Lá trầu không là loại thảo dược rất thông dụng trong dân gian và được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Hãy tìm hiểu ngay lá trầu không có tác dụng gì trong bài viết sau đây nhé!
Bạn đang đọc: Lá trầu không có tác dụng gì? 10 tác dụng của lá trầu không nên biết
Contents
- 1 Giúp cải thiện bệnh tiểu đường
- 2 Giảm mức cholesterol xấu trong cơ thể
- 3 Giảm táo bón
- 4 Giảm đau khớp
- 5 Chống lại bệnh trầm cảm
- 6 Hỗ trợ sức khỏe răng miệng
- 7 Tăng tốc độ chữa lành vết thương
- 8 Hỗ trợ giảm ho và tắc nghẽn
- 9 Hỗ trợ chống lại bệnh ung thư
- 10 Điều trị viêm nhiễm phụ khoa
- 11 Một số lưu ý khi sử dụng lá trầu không
- 12 Những đối tượng không nên sử dụng
Giúp cải thiện bệnh tiểu đường
Lá trầu không chứa hoạt chất tanin có đặc tính điều trị đái tháo đường. Ngoài ra, các alkaloid có trong trầu cũng giúp làm giảm lượng đường trong máu bằng cách ức chế sự hấp thụ glucose trong ruột.
Không chỉ vậy, lá trầu còn rất giàu chất chống oxy hóa, cụ thể là polyphenol có tác dụng bảo vệ các tế bào tuyến tụy khỏi tác hại của các gốc tự do, nhờ đó hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn.
Lá trầu có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường
Giảm mức cholesterol xấu trong cơ thể
Eugenol trong lá trầu có khả năng ngăn cản quá trình tổng hợp cholesterol ở gan. Nó cũng hỗ trợ quá trình dị hóa của cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL), làm giảm lượng cholesterol xấu này trong cơ thể. Nhờ vậy, nó cũng góp phần làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ.
Lá trầu giúp làm giảm LDL trong máu
Giảm táo bón
Lá trầu không thể sử dụng để cải thiện chứng táo bón. Trước khi đi ngủ, bạn hãy giã nát lá trầu không và cho vào một cốc nước, để ngâm qua đêm. Sau đó uống nước lá trầu không này vào buổi sáng hôm sau, khi bụng đang đói, nó sẽ giúp bạn đi vệ sinh dễ dàng hơn.
Lá trầu có thể cải thiện chứng táo bón
Giảm đau khớp
Trong lá trầu không chứa rất nhiều các hợp chất chống viêm quý giá. Chúng có thể làm giảm đáng kể sự khó chịu và đau nhức ở khớp – triệu chứng thường thấy của nhiều bệnh như viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, loãng xương,…
Chống lại bệnh trầm cảm
Lá trầu có thể được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên để kích thích chức năng hệ thần kinh trung ương.
Sự hiện diện của các hợp chất phenolic thơm trong lá trầu có khả năng kích thích giải phóng hormone catecholamine. Đây là một loại hormone có công dụng hỗ trợ tăng cường cảm giác hạnh phúc và nâng cao tâm trạng. Nhờ vậy mà nó có khả năng điều trị các triệu chứng của bệnh trầm cảm.
Lá trầu có thể giúp ích điều trị trầm cảm
Hỗ trợ sức khỏe răng miệng
Lá trầu có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên, có lợi cho sức khỏe tổng thể cũng như sức khỏe răng miệng của chúng ta. Nó có khả năng chống lại các vi khuẩn gây mùi trú ngụ trong miệng một cách hiệu quả.
Nhai một lượng nhỏ lá trầu hay bột lá trầu sau bữa ăn không chỉ giúp tăng cường sức khỏe đường ruột mà còn chống hôi miệng, sâu răng và làm dịu cơn đau răng, đau nướu do nhiễm trùng.
Lá trầu hỗ trợ sức khỏe răng miệng
Tăng tốc độ chữa lành vết thương
Nhờ hàm lượng dồi dào các chất chống oxy hóa, lá trầu không có thể làm giảm stress oxy hóa – tác nhân gây ra nhiều tổn thương và bệnh tật cho cơ thể.
Nhờ vậy mà nó có thể làm tăng tốc độ co miệng vết thương, khiến các vết thương, đặc biệt là vết thương do bỏng lành nhanh hơn.
Tìm hiểu thêm: Flavonoid có chống lại bệnh ung thư không?
Lá trầu làm tăng tốc độ chữa lành vết thương
Hỗ trợ giảm ho và tắc nghẽn
Nhờ đặc tính kháng viêm, lá trầu có thể giúp điều trị các vấn đề liên quan đến ho do viêm họng và cảm lạnh một cách hiệu quả.
Nó được sử dụng rất nhiều trong Đông y và được coi là một phương thuốc tuyệt vời cho những ai bị ho có đờm, tức ngực, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) và hen suyễn.
Lá trầu hỗ trợ giảm ho
Hỗ trợ chống lại bệnh ung thư
Lá trầu không là một nguồn dồi dào phenolic. Hợp chất phenolic có đặc tính chống oxy hóa, chống tăng sinh và đột biến tế bào (đây được xem là một nguyên nhân gây ra tình trạng ung thư).
Ngoài ra, chất phytochemical có nhiều trong lá trầu cũng là một chất hỗ trợ chống lại căn bệnh ung thư một cách hiệu quả.
Lá trầu hỗ trợ chống lại bệnh ung thư
Điều trị viêm nhiễm phụ khoa
Lá trầu không có đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn hiệu quả, ức chế sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại vi sinh vật gây hại cho vùng kín, giúp giảm tình trạng viêm nhiễm phụ khoa.
Bạn có thể vò nát lá trầu, lọc lấy nước cốt rồi pha với nước ấm để vệ sinh cho âm đạo. Hoặc đun sôi lá trầu với nước muối loãng để sử dụng [1].
Lá trầu giúp giảm tình trạng viêm nhiễm phụ khoa hiệu quả
Một số lưu ý khi sử dụng lá trầu không
Bạn không nên tiêu thụ quá nhiều lá trầu vì nó có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như:
- Ung thư miệng và thực quản.
- Dị ứng.
- Nướu bị kích thích.
- Cứng hàm.
- Loét miệng.
Sử dụng quá nhiều lá trầu có thể gây loét miệng
Những đối tượng không nên sử dụng
Phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em và người già là những đối tượng đặc biệt không nên sử dụng lá trầu không một cách bừa bãi.
Những người mắc bệnh mãn tính hay bất cứ bệnh lý nghiêm trọng nào cũng nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia để được tư vấn một cách chi tiết trước khi sử dụng lá trầu không để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
>>>>>Xem thêm: Nho bao nhiêu calo? Ăn nho có béo không? Cách ăn nho giảm cân và lưu ý
Phụ nữ có thai cần hỏi ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng lá trầu
Trên đây là những tác dụng và lưu ý khi sử dụng lá trầu không. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy nhanh tay lưu lại và chia sẻ ngay cho bạn bè cùng biết nhé!