Bảo vệ sức khỏe bé yêu, phòng bệnh hiệu quả ngay từ khi sinh ra, bố mẹ hãy cập nhật nhanh lịch tiêm phòng vaccin cho trẻ mới nhất năm 2019 ở đây ngay.
Bạn đang đọc: Lịch tiêm phòng vaccin cho trẻ mới nhất năm 2019
Contents
Lịch tiêm phòng vaccin cho trẻ mới nhất năm 2019
Độ tuổi tiêm phòng |
Loại vaccin tiêm |
Số mũi tiêm/uống |
Trẻ sơ sinh vừa chào đời |
Vaccin viêm gan B |
Tiêm 1 mũi trong vòng 24 giờ đầu sau khi bé ra đời |
Vaccin BCG để phòng bệnh lao |
Tiêm 1 mũi sau sinh (thời gian tiêm càng sớm càng tốt) |
|
Trẻ 02 tháng tuổi |
Vaccin 5 trong 1 (phòng 5 bệnh gồm bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và Hib) |
Tiêm mũi thứ 1 |
Vaccin phòng bại liệt |
Uống liều thứ 1 |
|
Trẻ 03 tháng tuổi |
Vaccin 5 trong 1 (phòng 5 bệnh gồm bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và Hib) |
Tiêm mũi thứ 2 |
Vaccin phòng bại liệt |
Uống liều thứ 2 |
|
Trẻ 04 tháng tuổi |
Vaccin 5 trong 1 (phòng 5 bệnh gồm bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và Hib) |
Tiêm mũi thứ 3 |
Vaccin phòng bại liệt |
Uống liều thứ 3 |
|
Trẻ 09 tháng tuổi |
Vaccin phòng bệnh sởi |
Tiêm mũi thứ 1 |
Trẻ từ 12 tháng tuổi |
Vaccin Viêm Não Nhật Bản |
Tiêm mũi thứ 1 |
Vaccin Viêm Não Nhật Bản |
Tiêm mũi thứ 2 sau mũi thứ 1 hai tuần |
|
Vaccin Viêm Não Nhật Bản |
Tiêm mũi thứ 3 sau mũi thứ 2 một năm |
|
Trẻ 18 tháng tuổi |
Vaccin 5 trong 1 (phòng 5 bệnh gồm bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và Hib) |
Tiêm mũi thứ 4 |
Vaccin phòng bệnh sởi – Rubella (MR) |
Tiêm mũi thứ 2 |
|
Trẻ từ 2 đến 5 tuổi |
Vaccin phòng bệnh Tả cho vùng nguy cơ cao |
Uống lần 1 |
Vaccin phòng bệnh Tả cho vùng nguy cơ cao |
Uống lần 2 sau lần 1 hai tuần |
|
Trẻ từ 3 đến 10 tuổi |
Vaccin phòng bệnh Thương hàn cho vùng nguy cơ cao dễ bùng phát dịch |
Tiêm 1 mũi duy nhất |
*Tất cả vaccin của chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đều miễn phí cho trẻ.
Những lưu ý bố mẹ cần biết khi tiêm phòng vaccin cho trẻ
Trước khi cho trẻ đi tiêm chủng
– Vệ sinh thân thể của trẻ sạch sẽ để tránh bị nhiễm trùng khi tiêm.
– Ghi chú thông tin các loại thuốc trẻ đang dùng, những loại vaccin, thức ăn trẻ từng bị dị ứng. Thông tin rõ ràng cho bác sĩ trước khi tiêm về tình trạng sức khỏe của bé như tiền sử mắc bệnh, vấn đề suy dinh dưỡng để bác sĩ xem xét, quyết định về việc trẻ có nên tiêm chủng hay không.
– Cầm theo sổ, phiếu tiêm chủng để bác sĩ tham vấn, tiêm chủng đúng lịch.
Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng
Tìm hiểu thêm: Hoa Cúc tím (Echinacea) là gì? Công dụng và lưu ý khi sử dụng
– Trẻ đang mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp, mới sử dụng các sản phẩm Globulin miễn dịch.
– Thân nhiệt trẻ đang dưới 35.5 độ C hoặc trên 37.5 độ C.
– Trẻ sơ sinh nhẹ cân, nặng dưới 2 kg.
– Trẻ đang hoặc mới kết thúc điều trị corticoid liều cao trong 14 ngày.
– Cùng những trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất với từng loại vaccin.
Trường hợp không tiêm chủng
>>>>>Xem thêm: Dược phẩm Thiên Dược của nước nào? Các sản phẩm nổi bật
– Trẻ có tiền sử sốc, phản ứng nặng sau tiêm chủng.
– Trẻ bị suy giảm miễn dịch, chống chỉ định tiêm chủng các loại vaccin sống.
– Trẻ suy chức năng các cơ quan tuần hoàn, hô hấp, suy tim, gan, thận…
– Những trường hợp chống chỉ định tiêm chủng khác theo hướng dẫn nhà sản xuất với từng loại vaccin cụ thể.
Hi vọng qua thông tin này, phụ huynh sẽ không bao giờ nhầm lịch tiêm phòng vaccin cho các bé yêu, đảm bảo bé sẽ lớn lên khỏe mạnh mỗi ngày.
Kenshin