hỗ trợ tăng đề kháng, chống viêm.
Thành phần sinh dưỡng của lá sen bao gồm:
- Calo: 70kcal.
- Kali: 30g.
- Natri: 28,5g.
- Chất béo: 2g.
- Vitamin A: 10,5% DV.
- Vitamin C: 18,8% DV.
- Canxi: 22,3% DV.
- Sắt: 16,5% DV.
- Vitamin B6
*DV: Giá trị dinh dưỡng mỗi ngày.
Lá sen là một dược liệu quý từ ngàn đời nay
Công dụng của lá sen
Chữa mất nước
Sau khi bị tiêu chảy, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng mất nước và điện giải, do nước mất đi theo phân. Với thành phần kali và natri dồi dào, lá sen bổ sung điện giải đã mất đi giúp cân bằng điện giải hạn chế tình trạng rối loạn điện giải. Đồng thời, lượng natri ổn định trong cơ thể sẽ hạn chế mất nước.
Chính vì vậy, lá sen là một lựa chọn tốt cho bệnh nhân tiêu chảy, tránh mất nước và rối loạn điện giải, giảm nguy cơ tử vong.
Lá sen giúp giảm mất nước sau tiêu chảy
Chữa máu hôi không ra hết sau khi sinh
Sau khi sinh, một lượng máu lớn ở tử cung không được đẩy ra ngoài do lúc này các cơ tử cung không còn hoạt động linh hoạt như bình thường. Theo Đông Y, lá sen tác dụng đến kinh can, tỳ, vị nên giúp hoạt huyết, kích thích cơ tử cung co bóp qua đó giúp đẩy máu hôi sau khi sinh ra ngoài.
Lá sen giúp đẩy máu còn sót lại trong buồng tử cung của các bà mẹ sau sinh
Giải nhiệt phòng trị cảm nắng
Theo Đông y, lá sen có tính mát nên giúp ôn lương, “trung hòa” lượng nhiệt tỏa ra của cơ thể khi trời nắng nóng, qua đó giải nhiệt, phòng trị cảm nắng.
Ngoài ra, thành phần natri và kali dồi dào cũng giúp bổ sung các chất điện giải, cân bằng với điện giải đã mất đi theo mồ hôi trong thời tiết nắng nóng, tránh tình trạng hạ kali máu có thể dẫn tới tử vong.
Lá sen dự phòng mất nước khi trời nắng nóng
Chữa rối loạn mỡ máu
Lá sen kích thích tiết ra chất cholecystokinin(hormone kích thích tiêu hóa chất béo và protein) giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa ở ruột non, qua đó đẩy mạnh quá trình trao đổi cholesterol từ mô về gan, qua đó giúp thải cholesterol thừa ra ngoài.
Lá sen cùng với khoai tây có thể thúc đẩy giảm BMI của cơ thể cũng như giảm lượng LDL-cholesterol (cholesterol “xấu” trong máu). [1]. Ngoài ra, lượng kali và natri trong lá sen cũng giúp trung hòa lượng cholesterol trong cơ thể, qua đó duy trì mỡ máu ở mức độ ổn định.
Lá sen hỗ trợ điều trị mỡ máu cao
Chữa mất ngủ
Trong lá sen có chứa vitamin B6 giúp cơ thể sản sinh ra chất serotonin (chất dẫn truyền thần kinh tham gia điều hòa nhịp thức ngủ của cơ thể), giúp cải thiện tâm trạng, không còn tình trạng bứt rứt trước khi ngủ, khiến cho cơ thể dễ chìm sâu vào giấc ngủ [2].
Mặt khác, vitamin B6 còn giảm nồng độ axit amin homocysteine trong máu (chất liên quan đến stress và trầm cảm) giúp người bệnh không còn lo nghĩ nhiều trước khi đi ngủ, qua đó hỗ trợ ngủ ngon hơn.
Lá sen giảm tình trạng mất ngủ, bồn chồn
Chữa băng huyết, chảy máu cam, tiêu chảy ra máu
Theo Đông y, lá sen có tác dụng đến kinh can, tỳ, vị giúp lưu thông máu tốt hơn, qua đó giúp cầm máu. Lá sen có chứa chất chống oxy hoá flavonoid, đặc biệt là quercetin có tác dụng chống viêm, tái tạo lại mạch máu, làm máu nhanh cầm hơn, qua đó hạn chế tình trạng băng huyết, chảy máu cam hay đi cầu ra máu.
Tác dụng cầm máu của lá sen giúp chữa chảy máu cam
Chữa đau mắt
Do có chất chống oxy hóa là flavonoid và tanin trong thành phần nên lá sen có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, qua đó làm giảm tình trạng đỏ, nhức ở mắt. Mặt khác, thành phần vitamin C trong lá sen cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể trong các tình trạng viêm nhiễm.
Tìm hiểu thêm: Đông trùng hạ thảo là gì? Công dụng, cách dùng, liều dùng và tác dụng phụ
Lá sen giúp giảm đau ở người đau mắt, đỏ mắt
Đắp nhọt
Như đã trình bày ở trên về tác dụng sát khuẩn, chống viêm của lá sen, dùng lá sen cũng sẽ giúp diệt vi khuẩn, giảm đỏ, giảm sưng làm giảm tình trạng viêm vùng mụn nhọt do vi khuẩn gây nên.
Ngoài ra, thành phần vitamin A trong lá sen cũng giúp kích thích sản sinh tế bào da mới giúp thay thế các tế bào da cũ bị tổn thương bởi vi khuẩn gây mụn nhọt.
Dùng lá sen đắp nhọt giúp giảm viêm hiệu quả
Phòng chống béo phì
Lá sen giúp no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn, qua đó làm giảm các bữa ăn đêm gây béo phì. Ngoài ra, lá sen còn có tác dụng tăng tốc độ chuyển hóa và tăng tiêu hao năng lượng qua đó giúp cơ thể duy trì cân nặng ổn định.
Lá sen hỗ trợ giảm cân, phòng ngừa béo phì
Chữa các biến chứng do tăng huyết áp
Các chất như flavonoid có tác dụng chống các chất oxy hóa qua đó làm bền vững thành mạch, giúp cho máu lưu thông tốt hơn, giúp giảm các vấn đề về tim mạch.
Mặt khác, lá sen có tác dụng giảm mỡ máu, qua đó hạn chế quá trình tích tụ mỡ máu, tránh làm xơ vữa thành mạch, hạn chế yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp.
Lá sen hỗ trợ điều trị tăng huyết áp
Các bài thuốc từ lá sen
Chữa mất nước
Lấy lá sen non, thái nhỏ ép lấy nước, uống mỗi khi có nhu cầu hoặc sau mỗi lần tiêu chảy.
Chữa máu hôi sau sinh
- Thành phần: 20 – 30 g lá sen.
- Cách dùng: tán mịn, uống với nước hoặc sắc với 200ml nước uống ngày 1 lần.
Giải nhiệt trị cảm nắng
- Thành phần: lá sen 10g, kim ngân hoa 6g.
- Cách dùng: sắc uống thay trà mỗi khi thấy khát.
Rối loạn mỡ máu
- Thành phần: 20g lá sen, 20g hạ khô thảo, 20g mạn kinh tử cùng 5 quả ô mai.
- Cách dùng: sắc với 200ml, uống 1 ngày 1 lần.
Chữa băng huyết
- Thành phần: 40g lá sen để sống, 12g rau má sao vàng.
- Cách dùng: sắc 400ml nước, chia hai lần uống.
Chữa đau mắt, chữa tăng huyết áp
- Thành phần: Lá sen 20g, đỗ trọng 12g, cam thảo 12g, sinh địa, mạch môn, tang ký sinh, bạch thược mỗi vị 10g.
- Cách dùng: sắc uống 1 lít nước, ngày 1 lần.
Chữa mụn nhọt
Lấy lá sen giã nát đắp vào vùng da bị nhọt có thể giảm tình trạng mụn nhọt, viêm sưng.
Chữa váng đầu kèm ù tai hoa mắt
- Thành phần: 10g lá sen, 10g đỗ trọng tươi cùng 6g hạch đào nhân sao và giã nát.
- Cách dùng: sắc với 400ml, bỏ bã, lấy nước chia đều thành nhiều lần uống, ngày 1 thang.
Bài thuốc chữa giảm cân
- Thành phần: lá sen 60g, sơn tra tươi 10g, hạt ý dĩ 10g, vỏ quất 5g.
- Cách dùng: sắc uống thay trà, trong 100 ngày.
Sử dụng các bài thuốc về lá sen theo từng bệnh sẽ giúp cải thiện tình trạng
Đối tượng không nên dùng lá sen
Lá sen là một dược liệu rất tốt cho sức khỏe nhưng cần phải lưu ý các đối tượng không nên dùng lá sen như:
- Người có tiền sử huyết áp thấp không nên dùng do không kiểm soát được mức độ hạ áp mà lá sen mang lại.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng lá sen.
- Người có thể trạng hàn (chân, tay lạnh) do có thể làm tăng tính hàn của cơ thể, khiến tim đập nhanh, gây bứt rứt, khó chịu.
Phụ nữ mang thai không nên dùng lá sen
Lưu ý khi dùng lá sen
Bạn nên tham khảo những lưu ý sau để sử dụng lá sen một cách hiệu quả nhất.
- Không dùng lá sen với các sản phẩm giảm cân khác, vì có thể giảm cân quá mức ảnh hưởng đến cơ thể.
- Không nên sử dụng dài ngày vì có thể gây nên tình trạng tiêu chảy.
- Thời gian sử dụng lá sen thích hợp nhất là trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ.
>>>>>Xem thêm: Trị chứng tự kỷ bằng phương pháp âm trị liệu
Thời điểm thích hợp nhất để uống lá sen là trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn các tác dụng, cũng như bài thuốc với lá sen để hỗ trợ điều trị một số bệnh trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng lá sen để tránh gặp các vấn đề khác về sức khoẻ nhé!